2.2.1.1. Tình trạng nợ xấu luôn gia tăng trong giai đoạn 2013-2015
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế trong và ngoài nước, Maritime Bank cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng từ những thách thức này. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng tăng dần từ năm 2013-2015. Bảng 2.2 cho thấy kết quả phân loại nợ chi tiết của Maritime Bank trong các năm 2013-2017(xem Bảng 2.2):
33
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện chỉ tiêu phân loại nợ ở Maritime Bank (2013-2017) Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Tỷ lệ/ Tổng dư nợ (%) Năm 2014 Tỷ lệ/ Tổng dư nợ (%) Năm 2015 Tỷ lệ/ Tổng dư nợ (%) Năm 2016 Tỷ lệ/ Tổng dư nợ (%) Năm 2017 Tỷ lệ/ Tổng dư nợ (%) Tổng dư nợ 28.944 100 27.409 100 23.509 100 28.091 100 35.119 100 Nợ nhóm 1 24.055 83,11 23.521 85,81 20.622 87,72 25.413 90,47 32.832 93,49 Nợ nhóm 2 4.123 14,24 3.146 11,48 1.675 7,12 1.720 6,12 1.456 4,15 Nợ nhóm 3 53 0,18 230 0,84 181 0,77 92 0,33 82 0,23 Nợ nhóm 4 163 0,56 125 0,46 71 0,30 183 0,65 73 0,21 Nợ nhóm 5 550 1,90 387 1,41 960 4,08 683 2,43 676 1,92 Tỷ lệ nợ xấu 2,65% 2,71% 5,16% 3,41% 2,37%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank 2013-2017
Số liệu từ Bảng 2.2 cho ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank tăng dần qua các năm từ 2013 đến năm 2015. Có thể thấy con số nợ xấu giai đoạn này đã ở mức nguy hiểm. Đối tượng khách hàng Maritime Bank là doanh nghiệp chiếm đến 90,5% tổng
34
dư nợ và có mặt ở hầu hết lĩnh vực từ bất động sản, chứng khoán, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ…những lĩnh vực bị ảnh hưởng lớn từ thị trường thế giới.
Bảng 2.3: Tỷ trọng nợ xấu theo ngành nghề tại Maritime Banknăm 2015-2017
Đơn vị: % STT Ngành nghề Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Khai khoáng 0 6,5 6,18
2 Công nghiệp chế biến 11,17 6,7 6,38
3 Xây dựng 0,77 4,55 4,33
4 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ khác 10,36 4,61 4,39
5 Vận tải biển 15,66 10,1 11,4
6 Hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm 0 2,33 3,53
7 Hoạt động kinh doanh bất động sản 57,81 62,31 59,3
8 Ngành khác 4,23 2,91 4,49
Tổng 100 100 100
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh của Maritime Bank năm 2017
Qua Bảng 2.3 có thể thấy nợ xấu của Maritime Bank tập trung ở 3 ngành đó“là hoạt động kinh doanh bất động sản, vận tải biển và công nghiệp chế biến. Trong đó cao nhất là hoạt động kinh doanh bất động sản, tỷ lệ nợ xấu của ngành này trên tổng nợ xấu luôn ở mức cao vượt trội so với các ngành khác. Năm 2015, ngành có nợ xấu cao nhất tính trên tổng nợ xấu là hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 57,81%, tiếp đó là vận tải biển chiếm 15,66%, ngành công nghiệp chế biến chiếm 11,17%. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ xấu ngành hoạt động kinh doanh bất động sản là 62,31%, tiếp theo là vận tải biển chiếm 10,1%, công nghiệp chế biến
35
chiếm 6,7%. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ xấu ngành hoạt động kinh doanh bất động sản là 59,3%, tiếp theo là vận tải biển 11,4%, công nghiệp chế biến là 6,38%.”
Tỷ lệ nợ xấu cao đối với hoạt động kinh doanh bất động sản và vận tải biển tại Maritime Bank cũng là điều dễ hiểu khi thời gian qua dư nợ trong các hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất.
