Quan điểm hoàn thiện thống kê tội danh đã xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống kê các tội danh đã xét xử ở việt nam từ thực tiễn của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 68)

3.1.1. Thống kê tội danh đã xét xử phải toàn diện, đầy đủ, kịp thời về tình hình tội phạm cả về mặt lượng và mặt chất của từng loại tội phạm, là cơ sở để Đảng và Nhà nước hoạch định chính sách phù hợp trong đấu tranh phòng chống tội phạm

Để công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm đạt hiệu quả, trước hết cần phải nhận diện được tội phạm, xác định được nguyên nhân, điều kiện, quy luật, thủ đoạn hoạt động phạm tội và dự báo được sự phát triển của tình hình tội phạm từ đó đề ra những giải pháp đấu tranh đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, cần thiết phải có một hệ thống thống kê tội phạm hiện đại, đủ mạnh để thu thập đầy đủ các thông tin, số liệu về các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, về con người vi phạm và kết quả điều tra, xử lý của các cơ quan tiến hành tố tụng một cách khách quan, toàn diện, chính xác, từ đó nghiên cứu tìm ra nguyên nhân, điều kiện hoạt động phạm tội và quy luật của chúng để đề ra giải pháp hợp lý, tạo thế chủ động trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Vì vậy, tổ chức thực hiện thống kê tội phạm phải làm thường xuyên, liên tục nhằm thống kê tình hình tội phạm và kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng đúng thực tiễn khách quan, đầy đủ kịp thời, không được lơ là qua loa, cốt làm cho xong. Vì vậy, đòi hỏi những người được giao nhiệm vụ thực hiện công tác thống kê phải nâng cao trình độ, năng lực làm công tác thống kê tội phạm.

3.1.2. Thống kê tội phạm phải gắn với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự

Trong quá trình phát triển và quản lý quá trình phát triển của đời sống kinh tế xã hội đang diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp bao hàm cả những thuận lợi và khó khăn. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Nhà nước phải không ngừng xây dựng và hoàn thiện pháp luật

nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Luật hình sự là một công cụ chuyên chính đối với kẻ thù của dân tộc, của giai cấp và của nhân dân mà nhiệm vụ của luật hình sự đã đề ra. Do đó, thống kê tội phạm phải phục vụ kịp thời công tác lập pháp, các số liệu thống kê về đối tượng phạm tội, về số lượng tội phạm, về tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội… là những căn cứ thực tế để xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự và đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Vai trò của thống kê tội phạm được luận chứng về lý thuyết và thực tiễn, nhưng phát huy được vai trò của thống kê tội phạm trong thời gian tới cần phải gắn với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự.

3.1.3. Thống kê tội phạm được coi là nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

Về công tác thống kê tội phạm Đảng đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng công tác thống kê tư pháp, nghiên cứu việc thống nhất vào một cơ quan thực hiện công tác này” [2] và đã thể chế quan điểm này vào Điều 34 Luật tổ chức VKSND năm 2014, cụ thể đã giao cho VKSND chịu trách nhiệm thực hiện việc TKTP và trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng khác có trách nhiệm phối hợp với VKSND trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Vì vậy, thống kê tội phạm là một trong những chức năng, phải là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND nói riêng và của các cơ quan tư pháp nói chung, nhiệm vụ này phải được tổ chức và hoạt động mang tính độc lập tương đối, có chức năng nhiệm vụ cụ thể nhằm mục đích để điều tra thu thập, tổng hợp số liệu được chính xác, kịp thời phục vụ việc nghiên cứu, phân tích đưa ra những nhận định, đánh giá về quy luật hoạt động của tội phạm, các dự báo về tình hình, xu hướng phát triển của các loại tội phạm nói chung và từng loại tội phạm cụ thể nói riêng.

Mỗi cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình để thực hiện thống kê tội phạm. Cơ quan Công an có chức năng thống kê tội phạm (bao gồm thống kê tin báo tố giác tội phạm và kết quả xử lý tội phạm ở giai đoạn điều tra), Toà án nhân dân thống kê tội phạm trong giai đoạn xét xử… Cơ

quan thống kê tội phạm của VKSND ngoài trách nhiệm thống kê của ngành mình phải chịu trách nhiệm về độ chính xác và sự thống nhất về số liệu thống kê tội phạm đã công bố.

