Yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 31)

xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số

1.4.1. Yêu cầu của quá trình thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số

Sắp xếp, bố trí dân cư là quá trình phức tạp, đòi hỏi có sự đánh giá, nhận định và quyết định tổ chức thực hiện đúng đắn nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến quá trình vận dụng các chính sách, phát huy nội lực, tiềm năng lợi thế đáp ứng các yêu cầu về tính ổn định lâu dài, bảo đảm cho phát triển KT-XH, Quốc phòng-An ninh, đặc biệt sự phù hợp giữa quy hoạch và văn hóa vùng miền. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản trên thì chính sách mới thực sự đi vào cuộc sống, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, giảm dần khoảng cách giữa các vùng miền.

1.4.1.1. Tính ổn định

Vùng dân tộc thiểu số gắn liền giữa tự nhiên với con người, quá trình tồn tại và phát triển lâu đời hình thành nên văn hóa đặc trưng ở mỗi vùng, miền. Chính vì vậy, xác định tính ổn định một cách bền vững là vấn đề phức tạp, cho nên về cơ bản tính ổn định chỉ xác định các tiêu chí về văn hóa ổn định không xáo trộn, bảo đảm quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội, môi trường phát triển bền vững đồng thời phải gắn liền với sản xuất ổn định.

1.4.1.2. Bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội

Bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội là đòi hỏi quyết định trong chiến lược phát triển đất nước hay một địa phương cụ thể nào đó. Có thể trước khi chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nói cách khác là từ khi mở cửa năm 1986 về trước nhu cầu về phát triển chưa phải tiêu chí quan trọng nhưng đến nay vấn đề phát triển và ý thức đổi mới, phát triển

không chỉ trong lý luận của đảng phái, nhà nước, của tổ chức, tập thể, cá nhân trong cộng đồng mà là vấn đề có tính quy luật của xã hội loài người. Bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội là việc thể hiện cơ bản của sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Trong giai đoạn hiện nay đối với các vùng dân cư thiểu số ít nhất đáp ứng tiêu chí về xây dựng nông thôn mới mà biểu hiện cơ bản về hạ tầng, dân cư, vùng sản xuất. Các thành tố trên phải đáp ứng ở mức cơ bản nhất thì có thể được xem là ổn định và trong quá trình vận động dần dần phát triển thêm về việc làm, thu nhập và nhu cầu tự nhiên khác.

1.4.1.3. Bảo đảm Quốc phòng - An ninh

Dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số có diện tích trải dài hầu hết ở các vùng biên giới đất liền của Tổ quốc. Sự trải dài như thế tạo thành tường rào quốc phòng che chắn các vùng trung du, đồng bằng cả nước. Chính vị trí địa lý, tự nhiên như vậy tạo nên cho vùng này quan trọng trong thế trận quốc phòng, an ninh. Lịch sử hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mỹ đã chứng minh vị trí quan trọng của nó, như các hoạt động cách mạng luôn lấy địa bàn miền núi làm khu căn cứ cách mạng, là thành lũy hoạt động vững chắc của hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Thực dân pháp chọn Mường Thanh, đế quốc mỹ chọn Tây nguyên hay nhiều vùng miền khác của cả nước. Tuy nhiện, cũng xuất phát từ vị trí địa lý cách trở, chia cắt cục bộ nên kinh tế, văn hóa, xã hội chậm phát triển, hạ tầng lạc hậu nhất là hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, giao thông, giáo dục…Khó khăn, chậm phát triển trở nên yếu tố nhạy cảm về chính trị, quốc phòng, an ninh khi nhu cầu đời sống cao, giáo dục yếu kém không đáp ứng được dẫn đến dễ bị xúi dục, lôi kéo bằng nhiều hình thức nhất là vùng khó khăn, có đạo, công tác lãnh đạo, quản lý không tốt. Vì vậy, đối với vùng này phải quan tâm chính sách phát triển ổn định, chăm lo đời sống nhân dân về mọi mặt, đẩy mạnh dân trí, bảo về văn hóa, xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh gắn với nền kinh tế ổn định, phát huy thế trận lòng dân.