Giai đoạn này, Maritime Bank cũng được biết đến với chủ nợ của các doanh nghiệp vận tải biển, công ty tài chính. Maritime Bank đã nhận hàng loạt con tàu đóng dở dang, tàu cũ đã qua sử dụng như vậy với khối TSBĐ này rất khó để xử lý. Nếu bán thanh lý thì sẽ lỗ lớn còn nếu đổ vốn đề hoàn thiện thì tìm đầu ra càng khó. Đáng chú ý, Maritime Bank đã nhận lại hơn hai chục con tàu của Công ty cho thuê tài chính ALC 1 và ALC 2 (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam), do 2 doanh nghiệp này gặp khó khăn về tài chính, thua lỗ nặng, có nhiều sai phạm trong hoạt động… Hàng loạt con tàu đóng dở dang, tàu cũ đã qua sử dụng được bàn giao sang cho Maritimebank quản lý, như loạt 11 con tàu trọng tải 5.200 tấn, loạt 3 tàu 7.200 tấn của Công ty Công nghiệp tàu thủy Thái Sơn, tàu Star 88, Hufa Star, Hoàng Cương 28, Sunrise 15, tàu Phú Đạt … Những TSBĐ cho khoản nợ của ALC 1 và ALC 2 chủ yếu được thế chấp bằng chính tàu đóng mới (tài sản hình thành trong tương lai) hoặc tàu mua cũ (báo cáo tài chính năm 2013-2016). Phía ngân hàng đã tiến hành đánh giá lại tình trạng tàu, giá trị của tàu để quyết định sẽ bán thanh lý, thu hồi vốn hay tiếp tục đổ thêm tiền hoàn thiện tàu. Tuy nhiên, giá trị thực tế của tàu biển đã sụt giảm mạnh do thị trường mua bán tàu cũ suy giảm, khấu hao tự nhiên, cung vượt cầu … Do đó, để xử lý khối nợ này, Maritime Bank đã phải bán thanh lý một số tàu với giá sắt vụn, xử lý nợ xấu. Số tàu vẫn còn khả năng khai thác được chuyển sang cho một công ty để tiếp tục sửa chữa, khôi phục hoạt động… Nợ cũ chưa xử lý, nợ mới phát sinh ngày càng làm gia tăng nợ xấu của ngân hàng.
Năm 2015 là năm khó khăn nhất cho Maritime Bank trong giai đoạn này. Mặc dù dư nợ cho vay đạt mức thấp nhất là 23.509 tỷ đồng nhưng nợ xấu lại nhiều nhất
36
lên đến 1.212 tỷ đồng, chiếm 5,16%. Đặc biệt là nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng lên đột biến (tăng 148% so với năm 2013) và chiếm hơn 4% tổng dư nợ.
2.2.1.2. Tình trạng nợ xấu được cải thiện trong năm 2016-2017
Từ năm 2016, tỷ lệ nợ xấu giảm dần từ 3,41% trong năm 2016 xuống còn 2,37% năm 2017.(xem Biểu đồ 2.1)
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM Việt Nam năm 2017
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2017
Biểu đồ 2.1 cho thấy tỉ lệ nợ xấu năm 2017 của một số NHTM đã giảm xuống mức dưới 3% đó là một tín hiệu tích cực. Thời gian qua, nợ xấu chủ yếu do các các tổ chức tín dụng tự xử lý là 57,2%, còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức cá nhân khác) chiếm 42,8%. Qua hơn 3 năm kể từ khi hoạt động, VAMC đã mua gần 300.000 tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên các NHTM cũng phải tìm các xử lý nợ xấu hiệu quả hơn, phần bán lại nợ của VAMC chỉ được vài phần trăm dù đã được hỗ trợ khá nhiều về chính sách. Chính vì thế, từ năm 2016, có một số ngân hàng đã mua lại nợ đã bán cho VAMC trước đó về tự xử lý. Đơn cử trường hợp của Vietcombank đã mua lại toàn bộ nợ của VAMC và là ngân hàng đầu tiên sạch nợ tại công ty này. Tiếp đó là trường hợp VIB khi trong năm vừa qua, ngân hàng này cũng
37
đã mua lại 30% số nợ đã bán cho VAMC để về tự xử lý. Điều này cũng gây áp lực gia tăng tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành Ngân hàng (2013-2017)
Đơn vị: %
Nguồn: Thống kê nợ xấu của các ngân hàng năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước
Biểu đồ 2.2 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank năm 2017 vẫn tương đối cao so với các NHTM được niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên nếu so với tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng thì trong các năm 2013, 2014, 2017 tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu toàn ngành và chỉ cao hơn tỷ lệ nợ xấu toàn ngành vào năm 2015 -2016.
