Cơ sở của thống kêxét xử các vụ án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống kê các tội danh đã xét xử ở việt nam từ thực tiễn của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 33 - 43)

nhân dân hiện nay

2.1.1. Cơ sở pháp lý

Công tác thống kê tội phạm của VKSND được quy định tại Điều 6 Luật Tổ

chức VKSND năm 2014 “công tác thống kê tội phạm thuộc các công tác khác của

VKSND” và Điều 34 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định như sau:“1. VKSND có trách nhiệm chủ trì thống kê tội phạm, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thống kê hình sự. 2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp với VKSND trong việc thống kê tội phạm”. Mặt khác, theo quy định tại Điều 3 (Giải

thích từ ngữ) của Luật Thống kê năm 2015 quy định:“1. Báo cáo thống kê là mẫu

biểu và hướng dẫn ghi chép mẫu biểu để thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất trong một thời kỳ nhất định.2. Chế độ báo cáo thống kê là những quy định và hướng dẫn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành...” và khoản 2, Điều 12 Luật Thống kê năm 2015 thì Hệ thống thông tin thống kê của ngành Kiểm sát nhân dân thuộc Hệ thống thông tin thống kê nhà nước (Nhóm trật tự, an toàn xã hội và tư pháp trong Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia). Ngoài ra còn một quy định như sau: “Thông tư liên tịch số 05/2018/TTLT/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 12/11/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng Quy định phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện thống kê hình sự”; Phiếu thống kê tội phạm trong giai đoạn xét xử sơ thẩm(ban hành theo Quyết định số 168/QĐ- VKSTC-TKTP ngày 23/3/2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;Quyết định số 188/QĐ-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát

sát hoạt động tư pháp và thống kê vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân;Quyết định số 560/QĐ-VKSTC ngày 13/11/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Chế độ báo cáo thống kê Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và thống kê vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân.

2.1.2. Cơ cấu về tổ chức bộ máy và phương pháp thu thập, thống kê xét xử các vụ án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân

2.1.2.1. Cơ cấu về tổ chức bộ máy

Trên cơ sở đó, cơ cấu tổ chức bộ máy, cán bộ thực hiện công tác thống kê được thành lập và quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân thông qua các Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện và các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự các cấp.Vị trí pháp lý cụ thể như sau:

- Đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện:

Ngày 20/11/2015, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (Ban hành kèm theo Quyết định số 19/QĐ-VKSTC-C2). Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin là đơn vị thuộc bộ máy làm việc của VKSND tối cao (Cục 2). Cục 2 có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Viện trưởng VKSND tối cao thực hiện các công tác sau:Theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ thống kê và ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân; thống kê kết quả hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân; chủ trì thống kê tội phạm, phối hợp với các cơ quan khác trong việc thống kê hình sự; xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động công nghệ thông tin trong ngành Kiểm sát nhân dân; quản trị hạ tầng mạng máy tính và phần mềm dùng chung trong ngành Kiểm sát nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Viện trưởng VKSND tối cao giao.

Ngày 22/12/2015, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quy định Cơ cấu bộ máy làm việc, cơ cấu lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức của VKSND các cấp (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-VKSTC-V15, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016). Theo quy định này, “Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin” được thành lập ở VKSND cấp tỉnh; đối với VKSND cấp huyện, công tác thống kê được cơ cấu trong Bộ phận Văn phòng tổng hợp, thống kê tội phạm và kiểm sát giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và yêu cầu công tác trong tình hình mới, Ban cán sự đảng VKSND tối cao đã ban hành nhiều nghị quyết triển khai thực hiện, như: Nghị quyết số 30-NQ/BCSĐ ngày 07/7/2017, Nghị quyết 65- NQ/BCSĐ ngày 04/5/2018 về việc kiện toàn sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy làm việc cấp phòng thuộc VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 01/6/2020, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quy định Cơ cấu bộ máy làm việc, cơ cấu lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức của VKSND các cấp (Ban hành kèm theo Quyết định số 189/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2020, có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 03/QĐ-VKSTC-V15 ngày 22/12/2015 của Viện trưởng VKSND tối cao); ngày 17/6/2020, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của VKSND cấp cao (Ban hành kèm theo Quyết định số 200/QĐ-VKSTC). Theo đó, tại VKSND tối cao có Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (Cục 2); tại VKSND cấp cao vẫn giữ nguyên “Phòng Tham mưu tổng hợp, Thống kê và Công nghệ thông tin”thuộc Văn phòng VKSND cấp cao; tại VKSND cấp tỉnh, công tác thống kê được cơ cấu trong nhiệm vụ công tác của Văn phòng tổng hợp (Không còn Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin); tại VKSND cấp huyện, công tác thống kê được cơ cấu trong nhiệm vụ công tác của Bộ phận hoặc Văn phòng tổng hợp, thống kê tội phạm và kiểm sát giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Như vậy, sau khi thực hiện sáp nhập Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin của VKSND cấp tỉnh, hiện

nay công tác thống kê được quy định trong chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng tổng hợp VKSND cấp tỉnh; đối với VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp huyện vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức bộ máy, công chức làm công tác thống kê như trước đây.