1.4.1.4. Sự phù hợp giữa quy hoạch và văn hóa vùng miền

Tuy luật quy hoạch chưa ra đời nhưng trong lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp đã chú trọng hình thành nên chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, phát triển ngành cho từng vùng miền của cả nước sao cho phù hợp với đặc điểm tự nhiên, văn hóa của từng vùng. Trong công tác quản lý nhà nước hiện nay, từ khi có luật quy hoạch ra đời thì việc thực hiện quy hoạch trở nên bắt buộc, là nguyên tắc và thậm chí được xem như quy luật trong khoa học quản lý. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch có mối quan hệ ràng buộc bởi nhiều thành phần như quy hoạch vùng với hạ tầng, hạ tầng với dân cư, vùng sản xuất, thành phần kinh tế ngành,…Vì vậy, sự phù hợp giữa quy hoạch với văn hóa hay các yếu tố khác luôn phải đồng bộ, thống nhất của nhau.

1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số

1.4.2.1. Yếu tố tự nhiên

Địa bàn sinh sống của đa số tộc người thiểu số có địa hình địa lý phức tạp, chia cắt mạnh bởi sông, núi nhất là vùng Tây Bắc và phía Tây Trung bộ, thời tiết vùng này cũng rất cực đoan, lũ quét, mưa đột xuất thường xuyên xuất hiện. Hạ tầng kinh tế, giao thông phát triển kém. Khảo sát cho thấy địa bàn dân cư có độ dốc trung bình trên 15% ở phía Tây Trung bộ, trên 21% vùng Tây Bắc, khoảng 5% vùng Tây nguyên và Nam bộ thì thấp hơn nhưng ngược lại sông ngòi nhiều, thời tiết oi bức. Tất cả các yếu tố trên tác động rất lớn đến quá trình cơ cấu, tái cơ cấu dân cư bởi khó khăn về vị trí thích hợp, đủ lớn cho một cộng đồng dân cư thường là thôn, nhóm hộ, tộc họ, chi phí lớn cho san lấp mặt bằng, vận chuyển vật liệu xây dựng cũng như chi phí hình thành các hạ tầng phục vụ dân sinh mà nhà nước phải thực hiện nhân dân tham gia đối ứng.

Thực tế cho thấy cộng đồng các dân tộc thiểu số gắn kết theo dòng tộc, huyết thống là chính, gắn kết theo cộng đồng làng xã có nhưng rất hạn chế ở đa số các dân tộc. Có những tộc người thích nghi với kiểu sinh sống, bố trí dân cư phải gắn liền với nương rẫy, địa bàn sản xuất, có tộc người không muốn giao lưu bên ngoài, sự kết hợp dân cư mở rộng đa đân tộc, đa địa phương. Vì vậy, để kết hợp cộng đồng lại rất khó khăn, dễ mâu thuẫn nhất là trong quá trình sản xuất, chăn nuôi, kết quả thực hiện nghĩa vụ.

1.4.2.3. Yếu tố văn hóa

Sự đa dạng, phong phú về văn hóa các dân tộc thiểu số thể hiện một mặt tính thống nhất của nó về ý chí vươn cao, sẵn sàng giao thoa để đón nhận tinh hoa của văn hóa khác đan xen trong cái riêng của mình. Mặt khác, chính cái riêng có của mỗi tộc người làm cho họ bảo thủ, đề cao cái riêng mà không chịu hòa nhập. Khi thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số yếu tố văn hóa sẽ là vấn đề chính quyền cần quan tâm, khi: có sự giao thoa, cởi mở thị việc thực hiện chính sách dễ dàng, thuận lợi. Và, ngược lại, khi cơ cấu dân cư cho một cộng đồng có đan xen các tộc người sẽ nảy sinh việc xác định mô hình, địa lý lập làng cũng như tránh né ngay từ đầu phải chung sống với dân tộc khác trái ngược văn hóa, tập tục với mình.

1.4.2.4. Yếu tố con người

Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Từ khái niệm trên

cho thấy con người vốn phức tạp trong mối quan hệ giữa người với người, người với quan hệ xã hội khác; các quan hệ này xuất phát từ văn hóa, ứng xử, quan hệ huyết thống, tổ chức sản xuất và quá trình nhận thức. Thông thường, những người có cùng huyết thống bao giờ cũng dễ cảm nhận, chia sẻ; cùng cộng đồng dân tộc, nhóm dân cư luôn có sự đoàn kết, tương trợ nên làm việc gì cũng giúp đỡ lẫn nhau. Ngược lại, bảo thủ, đố kỵ việc gì cũng không hưởng ứng…

Như vậy, vấn đề con người là yếu tố quyết định trong nhiều yếu tố còn lại; nhận thức của chúng ta luôn đi qua mọi rào cản, dù vấn đề khó khăn cùng chung tay làm có khó đến mấy cũng sẽ thành công.