Mặc dù đã nỗ lực đưa nợ xấu về dưới 3% theo chỉ đạo của NHNN nhưng cũng phải nói thêm rằng, tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM cũng như Maritime Bank giảm một phần nhờ bán nợ sang VAMC. Nếu tính cả số dư nợ đã bán cho VAMC, thì tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank còn cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu được báo cáo.(xem bảng 2.4)
38
Bảng 2.4: Nợ xấu và Nợ bán cho VAMC của Maritime Bank
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Nợ xấu Maritime Bank Dư nợ Maritime Bank Dư nợ bán cho VAMC Tổng nợ xấu (bao gồm nợ bán cho VAMC) Tổng dư nợ (bao gồm nợ bán cho VAMC) Tỷ lệ nợ xấu (bao gồm nợ bán cho VAMC) (1) (2) (3) (4)=(1)+(3) (5)=(2)+(3) (6) = (4)/(5) *100% Năm 2013 766 28.944 0 766 28.944 2,65 Năm 2014 742 27.409 506 1.248 27.915 4,47 Năm 2015 1.212 23.509 3.953 5.165 27.462 18,81 Năm 2016 958 28.091 9.983 10.941 38.074 28,74 Năm 2017 831 35.119 8.874 9.705 43.993 22,06
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo thường niên của Maritime Bank 2013-2017
Khi bán nợ xấu cho VAMC, nợ xấu của Maritime Bank được đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản, ngân hàng giảm bớt được áp lực từ nợ xấu. Tuy nhiên, đây không phải là hình thức mua đứt, bán đoạn, mà trách nhiệm xử lý nợ xấu vẫn thuộc về Maritime Bank. Tuy bán nợ cho VAMC, nhưng mỗi năm, Maritime Bank vẫn phải trích lập DPRR tối thiểu 20% cho TPĐB do VAMC phát hành.”
39
Nhìn vào Bảng 2.4 có thể thấy nếu tính cả số nợ xấu mà Maritime Bank đã bán cho VAMC thì tỷ lệ nợ xấu từ năm 2015-2017 vẫn còn ở mức cao. Trong giai đoạn này, hầu hết nợ xấu của Maritime Bank đã chuyển qua VAMC quản lý, nợ xấu còn lại trên bảng cân đối kế toán của Maritime Bank là thấp.
Đối với các khoản nợ xấu Maritime Bank bán sang VAMC theo phương thức thanh toán bằng TPĐB tập trung vào 2 ngành nghề kinh doanh là hoạt động kinh doanh bất động sản và vận tải biển.(Xem Biểu đồ 2.3)
Biểu đồ 2.3: Nợ xấu bán cho VAMC theo các ngành nghề
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo nợ xấu theo ngành nghề của VAMC năm 2017
Tổng nợ xấu của 2 ngành này chiếm gần 74% nợ xấu của MSB bán sang VAMC, trong đó riêng nợ xấu ngành hoạt động kinh doanh bất động sản là hơn 60%. Tiếp sau đó là ngành công nghiệp chế biến và khai khoáng. Hậu quả này xuất phát từ nguyên nhân cơ cấu dư nợ không hợp lý tại Maritime Bank cộng thêm ảnh hưởng của sự suy thoái thị trường bất động sản và thị trường vận tải biển. Để có thể nhìn thấy rõ hơn về cơ cấu dư nợ không hợp lý của Maritime Bank, ta có thể phân tích từ tỷ trọng dư nợ theo từng lĩnh vực giai đoạn năm 2013-2014, đây là giai đoạn trước khi Marime Bank chuyển nợ xấu sang VAMC (xem Phụ lục 2- Bảng 2.5)
40
Nhìn vào Bảng 2.5 có thể thấy rõ, giai đoạn 2013-2014, Maritime Bank đã tập trung lượng vốn lớn để cho vay vào các ngành hoạt động kinh doanh BĐS; công nghiệp chế biến; vận tải biển và kinh doanh thương mại. Trong đó dư nợ lớn nhất là ngành hoạt động kinh doanh BĐS, tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp bất động sản cả 2 năm luôn ở vị trí cao nhất.
