Những giá trị tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải sinh hoạt theo pháp luât việt nam từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 60 - 63)

Trên cơ sở kết quả thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt có thể nhận định những giá trị tích cực sau:

Thứ nhất, hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt

vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt trên thực tế còn chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn vì chỉ mới xử lý được khoảng 70% khối lượng chất thải sinh hoạt được thải ra. Nhưng theo thời gian, hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt của thành phố Hội An được phát triển liên tục cả về số lượng và kỹ thuật, đặc biệt trong ba năm 2017, 2018 và 2019. Sự phát triển này được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

- Số lượng các tổ chức tham gia thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt ngày càng tăng lên, đặc biệt có sự tham gia của tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ vào hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải sinh hoạt. Mặc dù trên thực tế đã phản ánh mức độ thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt chỉ đạt 70% số lượng chất thải được thải ra trong một ngày, nhưng con số này ngày càng được thu hẹp nhờ sự gia tăng số lượng các đơn vi tham gia vào quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt.

- Nhiều công nghệ và sáng kiến thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt được áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên thực tiễn. Cụ thể, đối với hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạtnhiều sáng kiến đã được triển khai trong những năm vừa qua và mang đến hiệu quả như: sáng kiến tập kết rác thải sinh hoạt trong các lu đất mỹ nghệ. Các lu đất này được sản xuất tại làng gồm Thanh Hà – một địa danh du lịch làng nghề thuộc thành phố Hội An. Các lu đất được cách điệu và trang trí để đảm bảo sự thẩm mỹ và nghệ thuật, vừa thuận tiện cho việc chứa đựng tạm thời và dễ dàng thu gom rác thải rắn sinh hoạt vừa đảm bảo mỹ quan đô thị của khu vực phố cổ. Việc triển khai hệ thống lu đất nghệ thuật này đã thu hút được sự chú ý của người dân Hội An và đặc biệt là khách du lịch. Do đó việc xả rác tuân thủ đúng yêu cầu, giúp hoạt động thu gom thuận tiện hơn. Đối với hoạt động vận chuyển, sáng kiến sử dụng xe máy cải tiến đã được đưa vào sử dụng trên thực tiễn và phát huy hiệu quả. Xe máy thu gom rác là loại xe cải tiến 3 bánh với đầu xe máy kéo và thùng tôn chứa rác. Xe máy kéo được sử dụng để thu gom rác từ các ngõ, hẻm ra xe tải lớn. Việc sử dụng lực lượng xe này đảm bảo hoạt động thu gom tiếp cận được các hẻm, ngõ nhỏ của khu vực phố cổ, đồng thời rút ngắn thời gian và nâng cao được khối lượng chuyên chở hơn so với xe đẩy thông thường. Đối với những tuyến phố cấm xe cơ giới, lực lượng xe đạp thu gom rác được triển khai. Xe đạp thu gom rác được trang bị hai thùng tơn tổng thể tích 100 lít. Xe đạp thu gom rác có thể triển khai nhiều tuyến

phố nội đô khác nhau và đảm bảo không phát sinh khí thải như các phương tiện cơ giới khác.

- Nhiều công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt đã được áp dụng. Đối với xử lý chất thải rắn, công nghệ xử lý thuỷ nhiệt cũng đã được đưa vào áp dụng tại 01 nhà máy xử lý và mang đến hiệu ứng rất tốt về vấn đề thân thiện với môi trường. Phương pháp chôn lấp truyền thống cũng đã được ứng dụng một số công nghệ mới như cơng nghệ kích thích phân huỷ, cơng nghệ ngăn mùi và thốt thải bằng màng nhựa… Đối với xử lý nước thải sinh hoạt, mặc dù số lượng xử lý nước thải sinh hoạt được xử lý chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng lượng nước thải sinh hoạt thải ra hằng ngày, song một số ứng dụng công nghệ cũng đã được áp dụng và mang đến những bước đầu hiệu quả như: công nghệ xử lý nước thải khép kín, phương pháp vận chuyển bằng đường ống ngầm, phương pháp bể lắng thông minh, phương pháp lọc thẩm thấu ngược… Mặc dù kết quả ứng dụng chưa lớn, nhưng đây là những nền tảng cho công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt ở thành phố Hội An trong tương lai.

Thứ hai, hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt

ngày càng được xã hội hoá.Với tốc độ xả thải tăng nhanh như hiện tại, vấn đề xã hội hoá giúp giải quyết bài toán gánh nặng ngân sách cũng như thực trạng quá tải trong thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. Xu hướng xã hội hoá trong thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt tại thành phố Hội An bắt đầu được định hình từ năm 2017 với sự tham gia của một số doanh nghiệp trong công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt. Mặc dù cho đến nay, xu hướng này chưa đóng vai trị ưu thế trong thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt tại thành phố Hội An, tuy nhiên với sự định hình này sẽ tạo ra những nền tảng quan trọng cho sự tham gia của xã hội vào hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt, đặc biệt là vào khâu xử lý.

Thứ ba, ngân sách địa phương cho thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất

thải sinh hoạt không ngừng gia tăng, thể hiện sự quan tâm của chính quyền đối với thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt. Mặc dù nguồn ngân sách của thành phố phải chia sẻ nhiều nội dung chi khác nhau và còn hạn chế, tuy nhiên, qua các năm, nguồn ngân sách danh riêng cho thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt được gia tăng đáng kể. Sự gia tăng này cùng với xu hướng xã hội hoá hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt đã giúp cải thiện

tình hình thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố, đồng thời đảm bảo không để xảy ra tình trạng quá tải chất thải sinh hoạt ở quy mô lớn.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các nội dung liên quan đến

thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao ý thức xả thải của người dân thành phố Hội An. Dựa trên những số liệu về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt trong các nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt có thể thấy, cơng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã mang đến nhiều tác động tích cực đến ý thức của xả thải của người dân bản địa. Đặc biệt trong những năm gần đây, bằng các biện pháp và nội dung tuyên truyền mới, hướng tới hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, thay thế bằng các sản phẩm hữu cơ hoặc tự nhiên đã tác động và thay đổi tích cực đến hành vi tiêu dùng và cung ứng dịch vụ của người dân Hội An, qua đó góp phần đơn giảm thiểu chất thải rắn và chất thải sinh hoạt nguy hại, gia tăng được số lượng chất thải sinh hoạt có thể phân huỷ.

Thứ năm, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong thu gom,

vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt đã được thực hiện nghiêm chỉnh và hiệu quả. Chính quyền thành phố Hội An đã thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong xả thải của người dân, trong hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt của các chủ thể thực hiện. Chính sự tích cực này góp phần đảm bảo quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố tuân thủ theo quy định của pháp luật và các nguyên tắc chung của thành phố Hội An nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải sinh hoạt theo pháp luât việt nam từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)