Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nướcvề tôn giáo trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 67 - 70)

địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

3.1.1. Quan điểm chung

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, qùn sinh hoạt tơn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín, dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.

Làm tốt công tác tơn giáo là trách nhiệm của tồn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo là lực lượng tham mưu nịng cốt. Tở chức bộ máy làm cơng tác tơn giáo cần được củng cố, kiện tồn, nhất là ở cơ sở, những địa bàn trọng điểm có đông đồng bào tôn giáo. Tăng cường đồn kết đồng bào các tơn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thống nhất phương châm “Kiên trì - đồng bợ - linh hoạt - đúng pháp luật” trên cơ sở chính sách tôn giáo và các quy định của Luật để giải quyết các vấn đề tơn giáo. Trong quá trình giải qút, phải tranh thủ cảm hóa, tạo được sự đồng tình, ủng hộ của các chức sắc, tín đồ tiến bộ, chấp hành tốt pháp luật, kết hợp chặt chẽ với công tác tuyên truyền, vận động, đối thoại thuyết phục để giải quyết kiến nghị, khiếu nại địi nhà, đất có nguồn gốc tơn giáo và giải quyết các vấn đề

phức tạp liên quan đến tơn giáo. Cụ thể là: Kiên trì vận động, thuyết phục chức sắc, giáo dân, tín đồchấp hành đúng pháp luật; thực hiện đồng bộ các biện pháp vừa kiên trì vận động, thuyết phục, vừa tuyên truyền, phê phán, lên án, tập trung phân hóa, cơ lập, đấu tranh với các đối tượng chủ mưu, xúi giục, xử lý bằng pháp luật đối với những đối tượng quá khích để răn đe, chuẩn bị sẵn sàng các phương án đối phó với hoạt động quá khích biểu tình, gây rối hoặc cưỡng chế giải tỏa khi cần thiết; linh hoạt trong việc thực hiện các biện pháp xử lý trong từng trường hợp và từng thời điểm cụ thể. Tuyệt đối khơng để xảy ra sai sót, khơng đúng quy định của pháp luật trong quá trình xử lý các vụ việc, tình huống phức tạp để tạo cớ cho các đối tượng xấu lợi dụng, tuyên truyền xuyên tạc, kích động.

Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, Thành phố trong việc hỗ trợ cung cấp thông tin, quan điểm chỉ đạo xử lý, giải quyết đối với từng vụ việc phức tạp trên địa bàn. Chủ động làm tốt công tác ngăn ngừa, giảm thiểu số lượng giáo dân bị tuyên truyền xuyên tạc, lơi kéo, kích động tập trung và có những hành vi vi phạm pháp luật.

Thống nhất quan điểm xử lý địi nhà, đất có nguồn gốc tơn giáo trên địa bàn Quận phải được giải quyết theo đúng quy định của Luật, đồng thời, quan tâm giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chứcsắc, giáo dân. Vì vậy, chính quyền cần tuyên truyền vận động, đối thoại, thuyết phục, kiên quyết không chấp nhận các chức sắc,giáo dân địi lại nhà đất có nguồn gốc tơn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng từ ngày 01/7/1991 trở về trước (theo tinh thần Nghị quyết số 23 của Quốc hội khóa XI). Đồng thời, phải chủ động trong giải quyết các nhu cầu chính đáng của các tôn giáo về đất đai, cơ sở vật chất phù hợp với các quy định của Luật, Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo, Công văn số 3371/BNV-TH ngày 16/10/2009 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, tránh tư tưởng cực đoan, cứng nhắc trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở cơ sở.

3.1.2. Quan điểm cụ thể

Một là, đối với nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân thì Nhà

nước tơn trọng và đảm bảo.

Hai là, đối với những hoạt động tơn giáo vì lợi ích của Tở quốc, nhân dân

thì được khuyến khích.

Ba là, đối với những hành vi lợi dụng tơn giáo vì mục đích xấu thì đều bị

nghiêm cấm và xử lý theo đúng quy định của pháp ḷt.

Đới với sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo của tín đồ: tín đồ các tơn giáo được

tự do sinh hoạt tơn giáo tại gia đình và nơi thờ tự, nghiêm cấm việc phân biệt đối xử, được đảm bảo các điều kiện như có chức sắc, có nơi thờ tự, có kinh sách phục vụ sinh hoạt tơn giáo.

Đới với hoạt động của chức sắc, nhà tu hành: chức sắc, nhà tu hành được đi

lại hoạt động bình thường trong phạm vi phụ trách, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động tôn giáo trong phạm vi phụ trách.

Đối với các tổ chức tôn giáo: các tở chức tơn giáo có đường hướng hành

đạo gắn bó với dân tộc, có tơn chỉ mục đích, có Hiến chương, Điều lệ phù hợp với pháp ḷt, có cơ cấu tở chức hợp lý và bộ máy nhân sự đảm bảo tốt về hai mặt đạo và đời, được xem xét để được phép hoạt động.

Đối với các hoạt động về mặt tổ chức của tôn giáo: Các tổ chức tôn giáo

hợp pháp về tổ chức, được tiến hành các hoạt động như tổ chức đại hội, hội nghị, mở trường đào tạo chức sắc, phong chức, suy cử, bổ nhiệm và điều chuyển chức sắc, nhà tu hành theo đúng quy định pháp luật.

Đối với việc tôn giáo tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Các chức sắc,

nhà tu hành được hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội như mọi công dân. Việc tổ chức lao động, sản xuất làm dịch vụ để tự túc của chức sắc, nhà tu hành theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước thì được khuyến khích. Các hoạt động từ thiện nhân đạo được tạo điều kiện khuyến khích.

Đối với hoạt động quốc tế của tôn giáo: luôn tôn trọng mối quan hệ quốc tế

pháp luật của Nhà nước Việt Nam và thông lệ quốc tế. Những quan hệ với tư cách cá nhân được thực hiện như mọi công dân. Những quan hệ với tư cách thành viên hoặc có mối quan hệ về cơ cấu, tở chức của các tở chức quốc tế thì phải được chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)