Đánh giá kết quả thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 42 - 54)

vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2018 huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Việc thực hiện chính sách

Địa hình huyện Đông Giang phần lớn là đối núi, mức độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn; do địa hình phần lớn là đồi núi cao nên các khu dân cư thường được bao bọc bởi sông, suối và ở trên đồi cao, các hộ sống chen chúc, sát nhau. Vì vậy, chỗ ở người dân chưa ổn định, nguy cơ tiềm ẩn xảy ra hiện tượng ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét do thiên tai tại một số thôn trên địa bàn huyện, đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhà ở nhiều hộ dân. Bên cạnh đó, do tập quán sinh sống quần cư cộng đồng từ trước đến nay của đồng bào Cơtu, nhưng tại các vị trí điểm dân cư không còn mặt bằng để mở rộng bố trí dân cư; dân số ngày càng phát triển, các hộ phát sinh rất khó khăn và bức xúc về đất ở, đất sản xuất. Số thôn và hộ trong diện định canh định cư chưa thực sự ổn định, bền vững còn cao; nhiều khu vực dân cư thiếu đất ở, đất sản xuất; tình trạng ghép hộ chưa được giải quyết,... Trong những năm qua, cùng với

việc triển khai thực hiện chính sách về nhà ở, các chính sách khác cũng được huyện quan tâm triển khai thực hiện tập trung, đồng bộ và đem lại kết quả tích cực trên mọi mặt của đời sống. Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chính sách giao khoán rừng... được chính quyền các cấp tập trung quyết liệt, người dân đồng thuận thực hiện cả về quy trình lẫn quá trình thực hiện. Về quy trình thực hiện chính sách: Đánh giá tình hình đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên chính quyền đã có nhiều kiến nghị trước Quốc hội, Hội đồng nhân các cấp cần có những chính sách riêng dành cho miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Khi chính sách được ra đời huyện đã có cách tiếp cận cụ thể, phổ biến đến cấp ủy, chính quyền các cấp và tổ chức thực hiện đúng quy trình trong nhân dân; qua thời gian triển khai đã có nhiều hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm, kiến nghị cấp ban hành chính sách sửa đổi, bổ sung như quá trình chọn đối tượng, mở rộng đối tượng, lồng ghép chương trình, phân cấp thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương, bổ sung nguồn lực thực hiện, quy mô hỗ trợ, xóa bỏ điều kiện hỗ trợ, giảm tỷ lệ đối ứng hay kéo dài thười gian thực hiện chương trình...quá trình đó đã được cấp ban hành xem xét, quyết định cụ thể để từng chính sách thực sự phù hợp đáp ứng mục tiêu của nhà nước và nhân dân. Về quá trình thực hiện: với nhiều chính sách phát triển kinh tế, xã hội cụ thể từng chính sách có kết quả thiết thực khác nhau, chẳng hạn công tác quản lý bảo vệ rừng khi được giao khoán 43,721ha cho nhân dân quản lý theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP, Nghị định 75/2015/NDD0-CP rừng đã được bảo vệ chặt chẽ, xâm hại về rừng hạn chế tối đa và bản thân cộng đồng dân cư cũng được khoản tiền hỗ trợ để cải thiện đời sống. Chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững theo Quyết định 1722/QĐ-TTg, ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND, ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh và một số chính sách khác về an sinh thì tỷ lệ thoát

nghèo trong nhân dân giảm từ 49,46% (năm 2015) xuống còn 19,87% (năm 2018). Công tác xây dựng nông thôn mới được triên khai quyết liệt, sự hưởng ứng trong nhân dân được thể hiện rõ nét, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã nhận thức trách nhiệm thuộc về hệ thống chính trị do đó không có trường hợp đùn đẩy, bỏ ngỏ. Đến nay đã có 2 xã về đích nông thôn mới, 8 xã còn lại đạt trung bình 13,8 tiêu chí, xây dựng 8 khu dân cư kiểu mẫu, mỗi xã, thị trấn đều xây dựng chương trình OCOOP, hạ tầng cơ sở phát triển đáng kể nhất là hạ tầng giao thông, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trong thế hệ thanh niên, kêu gọi đầu tư; công tác đào tạo, giải quyết việc làm được triển khai thường xuyên, đã xuất khẩu lao động nước ngoài 7 trường hợp, trên 329 thanh niên đi làm tại các công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và hơn 600 thanh niên đi làm tại Đà Nẵng, đây là tư duy có thể xem là đột phá với người Cơtu khi quyết tâm ra ngoài tự lập.

