Nội dung thống kê các tội danh đã xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống kê các tội danh đã xét xử ở việt nam từ thực tiễn của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 29 - 33)

Nội dung của thống kê tội danh đã xét xử nói chung bao gồm 2 nhóm: - Nhóm thứ nhất gồm các loại số liệu đánh giá về tình hình tội phạm.

- Nhóm thứ hai gồm các loại số liệu phản ánh kết quả xét xử tội phạm của Tòa án.

Hai nhóm số liệu trên có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau trong hoạt động thống kê tội phạm (thu thập thông tin thống kê, tổng hợp, phân tích).

Thứ nhất, nhóm số liệu phản ánh về tình hình tội phạm phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đấu tranh phòng và chống tội phạm. Thông qua việc phân tích các số liệu thống kê về các tội phạm xảy ra, số người phạm tội, tính chất, mức độ của tội phạm gây ra, địa bàn và thời gian phạm tội, phương tiện gây án, nạn nhân và các đối tượng bị xâm hại... các cơ quan bảo vệ pháp luật có thể nhận biết được tính chất, mức độ của tình hình tội phạm, các quy luật phổ biến của tội phạm xảy ra để từ đó đưa ra các biện pháp đấu tranh phòng và chống thích hợp với từng loại đối tượng phạm tội, tại những địa bàn trong từng thời điểm để tập trung lực lượng, phương tiện nhằm đấu tranh phòng và chống với tội phạm phù hợp, hiệu quả. Những số liệu về kết quả xử lý tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật kết hợp với số liệu về tình hình tội phạm là những căn cứ, cơ sở khách quan để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thứ hai, nhóm số liệu phản ánh về tình hình phạm tội gồm:

- Số liệu phản ánh về mặt lượng của tình hình tội phạm: lànhững số liệu phản ánh về toàn bộ các tội phạm đó xảy ra và số người thực hiện các tội phạm đó. Những số liệu này nếu được xem xét trong sự vận động và biến đổi theo thời gian đối với từng đơn vị hành chính cụ thể như cấp huyện, cấp tỉnh, thành phố hay trên phạm vi toàn quốc sẽ cho thấy rõ những biến động (hay gọi là động thái) của tình hình tội phạm. Do vậy, muốn thu thập được đầy đủ tình hình tội phạm thì cần phải

thống kê được các loại thông tin, số liệu về những tin báo tố giác tội phạm và kết quả điều tra, truy tố, xét xử (đặc biệt thống kê đầy đủ các tội danh đã xét xử theo vụ án, bị cáo) về các tội phạm này của cơ quan tiến hành tố tụng.

- Số liệu phản ánh về mặt chất của tình hình tội phạm (cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm): là những số liệu phản ánh mặt sâu kín bên trong (mặt nội dung) của tình hình tội phạm, thể hiện bằng cơ cấu và tính chất, mức độ của tình hình tội phạm.

Xuất phát từ mục đích của thống kê tội phạm là cung cấp những thông tin chính xác, khách quan về tình hình tội phạm và kết quả xử lý tội phạm cũng như tình hình hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ có hiệu quả cho công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm thì thống kê tội phạm phải đảm bảo thu thập, tổng hợp được đầy đủ các số liệu cơ bản như sau:

- Số liệu về tội phạm và người phạm tội: được thu thập và thống kê theo những tội danh cụ thể, theo các chương tội phạm của BLHS tại những đơn vị hành chính cụ thể và thời gian nhất định.

- Số liệu về người phạm tội phải được phân tích cụ thể theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, dân tộc, tôngiáo và một số đặc điểm khác về thân nhân có liên quan đến tội phạm như: hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh kinh tế…

- Số liệu về tính chất của tội phạm (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng , đặc biệt nghiêm trọng) do hành vi của người phạm tội thực hiện; có đồng phạm hay phạm tội đơn lẻ.

- Số liệu về động cơ, mục đích phạm tội, yếu tố lỗi..

- Số liệu về mức độ hậu quả và những thiệt hại do tội phạm gây ra (tài sản, số người chết, bị thương...).

- Số người phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm . - Số liệu về hình phạt cụ thể đã áp dụng.

- Số liệu về áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người phạm tội. - Số liệu về đối tượng bị hại (Đối tượng bị hại là những tập thể, cá nhân bị thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần do những hành vi phạm tội gây ra. Tuy nhiên, thống kê tội danh đã xét xử không thống kê những thiệt hại về mặt tinh thần do tội

phạm gây ra vì những thiệt hại đó không lượng hóa được, do đó rất khó thống kê). Thống kê đối tượng bị hại có tác dụng to lớn trong việc xác định đúng tính chất, mức độ, tác hại do các vi phạm và tội phạm gây ra cho tập thể, cá nhân và cho toàn xã hội. Qua đó có thể xác định được những loại đối tượng nào thường bị xâm hại, từ đó đề ra phương hướng, giải pháp bảo vệ và phòng chống nhằm ngăn ngừa tội phạm đạt hiệu quả cao.

Nhóm số liệu phản ánh kết quả xét xử tội danh:

- Số liệu về họat động xét xử (từ giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm): Số vụ, số bị cáo phải xét xử, đã xét xử, chưa xét xử, đình chỉ xét xử, tạm đình chỉ; số bản án bị kháng nghị; số bị cáotuyên không phạm tội, mức án đối với từng bị cáo...

Từ các số liệu này cho biết được các thông số sau:

- Tỷ lệ số vụ án/ bị cáo đã được xét xử trên tổng số vụ án/ bị cáo đã được thụ lý. - Tỷ lệ số vụ án/ bị cáo đã được xét xử tăng hay giảm so với năm trước. - Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là tăng hay giảm so với năm trước hoặc các năm.

- Tỷ lệ các bản án, quyết định bị sửa là tăng hay giảm so với năm trước hoặc các năm.

Đây chính là các thông số đánh giá hiệu quả, chất lượng công tác của các cơ quan tiến hành tố tụng và là kết quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Tóm lại, để nghiên cứu đánh giá tình hình tội phạm có nhiều thông số để đánh giá, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ phân tích diễn biến, động thái số liệu về tội phạm và người phạm tội được thu thập và thống kê theo những tội danh cụ thể, theo các chương tội phạm của BLHS tại những đơn vị hành chính (cấp tỉnh, và toàn quốc) trong giai đoạn xét xử sơ thẩm từ năm 2015 đến năm 2019.

Tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực có phát sinh có phát triển và tiêu vong. Việc nghiên cứu tình hình tội phạm và thống kê tội phạm, trong đó có thống kê các tội danh đã xét xử chiếm vị trí quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm. Việc thống kê các tội danh đã xét xử không chỉ có ý nghĩa là cơ sở để đánh giá về chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, đánh giá hiệu quả của các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm ở thời điểm hiện tại mà còn mang nhiều ý nghĩa khác trong đánh giá, xây dựng, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc phát triển đất nước.

Trong phạm vi chương 1, tác giả đã làm rõ lý luận về chỉ số tình hình tội phạm, lý luận về thống kê tội danh đã xét xử, nội dung thống kê các tội danh đã xét xử, và phân tích mối quan hệ giữa thống kê các tội danh đã xét xử và tình hình tội phạm. Việc nghiên cứu dưới góc độ lý luận về thống kê các tội danh đã xét xử là cơ sở quan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu, phân tích nội dung Chương 2: Thực trạng thống kê các tội danh đã xét xử ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Chương 2.

THỰC TRẠNG THỐNG KÊ CÁC TỘI DANH ĐÃ XÉT XỬ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống kê các tội danh đã xét xử ở việt nam từ thực tiễn của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 29 - 33)