Khái quát chung về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 42)

2.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Đông Giang cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km, cách thành phố Tam Kỳ 145km về phía Tây Bắc. Huyện có đường Hồ Chí Minh nối từ huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên – Huế đi qua về huyện Nam Giang.

Vị trí địa lý:

+ Phía Đông giáp: huyện Hòa Vang – Thành phố Đà Nẵng + Phía Tây giáp: huyện Tây Giang – Tỉnh Quảng Nam

+Phía Nam giáp: huyện Nam Giang và huyện Đại Lộc – Tỉnh Quảng Nam

+ Phía Bắc giáp: huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Địa hình

Địa hình huyện Đông Giang khá phức tạp, phần lớn là núi cao xen kẽ với những thung lũng nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối. Độ chênh cao khá lớn, địa hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao. Cao độ bình quân trên 700m, Đông Giang là một trong những huyện có địa hình khá phức tạp.

Địa hình huyện miền núi được chia thành 3 vùng rõ rệt:

+ Vùng núi cao: Có độ cao trung bình > 1000m phân bố tập trung tại các xã A Ting, Tà Lu, Kà Dăng, Zơ Ngây tổng diện tích khoảng 22.597,91 ha chiếm 27,81% tổng diện tích tự nhiên.

+ Vùng núi có độ cao từ 500 đến 1000m phân bố tại các xã Kà Dăng, Zơ Ngây, Mà Cooi, Tà Lu, Sông Kôn, Arooi và thị trấn P’rao với tổng diện tích khoảng 38.400,61ha chiếm 47,25% tổng diện tích tự nhiên.

+Vùng núi thấp có độ cao < 500m. Phân bố tại các xã: Ba, Tư, thị trấn Prao với diện tích chiếm khoảng 24,94% tổng diện tích tự nhiên.

Nhìn chung, với địa hình nói trên việc đầu tư hạ tầng, bố trí sản xuất nông nghiệp, đất đai, công trình thủy lợi, khu dân cư nông thôn tập trung, giao thông…sẽ rất khó khăn và tốn kém.

-Khí hậu

Đông Giang nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc khu vực Đông Trường Sơn, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 dương lịch và mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch.

-Lượng mưa:

Huyện Đông Giang mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 02 dương lịch, lượng mưa lớn thường tập trung vào tháng 10, tháng 11, tháng 12 dương lịch chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm và mùa mưa lũ.

- Gió:

Trong mùa mưa xuất hiện gió mùa Đông Bắc tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Do ảnh hưởng của không khí lạnh từ vùng núi Bạch Mã và vùng Bà Nà nên thời tiết huyện Đông Giang thường rét lạnh kéo dài, ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất và điều kiện sinh trưởng phát triển của cây trồng. Trong mùa khô xuất hiện gió mùa Tây Nam vào giữa tháng 6 đến tháng 7 dương lịch (từ giai đoạn tiết Hạ chí đến Đại thử) thường hay có những đợt gió khô nóng từ Lào thổi qua Mức độ tác động của gió Lào ảnh hưởng đến các xã khác nhau.

Khí hậu huyện Đông Giang là vùng khí hậu nhiệt đới có độ ẩm lớn, tạo điều kiện đa dạng với các loại cây trồng, thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển cây trồng cũng như con vật nuôi. Tuy nhiên, khó khăn nhất đối với huyện là lượng mưa lớn tập trung theo mùa, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nhân dân. Đặc biệt có các tiểu vùng khí hậu khác nhau

nên khó bố trí cây trồng, vật nuôi như những vùng khác. Mưa lũ gây sạt lỡ, gây xói mòn đất, hư hỏng các công trình thủy lợi, giao thông…xảy ra thường xuyên.

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Căn cứ bản đồ thổ nhưỡng huyện Hiên (trước đây) tỷ lệ: 1/25.000 năm 1978, trên địa bàn huyện Đông Giang có 09 nhóm đất chính, Tài nguyên đất khá phong phú với 09 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất đỏ chiếm trên 69% tổng diện tích đất tự nhiên. Các nhóm đất khác như đất nâu tím trên đá sét (chiếm 15,21% diện tích tự nhiên), đất phù sa sông suối (1,97%), đất vàng nhạt (4,80%)... có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ đến trung bình, độ dốc lớn > 25% chiếm đa số, do vậy nó phù hợp với nhiều loại cây như: ăn quả, lúa, chuối, ngô, rau, đậu…

* Đất sản xuất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp: 4.225,58 ha, chiếm 6,04% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Trong đó: đất trồng cây hằng năm là 3.081,08 ha, chiếm 4,37% đất trồng cây lâu năm là 1.174,50 ha, chiếm 1,67%.

Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm: 2.352,75 ha, các loại cây trồng đều không chủ động nguồn nước và thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác còn hạn chế nên năng suất và sản lượng không cao.

- Đất lâm nghiệp có rừng: 66.175ha, chiếm 81,43% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất rừng sản xuất:

Diện tích 19.132,80 ha, phân bố ở hầu hết các xã, trong đó tập trung nhiều nhất ở xã Ba, Tư, Jơ Ngây...Chia ra thành: đất có rừng tự nhiên sản xuất 9.180,94 ha, đất có rừng trồng sản xuất 3.960,71 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất: 5.220,55 ha và đất trồng rừng sản xuất 770,60 ha.

+ Đất có rừng tự nhiên sản xuất: 9.180,94 ha, chiếm 13,87% diện tích đất nông nghiệp. Phân bố tập trung nhiều ở xã: Ba, A Ting, Mà Cooih, Prao, Za Hung, rừng ở đây có nhiều chủng loại động thực vật khá phong phú, hiện có nhiều loại cây gỗ quý như Kiền kiền, gõ, lim...với trữ lượng gỗ lớn.

+ Đất có rừng trồng sản xuất: 3.960,71 ha, chiếm 5,98% diện tích đất lâm nghiệp. Phân bố hầu hết ở các xã, tập trung nhiều ở xã Ba, Jơ Ngây, Tư, A Ting, cây trồng chủ yếu là keo lá tràm, một số nơi trồng quế.

+ Đất khoanh nuôi phục hồi sản xuất: 5.220,55 ha, chiếm 7,88% diện tích đất lâm nghiệp, tập trung chủ yếu ở xã Jơ Ngây, Tư, Sông Kôn.

+Đất trồng rừng sản xuất: 770,60 ha, diện tích phân bố ở thị trấn Prao, xã Jơ Ngây và Sông Kôn, cây trồng chủ yếu là keo lá tràm.

+ Đất rừng phòng hộ:

Diện tích 36.820,70 ha, phân bố tập trung ở xã Mà Cooih, Kà Dăng, Tư và rải rác ở các xã còn lại. Trong đó: Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 26.036,62 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 10.784,08 ha.

+ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ: chiếm 39,33% diện tích đất lâm nghiệp tập trung nhiều nhất ở xã Mà Cooih, Kà Dăng,Tư, thị trấn Prao: 123 ha. Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ: chiếm 16,29% diện tích đất lâm nghiệp.

+ Đất rừng đặc dụng:

Diện tích 10.247,00 ha, chiếm 15,48% diện tích đất lâm nghiệp. Đây là diện tích thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, vườn Quốc gia Bạch Mã và khu bảo tồn thiên nhiên Sao La, phân bố ở các xã Tà Lu, Sông Kôn, A Ting, Ba, Tư. Trong đó: Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 90.775,10 ha, đất có rừng trồng đặc dụng 147,20 ha, Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng 324,70 ha.

* Tài nguyên nước

mùa. Mùa mưa nguồn nước dồi dào, mùa khô nguồn nước thấp nên nước không ổn định. Địa bàn Huyện có các con sông như: sông Vàng, sông Kôn, sông A Vương…

Nguồn nước ngầm thay đổi theo cấp độ địa hình. Nguồn nước này chưa được khai thác nhiều. Người dân đa số sử dụng nước sinh hoạt từ nước tự chảy qua hệ thống bể lọc. Trong tương lai khi nguồn nước ngầm được khai thác, địa phương sẽ có nguồn nước dồi dào, đáp ứng cho sinh hoạt và tưới tiêu cho cây trồng nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp.

* Tài nguyên rừng

- Huyện nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió ẩm gió mùa, lượng mưa lớn nên rừng phát triển mạnh, thường xanh quanh năm có nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao như: Chò, Giỗi, Lim, Sơn Đào, Kiền Kiền và các cây dược liệu quý như Ba Kích và các lâm sản phụ như song, mây...các loại động vật như: Nai, Mang, Heo rừng, Sơn Dương, Nhím...Tỷ lệ che phủ rừng được giữ vững và có xu hướng tăng lên. Tài nguyên rừng phong phú và đa dạng về số lượng chủng loài, là nơi chứa nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm mang tính đa dạng sinh vật học có giá trị và ý nghĩa phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.