3.1.4. Thống kê tội phạm phải được hiểu đúng và thực hiện thống nhất

Theo quy định tại Điều 3 Luật thống kê năm 2015 và Điều 6 Luật Tổ chức VKSND năm 2014, thì có hoạt động thống kê tội phạm là điều tra, tổng hợp, phân tích và công bố các thông tin phản ánh bản chất và quy luật của hiện tượng tội phạm trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể, do cơ quan thống kê tội phạm của VKSND chủ trì, phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng khác để thực hiện nhiệm vụ này. Như vậy, thống kê tội phạm không đơn giản chỉ là việc đưa ra các số liệu có tính chất toán học mà vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là thông qua các số liệu thống kê về tội phạm, cần phải rút ra được kết luận cần thiết về tội phạm và giải thích nguyên nhân của hiện tượng tội phạm đó. Chỉ khi nào cơ quan thống kê tội phạm thực hiện được yêu cầu này thì thống kê tội phạm mới có vai trò, ý nghĩa thiết thực đối với quản lý, chỉ đạo điều hành nói chung và đấu tranh phòng và chống tội phạm nói riêng của các cơ quan tiến hành tố tụng của Đảng, Nhà nước.Vì vậy, thống kê tội phạm phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp hóa, có như vậy mới đáp ứng được các yêu cầu trên.

3.1.5. Thống kê tội phạm phải gắn liền với hoạt động xã hội hoá kết quả thông tin về tội phạm

Thống kê tội phạm là loại thông tin phải được xã hội hoá (trừ thống kê tội phạm thuộc hoặc liên quan đến bí mật quốc gia). Nhà nước, cơ quan Thống kê tội phạm không được độc quyền thông tin về tội phạm, không được vi phạm quyền được thông tin của công dân. Các nhà khoa học, các nghiên cứu sinh, các học viên cao học, sinh viên, các nhà quản lý, nhà kinh doanh đều phải được tiếp cận với kết quả thống kê tội phạm. Kết quả thống kê tội phạm được công khai sẽ là tốt hơn nếu mọi người nhận thức được xã hội mình đang sống để phòng tránh những nguồn nguy hiểm từ lực lượng tội phạm đang rình rập tấn công. Và có như vậy số

liệu thống kê tội phạm mới được sử dụng, mới phát huy tốt hiệu quả vai trò của mình trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.

3.1.6. Thống kê tội phạm phải tuân thủ những quy định của pháp luật về thống kê, giữ vững kỷ luật thống kê

Theo quy định của Luật thống kê năm 2015, thì hoạt động thống kê tội phạm phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê nói chung. Đồng thời, để đảm bảo thu thập được những số liệu thống kê tội phạm được chính xác cần phải có những chế tài để xử lý nghiêm khắc, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thống kê nói chung và thống kê tội phạm nói riêng.

Vì vậy, phải tiến hành đồng thời cả việc xây dựng, hoàn thiện và việc thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đắn pháp luật thống kê tội phạm thì mới đảm bảo thu thập được những số liệu thống kê tội phạm khách quan, kịp thời.

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng (hiệu quả) thống kê các tội danh đã xét xử.

3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của thống kê tội tội danh đã xét xử và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước đối với công tác thống kê tội phạm

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thống kê tội phạm đặc biệt là thống kê tội danh đã xét xử trong thời gian tới đòi hỏi phải có sự nhận thức thống nhất từ lãnh đạo đến toàn thể công chức, viên chức của các cơ quan tư pháp nói riêng và cơ quan Nhà nước nói chung về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thống kê tội phạm, khắc phục quan điểm không cho rằng thống kê tội phạm chỉ là một hoạt động bổ trợ cho công tác thông tin báo cáo, số liệu thống kê tội phạm chỉ phục vụ để xây dựng các báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo chuyên đề của các ngành mà chưa coi đây là một lĩnh vực công tác chuyên môn, như Luật Tổ chức VKSND năm 2014 đã thể hiện "VKSND thực hiện việc thống kê tội phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng khác phối hợp với VKSND thực hiện nhiệm vụ này", có coi thống kê tội phạm là một lĩnh vực hoạt động chuyên môn nghiệp vụ thì mới được sự quan tâm đầy đủ để góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ thống kê tội phạm, đảm bảo phát huy được vai trò của thống kê tội

phạm trong đấu tranh phòng và chống tội phạm của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, số liệu thống kê tội danh đã xét xử có vai trò to lớn trong việc phục vụ cho công tác nghiên cứu tội phạm học để thông qua đó giúp cho việc đánh giá chính xác về diễn biến THTP, nguyên nhân, điều kiện phát sinh và phát triển của tội phạm, kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng để từ đó dự báo xu thế phát triển của tội phạm trong thời gian tiếp theo, từ đó giúp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm đấu tranh phòng và chống tội phạm có hiệu quả.

