tỉnh Quảng Nam
Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã xử lý thành công vấn đề rác thải sinh hoạt, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Kết quả này đến từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Tuy nhiên có thể khẳng định hai yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của các quốc gia này là: công nghệ thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử
lý chất thải sinh hoạt hiện đại và kinh nghiệm thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt hiệu quả. Cả hai yếu tố này đều có thể trở thành giá trị ứng dụng và tham khảo cho Việt nam nhằm giúp hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt được cải tiến vượt bậc trong tương lai.
Đối với vấn đề chuyển giao kỹ thuật Việt Nam có thể tranh thủ từ các nước phương Tây. Các quốc gia này có nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến. Hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt đã có lịch sử từ lâu đời và trải qua nhiều lần nâng cấp, cải tiến về quy trình, kỹ thuật. Hiện nay, các quốc gia này đang sở hữu và ứng dụng nền khoa học, kỹ thuật về dây chuyền xử lý chất thải sinh hoạthàng đầu thế giới, do đó có hai kịch bản trong việc nhận chuyển giao công nghệ này cho Việt Nam. Trường hợp thứ nhất, Việt Nam có thể nhận chuyển giao những công nghệ tiên tiến nhất từ các nước châu Âu thơng qua việc trao đổi các lợi ích khác đối với các quốc gia này. Trường hợp này ưu điểm là chúng ta có thể sở hữu được cơng nghệ xử lý chất thải sinh hoạt hiện đại nhất, nhưng hạn chế là vì đây là những cơng nghệ mới nhất nên khó vận hàng và giá thành cao; Trường hợp thứ hai, Việt Nam có thể tiếp cận những công nghệ đã được thay thế tại các quốc gia này nhưng còn sử dụng hiệu quả và phổ biến trên thế giới, có thể áp dụng và mang đến những kết quả tích cực ở Việt Nam. Cách này có ưu điểm là chi phí rẻ, thậm chí có thể là sự chuyển giao miễn phí, có thể làm chủ được khâu vận hành. Song nhược điểm là vịng đời của quy trình sẽ thấp do không phải là công nghệ mới nhất.
Đối với vấn đề học hỏi kinh nghiệm. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm ở các quốc gia có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng như Thái Lan, Malayxia… để học hỏi kinh nghiệm xử lý chất thải sinh hoạt ở bước đầu. Khi học hỏi và vận dụng được các kinh nghiệm xử lý chất thải sinh hoạt từ các quốc gia này, nhằm đảm bảo xây dựng được cơ bản một quy trình xử lý khoa học, Việt Nam sẽ tiến hành học hỏi kinh nghiệm từ các quốc có trình độ phát triển cao hơn và có những nét tương đồng về tự nhiên như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc… để nâng cấp kinh nghiệm thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt ở một mức độ cao hơn, từ đó xây dựng được hệ thống quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt tiệm cận với những quy trình hiện đại đang được ứng dụng trên thế giới. Và cuối cùng, ở tương lai xa, khi đã xây dựng được một quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt hiện đại, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử
lý chất thải sinh hoạt của các nước Bắc Âu. Mặc dù các quốc gia này khơng có sự tương đồng về kinh tế, xã hội và địa lý với Việt Nam, nhưng những giá trị kinh nghiệm về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt mà các quốc gia này xây dựng và phát triển hằng trăm năm qua sẽ đem đến những giá trị tham khảo rất lớn cho Việt Nam trong tương lai.
Phương pháp học hỏi kinh nghiệm có thể được thực hiện bằng việc cử các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm. Nhưng để có được những kinh nghiệm sâu sắc hơn, đồng thời giải quyết được bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong quản lý thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt, Việt Nam cần cấp những học bổng du học trong các lĩnh vực về mơi trường nói chung và thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt nói riêng.