Nhìn chung, công tác quản lý được thực hiện, tình trạng khai thác rừng diễn ra ít. Các loại cây gỗ quý trữ lượng gỗ khá lớn, rừng nguyên sinh và phát triển tốt. Việc xây dựng một số nhà máy thuỷ điện, đường dây điện, giao thông...đã sử dụng một số diện tích đất rừng phòng hộ.

*Tài nguyên khoáng sản

Huyện Đông Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng về chủng loại, đặc biệt có nhiều loại khoáng sản có tính năng, công dụng và giá trị rất cao, phân bổ ở hầu hết các xã trong huyện. Các loại khoáng sản quý hiếm như: Vàng, vàng sa khoáng, than đá, đá xây dựng, thiếc, kaolin, sắt

tập trung tại các xã: Ba, Tư, Sông Kôn, A Ting, Kà Dăng, Mà Cooih; nước khoáng ở Sông Kôn; nguyên liệu chịu lửa, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng ở thị trấn Prao…

Hiện nay một số điểm khoáng sản đã và đang khai thác như vàng Phu Nếp, một số điểm khai thác đang lập hồ sơ trình UBND tỉnh cấp phép hoạt động.

2.1.3. Dân số và lao động ngành nông nghiệp

2.1.2.1. Dân số

- Dân số 26.635 khẩu, 6.372 hộ (năm 2017), mật độ dân số 30 người/km2. Tốc độ tăng dân số là 1,63% giai đoạn 2010-2015. Mật độ dân số cư trú cao hơn so với huyện Nam Giang, Tây Giang…

- Dân cư phân bố thưa, không đồng đều, tập trung đông ở thị trấn và xã Ba do ở đây là hai khu vực buôn bán và trao đổi hàng hóa lớn của huyện.

- Nhà ở dân cư xây dựng dọc hai bên tuyến Quốc lộ 14G và 1 đoạn đường Hồ Chí Minh qua thị trấn, còn lại là các điểm dân cư có quy mô nhỏ phân bố rãi rác thành các cụm dân cư (thôn) trong các xã.

- Tỷ lệ dân số phân bố ở khu vực nông thôn chiếm: 81,42%, dân số ở đô thị chiếm: 18,58%. Như vậy, người dân chủ yếu sống ở nông thôn và gắn bó với ngành nông lâm nghiệp là chủ yếu. Tỷ lệ đô thị hóa theo thống kê chỉ ở mức 18,58%.

- Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc: có 06 dân tộc sinh sống, trong đó: dân tộc Cơ tu chiếm 73,21%, dân tộc Kinh chiếm 26,39%, còn lại là dân tộc Mường, Thái, Tày, Mnông, Hre, Cadong.

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: từ 15 - 49 tuổi: 12.446 người, đây là nguồn nhân lực quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện tại và trong những năm đến. Độ tuổi trẻ em từ 0 - 14 tuổi chiếm tỷ trọng lớn: 9.295 độ tuổi > 60 tuổi: 1.803 người.

- Số người trong độ tuổi lao động toàn huyện năm 2017 là 16.774 người chiếm 63% dân số.

- Số lao động nông, lâm nghiệp thủy sản: 14.512 người chiếm 86,51% so với tổng lao động. Theo kết quả điều tra lao động nông nghiệp chủ yếu chưa qua đào tạo và có trình độ tay nghề thấp.

2.1.4. Tình hình kinh tế - xã hội

2.1.3.1. Kinh tế

-Tăng trưởng kinh tế

+ Là huyện có nền kinh tế xuất phát điểm thấp, giá trị sản xuất gần 777,5 tỷ. Từ khi tách huyện vào năm 2003, giá trị sản xuất của huyện liên tục tăng với tốc độ khá (chủ yếu công nghiệp điện).

+ Năm 2017 tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn bộ nền kinh tế thời kỳ đạt ở mức cao 12,64%/năm. Trong đó: ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 61% trong cơ cấu kinh tế, là ngành chủ lực. Ngành nông nghiệp tăng trưởng ở mức cao nhất 28,55% và chiếm tỷ lệ giảm dần trong cơ cấu lao động lĩnh vực kinh tế qua các năm. Tổng mức bán lẽ hàng hóa dịch vụ tăng khá, chiếm trên 10,55% giá trị.