Bởi vậy, phải có sự nhận thức thống nhất đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của thống kê tội phạm đặc biệt thống kê tội danh đã xét xử nhất là đối với các công chức, viên chức trực tiếp thực hiện công tác thống kê tội phạm. Để làm được điều này, cần phải tuyên truyền, phổ biến nâng cao trách nhiệm cho Lãnh đạo các cấp, các ngành, các cán bộ làm công tác thống kê tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của thống kê tội phạm bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng; nhiều phương pháp khác nhau như viết các bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay thông qua các hội nghị tập huấn chuyên ngành hoặc bằng cách lồng ghép với các chương trình, nội dung đào tạo trong các trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các ngành. Đây là điều kiện tiên quyết quyết định đến chất lượng, hiệu quả của thống kê tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Vì khi đã có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của thống kê tội phạm thì thống kê tội phạm sẽ được quan tâm đầy đủ và tạo mọi điều kiện bảo đảm về mặt pháp lý, về các nguồn lực cần thiết để phát huy hơn nữa vai trò của thống kê tội phạm trong đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Về mặt pháp lý bảo đảm thực hiện thống kê tội phạm hiện nay ở nước ta còn một số hạn chế, bất cập đó là: ngoài Điều 34 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 về việc giao cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện công tác thống kê tội phạm và Thông tư liên tịch số 05/2018/TTLT/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 12/11/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng Quy định phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện

thống kê hình sự liên ngành hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật trong công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm thì chưa có văn bản quy phạm pháp lý nào cao hơn quy định về thực hiện thống kê tội phạm. Do vậy, để nâng cao chất lượng thống kê tội phạm thì một trong những giải pháp có tính chiến lược là Đảng, Nhà nước cần quan tâm chỉ đạo kịp thời cho nghiên cứu để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực thống kê tội phạm như: Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn về công tác thống kê thống kê tội phạm nhằm làm căn cứ, cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp tốt hơn nữa với Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ thống kê tội phạm. Trong khi chưa xây dựng được văn bản luật có tính pháp lý cao hơn về thống kê tội phạm thì vẫn phải tiếp tục tổ chức thực hiện tốt việc thống kê tội phạm theo quy hiện hành, đồng thời đúc rút kinh nghiệm, tổng kết những khó khăn vướng mắc và đề xuất các giải pháp để đề nghị cấp có thẩm quyền là ủy ban thường vụ Quốc hội cho nghiên cứu, xây dựng Pháp lệnh thống kê tội phạm thay cho Thông tư liên tịch số 05 nêu trên và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh và văn bản hướng dẫn việc phân loại, quản lý những thông tin thống kê cần bảo mật theo quy định của Nhà nước, những thông tin thống kê nào được công bố rộng rãi, quy trình, thẩm quyền công bố số liệu… làm cơ sở cho việc áp dụng trong hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao. Quá trình sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật luôn phải gắn với hoạt động thực tiễn, gắn với hoạt động tổ chức thực hiện thống kê tội phạm liên ngành, có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị nhằm xác định đúng nhiệm vụ, thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng cơ quan, từng bộ phận cụ thể và mối quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị để tạo ra một cơ chế đồng bộ trong hoạt động thống kê tội phạm. Ngoài ra, cơ sở của thống kê tội phạm là xuất phát từ pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự nên để việc thống kê tội phạm được kịp thời có hiệu quả, chính xác thì cũng cần phải sửa đổi, hoàn thiện các luật này được phù hợp.

3.2.2. Xây dựng mô hình báo cáo thống kê đảm bảo việc thu thập và quản lý số liệu.

Để đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất, đến chuẩn hoá dữ liệu, số liệu thống kê tội danh đã xét xử, một trong những giải pháp có tính then chốt đó là cần xây dựng một mô hình báo cáo thống kê phù hợp, đảm bảo việc thu thập số liệu, trong đó phân công trách nhiệm của 04 cấp trong việc thu thập, tổng hợp, quản lý số liệu thống kê.

3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện các hệ thống chỉ tiêu thống kê tội phạm phục vụ công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm

Hệ thống chỉ tiêu thống kê tội phạm còn là cơ sở để phân công, phối hợp trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích và công bố thông tin thống kê về tội phạm, xây dựng Chương trình điều tra thống kê tội phạm, xây dựng biểu mẫu thu thập thống kê và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, thống kê cơ sở, xây dựng định nghĩa, phương pháp tính chỉ tiêu thống kê, hệ thống thống kê tội phạm bao gồm danh mục chỉ tiêu, các phân tổ chủ yếu, kỳ hạn báo cáo và phân công thực hiện việc thống kê tội phạm.

Theo khoản 2, Điều 8 của Luật Thống kê quy định: “Căn cứ vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngành Bộ, Chánh án Toà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống kê các tội danh đã xét xử ở việt nam từ thực tiễn của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)