Theo số liệu rà soát, thống kê toàn huyện số hộ cần thực hiện sắp xếp, bố trí ổn định dân cư năm 2013 là: 351 hộ/40 thôn tại địa bàn 11 xã, thị trấn; năm 2017 con số này lên 1193 hộ (nguyên nhân của việc tăng số hộ này là do chính sách của tỉnh có mở rộng nhiều đối tượng được hỗ trợ về nhà ở nên

người dân tranh thủ tách hộ để được hưởng lợi). Để từng bước ổn định đời

sống, sản xuất cho người dân, việc hỗ trợ sắp xếp, bố trí ổn định dân cư bền vững cho các hộ dân ở vùng thiên tai và hộ gia đình khó khăn là cần thiết.

Xuất phát từ thực trạng trên, Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVII và khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020, Chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2011-2016 và 2016-2021 đã xác định việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới chú trọng 3 khâu quan trọng đó là: ổn định dân cư gắn với hình thành vùng sản xuất và phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế, xã hội. Từ quan điểm chỉ đạo và định hướng đúng đắn trên, huyện đã tập trung lãnh đạo thực hiện tốt các chủ trương lớn của Trung ương, tỉnh,

huyện. Tập trung triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam trên địa bàn huyện Đông Giang giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội miền núi Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 23/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 1315/QĐ-UBND này 17/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc phân bổ kế hoạch vốn hỗ trợ sắp xếp dân cư năm 2018 cho các địa phương. Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo trên cũng như triển khai thực hiện Quyết định 22/CP của Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng và các chương trình tình nghĩa, hỗ trợ khác từ các tổ chức, cá nhân.

Trong giai đoạn 2013-2018, chính sách về sắp xếp, ổn định dân cư tại huyện Đông Giang được triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt từ huyện đến cơ sở, nhân dân đồng thuận rất cao. Tuy khó khăn về nhiều mặt nhưng huyện đã vận dụng đúng đắn chính sách nên lúc nào cũng được nhân dân ủng hộ. Cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ trực tiếp rà soát đối tượng, đôn đốc nhân dân thực hiện cũng đã cố gắng hết sức, hướng dẫn kỹ càng, xét chọn đúng quy trình, đối tượng. Đến nay toàn huyện đã ổn định 40 khu dân cư, giai đoạn 2013-2018: 792 hộ xây dựng nhà mới, cấp hỗ trợ 6,8 ha đất sản xuất với tổng kinh phí trên 67 tỷ đồng cho cả san lấp mặt bằng và hỗ trợ làm nhà; các khu dân cư mới được hình thành bảo đảm về hạ tầng, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tuy còn nhiều nhóm hộ, điểm dân cư bị cô lập, nguy cơ sạt lở, lũ quét nhưng cơ bản không còn khu dân cư nguy hiểm về sạt lở, lũ quét. Kết quả triển khai thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư đúng với thực tế

điều kiện của huyện, tập quán trong nhân dân nên chưa có tình trạng khiếu nại, tố cáo có liên quan về thực hiện chính sách này.

Chính sách luôn có mục tiêu và tác động lớn lên đối tượng xã hội. Từ cách tiếp cận này, với thực tiễn hoạt động huyện đã nghiên cứu và vận dụng tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đề ra nghị quyết, kế hoạch tổ chức thực hiện từng chính sách cụ thể. Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác tái định cư, hỗ trợ nhà ở cho người có công, hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, phát triển sản xuất... Kết quả đã đem lại nhiều dấu hiệu tích cực từ các cơ quan chức năng, người tổ chức triển khai đến đối tượng hưởng lợi đấy là đã thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng; sau đánh giá đều có kiến nghị và được cơ quan có thẩm quyền kịp thời chỉnh sửa, hướng dẫn làm rõ. Các đối tượng hưởng lợi khi được xét chọn được xác định khả năng thực hiện để tránh quá trình triển khai chậm, kém hiệu quả. Một số chính sách, dự án được lồng ghép để đảm bảo nguồn lực khi thực hiện. Quá trình thực hiện đẫ kịp thời phân công phân nhiệm cụ thể, có phân cấp về cơ sở những chương trình dễ làm; một số chương trình khó đề xuất giao cấp trên trực tiếp chỉ đạo, thực hiện. Qua hoạt động thực tế phát hiện được những thuận lợi, khó khăn để có biện pháp đề xuất, chỉ đạo khắc phục, tập trung kinh phí thực hiện phù hợp với nguồn lực ở mỗi cấp.

2.2.2. Những kết quả đạt được

Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội miền núi Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội miền núi Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 23/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/2017/NQ-

HĐND ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 1315/QĐ-UBND này 17/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc phân bổ kế hoạch vốn hỗ trợ sắp xếp dân cư năm 2018 cho các địa phương. Quyết định 22/CP của Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng và các chương trình tình nghĩa, hỗ trợ khác từ các tổ chức, cá nhân. Trong giai đoạn 2013-2018, chính sách về sắp xếp, ổn định dân cư tại huyện Đông Giang được triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt từ huyện đến cơ sở, nhân dân đồng thuận ủng hộ rất cao. Kết quả đạt được như sau:

- Ổn định khu dân cư: Từ năm 2013-2018 toàn huyện đã hình thành và

ổn định 40 khu dân cư, trong đó có 01 khu nội thị tại thị trấn Prao, số còn lại vùng nông thôn. Trong giai đoạn trên có 06 điểm dân cư phát sinh mở rộng tập trung tại các thôn Ngã Ba, thị trấn Prao; thôn Ban Mai, xã Ba; thôn Pruôh, xã Jơ Ngây, thôn Cột Buồm, xã Kà Dăng và thôn Xà Nghir, A Xanh, xã Za Hung với tổng kinh phí san ủi, phát triển hạ tầng thiết yếu như điện, đường nội bộ, nước sinh hoạt là 27,43 tỷ đồng. Số khu dân cư của huyện cơ bản hình thành từ sau giải phóng năm 1975 và quá trình sinh sống đã được phát triển ổn định theo hướng phát triển tự nhiên trong cộng đồng và số ít phát triển cơ học do nhu cầu giãn dân theo chương trình 327/CP. Qua đánh giá hằng năm các khu dân cư đang từng bước được xây dựng đáp ứng nhu cầu về tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xuất hiện nhiều điểm mở rộng được xã quy hoạch, quá trình thực hiện chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn nhiều khu dân cư được mở rộng tuyến đường, giãn tuyến vào khu sản xuất để mở rộng dân cư kết hợp phát triển sản xuất, thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển dược liệu, tập trung trồng nguyên liệu dưới tán rừng. Tuy địa hình chia cắt mạnh nhưng khu dân cư quy mô nhỏ cơ cấu nhóm hộ, dòng tộc tự phát quá trình phát triển giao thông. Cơ sở vật chất thiết yếu được quan tâm

đầu tư cơ bản như giao thông nông thôn, điện sử dụng, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt và các cơ sở trường học đáp ứng cơ bản cho nhu cầu dạy và học.

- Về nhà ở và đất sản xuất: Đến nay toàn huyện đã có 5.971/6.372 hộ

ổn định về nhà ở (số liệu thống kê 6/2018). Trong đó, giai đoạn 2013-2018: 792 hộ xây dựng nhà mới, với tổng kinh phí trên 39,66 tỷ đồng cho hỗ trợ làm nhà nguồn vốn thực hiện chủ yếu từ Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh, nhà ở theo Quyết định 22 của Chính phủ và các chương trình nhà tình nghĩa, tình đồng đội,...Quá trình xây dựng nông thôn mới và sự tham gia tích cực trong nhân dân đã xuất hiện nhiều nhà ở khang trang, có giá trị cao, xuất hiện phong trào tự xây nhà, tách hộ lập vườn trong thế hệ trẻ. Nhiều gia đình chủ động chia đất, góp tiền để con cháu sớm ra ở riêng tự lâp không phụ thuộc cha mẹ như trước đây. Số hộ có nhà ở mới và cũ trên địa bàn toàn huyện chủ yếu đất tự khai hoang lâu đời được gia đình chia lại, đất được nhà nước hỗ trợ chủ yếu 6 điểm khu dân cư mới. Tỷ lệ hộ người dân có nhà gắn liền với đất sản xuất chiếm hơn 83% chủ yếu ở nông thôn. Đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho 5124/6372 hộ và cấp đất sản xuất cho các xã Tà lu, A Rooi, Za Hung, Ma Cooih, Sông Kôn và thị trấn Prao, hiện nay huyện tiếp tục kiến nghị HĐND tỉnh có kinh phí đo đạc cấp giấy chứng nhận đất sản xuất cho 9 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam và được Thường trực HĐND tỉnh phân công Ban Dân tộc HĐND tỉnh khảo sát nhu cầu kiến nghị cấp vào năm 2020. Khu dân cư mới được hình thành bảo đảm về hạ tầng, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Các khu dân cư trước đây được chỉnh trang có sự kết hợp với hạ tầng bảo đảm quy hoạch phát triển vùng huyện; nhiều khu dân cư được xây dựng hài hòa có vùng sản xuất, khu phát triển dược liệu, hạ tầng xã hội đáp ứng thẩm mỹ, môi trường; công tác quản lý bảo vệ rừng tại các khu dân cư được giao khoán thực hiện tốt hơn.

hoạch, kế hoạch từng giai đoạn và định hướng đến năm 2025 hoàn thành công tác hỗ trợ sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tại 11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Thực hiện chính sách hỗ trợ sắp xếp, bố trí ổn định dân cư nhằm tạo điều kiện cho các hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng thiên tai; hộ sống phân tán gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng và sản xuất; hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn; hộ mới tách, thiếu đất ở, đất sản xuất; không có đất ở; hộ di cư tự do, khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu vực bảo vệ rừng phòng hộ… ra khỏi vùng thiên tai uy hiếp, từng bước giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, tăng cường cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đầu tư kết cấu hạ tầng, ưu tiên sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, phát triển sản xuất gắn với quy hoạch, xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)