- Đối với Viện kiểm sát quân sự các cấp:

Thực hiện theo Quyết định số 64/QĐ-VKSTC-V15 ngày 25/9/2015 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự các cấp; cơ cấu tổ chức bộ máy, cán bộ thực hiện công tác thống kê được quy định rõ:

+ Tại Viện kiểm sát quân sự Trung ương, nhiệm vụ thống kê được giao choVăn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương: Phối hợp với các cơ quan tư pháp trong Quân đội thực hiện việc thống kê hình sự, thống kê tội phạm; thực hiện việc thống kê số liệu kết quả hoạt động của Viện kiểm sát quân sự; theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về nghiệp vụ thống kê hình sự, thống kê tội phạm và thống kê kết quả hoạt động của Viện kiểm sát quân sự các cấp; sơ kết, tổng kết công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm.

+ Tại Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, nhiệm vụ thống kê được giao cho Ban kế hoạch tống hợp - hành chính: Phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiên việc thống kê hình sự, thống kê tội phạm, thống kê số liệu, kết quả hoạt động của Viện kiểm sát quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc; theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về nghiệp vụ thống kê hình sự, thống kê tội phạm và kết quả hoạt động của Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực; sơ kết, tổng kết công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm theo thấm quyền.

+ Tại Viện kiêm sát quân sự khu vực, nhiệm vụ thống kê được giao cho Bộ phận kế hoạch tổng hợp - hành chính.

Tại mỗi cấp kiểm sát, các đơn vị được giao thực hiện công tác thống kê (trong đó có thống kê xét xử các vụ án hình sự) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và quản lý số liệu thống kê tại cấp mình; đồng thời truyền, gửi báo cáo thống kê lên Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp để tổng hợp, quản lý thống nhất theo Chế độ báo cáo thống kê do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định. Riêng về Viện kiểm sát quân sự có sĩ quan làm công chức thống kê chuyên trách tại Viện kiểm sát quân sự trung ương và sĩ quan làm công tác thống kê không chuyên trách tại mỗi cấp (Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Viện kiểm sát quân sự khu vực...); các sĩ quan làm công tác thống kê tại Viện kiểm sát quân sự trung ương có trách nhiệm thu thập, tổng hợp và quản lý số liệu thống kê thuộc hệ thống Viện kiểm sát quân sự, sau đó gửi báo cáo thống kê về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin). Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị chuyên trách làm công tác thống kê, có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, quản lý và chia sẻ số liệu thống kê của toàn quốc trên cơ sở báo cáo thống kê của các đơn vị nghiệp vụ, Viện kiểm sát các cấp và Viện kiểm sát quân sự trung ương truyền, gửi về.

Về nguyên tắc, số liệu thống kê của đơn vị nào do đơn vị đó quản lý. Tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và Viện kiểm sát nhân dân cấp cao chỉ quản lý số liệu thống kê của cấp mình, còn Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự trung ương có trách nhiệm quản lý cả số liệu thống kê của cấp mình và cấp dưới, VKSND tối cao quản lý số liệu thống kê của toàn quốc (đến tận Viện kiểm sát cấp huyện).

Tổ chức thống kê ngành Kiểm sát nhân dân (trong đó có công tác thống kê thống kê xét xử các vụ án hình sự) được thể hiện tại mô hình sau đây:

V¨n phßng (vKSND cÊpcao) CôC TKTP& CNTT (vKSND Tèi cao) §¬n vÞ nghiÖp vôthuéc vksnd tèi cao (Vô, Côc) VKS qu©n sù trung -¬ng Vks QU¢N Sù cÊp qu©n khu Bé PHËN THèNG K£ Vµ & CNTT THUéC V¡N PHßNG (vKSND CÊP TØnh) Phßng nghiÖp vô Thuéc vksnd CÊP tØnh

Thống kê số liệu xét xử trong các vụ án hình sự cũng sẽ thực hiện theo quy định (mô hình) này.