+ Tăng trưởng kinh tế đã góp phần thúc đầy huyện góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hoàn thành tốt các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 -2015 và tiếp tục tạo đà tăng trưởng cho giai đoạn 2015-2020 và xa hơn.

+ Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-2018 đạt trên 635 tỷ/năm.

+Mặc dù tỷ trọng công nghiệp cao nhưng ngành nông lâm nghiệp hiện tại vẫn là ngành chủ lực trong cơ cấu kinh tế của huyện góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy khu vực nông thôn phát triển.

-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

đó ngành nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao 58% năm 2013, giảm xuống còn 28,55% năm 2018 trong tổng giá trị sản xuất.

+ Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ: giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp. Tuy vậy, trong những năm đến ngành nông, lâm, thủy sản vẫn còn là ngành chủ đạo trong cơ cấu kinh tế huyện.

+ Lao động nông nghiệp, nông thôn hầu hết là lao động tại chỗ có vai trò quan trọng trong ổn định KT- XH của huyện.

-Thu nhập và đời sống của nhân dân

+Thu nhập bình quân đầu người có sự cải thiện đáng kể, vào năm 2013 thu nhập bình quân đạt 15,8 triệu tăng lên 24,6 triệu đồng năm 2017 nhưng vẫn còn thấp hơn so với mức chung của toàn tỉnh và cả nước.

+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần từ 52,77% năm 2013 giảm xuống còn dưới 29,34% năm 2018 là một trong những huyện miền núi có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất toàn tỉnh.

2.1.3.2. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn * Giao thông:

- Tuyến đường Hồ Chí Minh có chiều dài 37,7 km đi qua các xã, thị trấn Prao - Za Hung - Mà Cooi là tuyến giao thông quan trọng để huyện phát triển kinh tế - xã hội. Mùa mưa bão là tuyến đường đi lai được với vùng phía Đông khi đường Quốc lộ 14G bị sạt lỡ.

- Tuyến Quốc lộ 14G có chiều dài 43 km từ Thị trấn Prao - Tà Lu-Sông Kôn- Jơ Ngây - A Ting - xã Ba - Huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng và vùng phía Đông. Hiện QL 14G đang xuống cấp, chưa được nâng cấp. Hiện tại đoạn ở Dốc Kiền địa phận huyện Hòa Vang mới khắc phục tạm thời.

mùa. Hiện nay đang có dự án chuẩn bị thi công nâng cấp đoạn hư hỏng.

- Các tuyến đường liên thôn, liên xã: có chiều dài 65 km đa số là các tuyến đường bê tông và đất. Đến năm 2018 không còn xã chưa có đường giao thông nông thôn đến trung tâm xã.

- Tuyến đường nội thị ở thị trấn Prao đã thâm nhập nhựa hoàn toàn và đang xúc tiến mở rộng về hướng Tây.

- Các công trình cấp nước tự chảy đã được xây dựng trên hầu hết các thôn, xã đáp ứng được nhu cầu dùng nước sinh hoạt. Tỷ lệ cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn huyện đạt 86% số hộ .Trong đó tỷ lệ hộ sử dụng nước sách đạt 35% . Huyện đã có 114 công trình thủy lợi có công suất khoảng 390 ha.

* Cấp điện

- Toàn huyện đã có 40/40 thôn có điện thắp sáng từ hệ thống lưới điện quốc gia. Tỷ lệ cấp điện sinh hoạt đạt 99%.

* Bưu điện

-Trên địa bàn đã có 3 tổng đài điện tử, 4 bưu điện văn hoá xã, có 11/11 xã, thị trấn có điện thoại cố định. Mạng lưới sóng di động có các nhà cung cấp Vinaphone, Mobilfone và Viettel đã phủ sóng 11/11 xã ở địa bàn đáp ứng nhu cầu liên lạc của người dân.

* Thoát nước mưa và thoát nước bẩn

- Các thôn, xã chưa được đầu tư xây dựng cho hệ thống thoát nước mưa.

-Chỉ có các tuyến đường ở trung tâm thị trấn thì đã đầu tư xây dựng hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)