Năm 2013, tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp bất động sản là 23,73% và tăng lên 26% trong năm 2014. Khi thị trường bất động sản ở Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái đã đẩy tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank tăng cao.
Một ví dụ về nợ xấu của Maritime Bank trong cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản là khoản nợ của nhóm khách hàng bao gồm Công ty CP Sài Gòn One Tower (trước đây là Công ty CP Địa Ốc Sài Gòn M&C), Công ty CP Đầu tư Liên Phát, Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Minh Quân, Công ty CP Tân Superdeck M&C với tổng dư nợ (gốc và lãi) trên 7.000 tỷ đồng liên quan đến đầu tư dự án cao ốc Saigon One Tower tại TP Hồ Chí Minh. Dự án này đã được VAMC tổ chức thu giữ vào ngày 21/8/2017. Đây là dự án được đồng tài trợ bởi Maritime Bank và Ngân hàng TMCP Đông Á, trong đó Maritime Bank tài trợ khoảng 4.000 tỷ đồng. Khi triển khai xây dựng Saigon One Tower được xem là dự án cao thứ 3 tại TP Hồ Chí Minh, có vị trí đặc địa, nằm ngay tại trung tâm Quận 1. Tuy nhiên dự án đã không hoạt động nhiều năm nay và mới chỉ hoàn thành 80% khối lượng, dẫn đến không có nguồn thu trả nợ ngân hàng, nợ xấu xảy ra là điều tất yếu. Đây là một ví dụ điển hình về tình trạng nợ xấu tại các doanh nghiệp bất động sản.
Ngành vận tải biển đứng vị trí thứ 4 trong tỷ trọng cho vay năm 2013 và đứng vị trí thứ 3 vào năm 2014. Tuy nhiên nợ xấu của ngành vận tải biển lại đứng thứ 2 chỉ sau ngành hoạt động kinh doanh bất động sản. Thị trường vận tải biển từ năm 2015 đến nay suy giảm trầm trọng và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Maritime Bank đã chủ động xử lý các tài sản thế chấp là tàu biển tuy nhiên số tiền thu hồi về không đủ để các doanh nghiệp trong ngành tất toán khoản vay.
Vì vậy, để có cái nhìn đầy đủ hơn về nợ xấu của Maritime Bank, cần tính cả số nợ xấu mà Maritime Bank đã bán cho VAMC. Từ số liệu tại Bảng 2.4 ta có bức tranh tổng thể về nợ xấu của Maritime Bank (xem bảng 2.6)
41
Bảng 2.6: Phân tích về tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank (bao gồm nợ đã bán cho VAMC)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tỷ lệ nợ xấu (%) 4,47 18,81 28,74 22,06
Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu (%) <3 <3 <3 <3 Tốc độ gia tăng nợ xấu (%) 62,92 313,86 111,83 -11,30 Tốc độ tăng trưởng tín dụng
(%) -3,56 -1,62 38,64 15,55
Nguồn: Báo cáo thường niên Maritime Bank và tính toán của tác giả
Căn cứ trên kết quả ở Bảng 2.6, ta thấy tỷ lệ nợ xấu thực tế của Maritime Bank luôn cao hơn so với mục tiêu đề ra. Mặc dù luôn đặt ra mục tiêu đưa nợ xấu về dưới 3%, nhưng Maritime Bank vẫn chưa thực hiện được. Từ năm 2014-2015, tốc độ gia tăng nợ xấu rất cao, năm 2014 là gần 63% và đến năm 2015 là hơn 300%. Điều đáng nói, trong giai đoạn 2013-2014, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng là âm nhưng tốc độ gia tăng nợ xấu vẫn tăng mạnh. Điều đó có thể cho thấy, hoạt động quản lý nợ xấu của Maritime Bank thời điểm này đang gặp vấn đề rất lớn. Từ năm 2016-2017, Maritime Bank đã có những điều chỉnh để làm giảm tốc độ gia tăng nợ xấu. Năm 2017, tốc độ gia tăng nợ xấu đã xuống mức âm, dù giai đoạn này tín dụng luôn ở mức tăng trưởng. Đây cũng là những nỗ lực rất lớn của Maritime Bank.”