2.1.2.2. Phương pháp thu thập thống kê

Thống kê hình sự, thống kê các tội danh đã xét xử cũng giống như bất

kỳ một ngành thống kê nào khác là cả một quá trình từ việc xác định mục đích, yêu cầu của công tác thống kê hình sự, xác định các khái niệm, chỉ tiêu thống kê, đến việc thu thập số liệu, xử lý số liệu (trình bày số liệu, phân tích sơ bộ, tổng hợp số liệu...), phân tích số liệu (đã được tổng hợp), công bố và sử dụng, khai thác số liệu.... Sau đây là những trình tự cụ thể:

- Xác định thật chính xác mục đích, yêu cầu của công tác thống kê tội danh đã xét xử (gọi chung là thống kê hình sự) trong từng thời điểm nhất định. Phân tích đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu của công tác thống kê hình sự .... Từ đó, sẽ lựa chọn phương pháp thu thập và phương pháp tổng hợp số liệu thống kê. Hiện nay, phương pháp thu thập là phương pháp thu nhận (ghi chép) hàng ngày, theo dõi, tích luỹ dần dần các nội dung, dữ liệu cần thống kê vào các sổ thụ lý của các khâu công tác nghiệp vụ. Phương pháp tổng hợp là từ các sổ thụ lý, tập hợp các kết quả thống kê theo yêu cầu chỉ đạo và quản lý của các cấp lãnh đạo, theo thời gian, theo địa bàn và theo các mẫu báo cáo thống kê đã được xây dựng.

- Theo khoa học thống kê thì có ba phương pháp thu thập thống kê:

+ Phương pháp điều tra thống kê;

+ Phương pháp thu thập theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ?

+ Phương pháp thu thập là điều tra thống kê kết hợp với báo cáo thống kê định kỳ;

- Theo khoa học thống kê thì có ba phương pháp tổng hợp thống kê:

+ Tổng hợp tập trung + Tổng hợp từng cấp

Hiện nay, công tác thống kê hình sự trong ngành kiểm sát nhân dân đang được thực hiện theo chế độ báo cáo định kỳ: hàng tháng, 6 tháng và 12 tháng (thu thập định kỳ) và việc tổng hợp số liệu thống kê được thực hiện theo từng cấp kiểm sát. Nói cách khác là phương pháp tổng hợp số liệu thống kê hiện nay đang áp dụng là tổng hợp từng cấp. Việc tổ chức thu thập số liệu thống kê có mối quan hệ chặt chẽ với phương pháp thu thập số liệu thống kê. Sau khi đã xác định rõ phương pháp thu thập số liệu thống kê là theo định kỳ, việc tổ chức thu thập số liệu thống kê kiểm sát hình sự sẽ được Viện kiểm sát nhân dân các cấp triển khai thực hiện một cách khoa học: Mở sổ sách để ghi chép, theo dõi, thu thập số liệu ban đầu .... Tương tự, việc tổ chức tổng hợp số liệu thống kê cũng liên quan chặt chẽ với phương pháp tổng hợp số liệu thống kê. Đồng thời, việc tổ chức thu thập và việc tổ chức tổng hợp số liệu thống kê cũng có mối liên quan chặt chẽ với nhau.

- Xác định các khái niệm, chỉ tiêu thống kê, xem cần phải đưa vào từng biểu mẫu thống kê những chỉ tiêu nào để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công tác quản lý hiện tại theo quy định của pháp luật về hình sự hiện hành, nhu cầu của công tác nghiên cứu ...

- Xây dựng, ban hành hệ thống biểu mẫu thống kê, hướng dẫn cách lập các biểu mẫu thống kê.

- Phân tích, xử dụng số liệu thống kê ....

Việc tổ chức thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu thống kê sẽ được thực hiện ở cả bốn cấp kiểm sát, nhưng việc thực hiện này ở bốn cấp có những sự khác nhau nhất định.

Trên cơ sở quy định của Luật Thống kê năm 2015, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là Quyết định số 560/QĐ-VKSTC ngày 13/11/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Chế độ báo cáo thống kê Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư

pháp và thống kê vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân, thời gian qua công tác thu thập, tổng hợp và quản lý số liệu thống kê (trong đó có thống kê số liệu xét xử các vụ án hình sự) được thực hiện nghiêm túc và đi vào nề nếp, hầu hết tất cả các chỉ số (tiêu chí) thống kê đều được thu thập, tổng hợp và quản lý theo một chế độ báo cáo thống nhất, nên tính chính xác, tính tính trung thực của số liệu được bảo đảm, cụ thể: Hàng tháng trên cơ sở ghi chép của sổ thụ lý, sổ nghiệp vụ… cán bộ thống kê trích xuất, nhập số liệu vào phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống kê các tội danh đã xét xử ở việt nam từ thực tiễn của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 33 - 43)