1.4.2.5. Yếu tố cơ chế, chính sách, pháp luật

Khi đề cập đến kiến trúc thượng tầng là đang đề cập đến một hình thái xã hội phát triển, cơ chế chính sách công khai, rõ ràng, minh bạch, xã hội thượng tôn pháp luật. Đất nước ta từ khi thành lập năm 1945 đến nay đã trải qua 5 lần sửa đổi hiến pháp; để phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển đã hình thành nhiều bộ luật, luật, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh mối quan hệ xã hội; cùng với năng lực phát triển chính sách trên các lĩnh vực cũng được ban hành qua đó giải quyết đáng kể nhu cầu của đời sống nhân dân trên phạm vi cả nước, ở hầu hết vùng miền. Đặc biệt, từ khi luật Tổ chức Chính phủ, luật Tổ chức chính quyền địa phương và luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ra đời đã phân cấp, phân quyền một cách tương đối cơ bản, cởi trói năng lực xã hội để có thể nhiếu chính sách không chỉ cấp Trung ương mà địa phương cũng có thể ban hành để tự gải quyết nhu cầu nội tại mà quốc gia không thể giải quyết đến mức cụ thể được. Chứng minh điều đó, ngoài chính sách chung từ trước đến nay Trung ương và địa phương cũng chủ động ban hành nhiều chủ trương, chính sách dành riêng cho miền núi, vùng đồng bào thiểu số như chương trình 327/CP, 661/CP, chương trình 135/CP, 134/CP, nghị định 01/CP về công tác dân tộc…Tại địa phương cũng đã ban hành nhiều chính sách cụ thể hóa mục tiêu phát triển vùng miền, như tỉnh Quảng Nam có nghị quyết 05-NQ/TU, nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và nhiều nghị quyết, quyết định lãnh đạo, quản lý khác.

Trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật trên đã tác động tích cực lên đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân nhất là vùng miền núi, dân tộc thiểu số trên lĩnh vực kinh tế, giáo dục, ổn định dân cư. Tuy nhiên, do

nguồn lực hoặc do đánh giá không thấu đáo tình hình nên còn có chính sách thực sự khó triển khai, không hiệu quả, nhân dân không hưởng ứng cao; chẳng hạn như nhà nước thu hồi đất đã giao cho nhân dân trồng rừng do dự án không hiệu quả ở một số địa phương, việc hổ trợ làm nhà ở có mức quá thấp nên người dân cứ luân quẩn trong vòng xóa nhà tạm mãi không thoát ly được. Từ thực tế trên cho thấy cơ chế chính sách, pháp luật có nhiều ưu việt nhưng cũng có mặt hạn chế chi phối lên quá trình hình thành, phát triển dân cư.

Tiểu kết chương 1

Thực hiện việc ổn định dân cư có vai trò, vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và vấn đề an sinh khác của bất kỳ quốc gia, dân tộc hay một địa phương nào. Trong những năm qua với những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số đã được triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt. Các quan điểm về dân tộc, chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số đã được đánh giá, đổi mới đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới; các cơ quan bộ ngành từ Trung ương đến địa phương đã vận dụng, thực hiện đúng chủ trương, chính sách về phát triển dân cư góp phần thực hiện tốt công cuộc xóa đói, giảm nghèo từng bước cải thiện đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để thực hiện thành công chính sách này có nhiều vấn đề liên quan cần hiểu thấu đáo, nhất là đánh giá những kết quả nghiên cứu đã có, các vấn đề về khái niệm và lý luận, tình hình thực tiễn của các dân tộc thiểu số tác động đến quá trình thực hiện chính sách công nói chung và chính sách sắp xếp, bố trị dân cư nói riêng. Đây là những nội dung chính được đề cập trong nội dung chương 1 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH

QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)