Các nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 68 - 74)

-Nguyên nhân chủ quan

Chiến lược QLRR chưa hoàn thiện

Đến cuối năm 2016, Maritime Bank mới xây dựng khung QLRR, các nội dung về chiến lược QLRR vẫn chưa được ngân hàng hoàn thiện. Maritime Bank chưa tuyên bố chiến lược QLRR của mình trong việc sẵn sàng cấp tín dụng dựa trên loại hình rủi ro tiềm năng, ngành kinh tế, vị trí địa lý, đồng tiền, kỳ hạn và mức sinh lời dự kiến, chưa xác định thị trường mục tiêu và các đặc tính tổng quát mà ngân hàng muốn đạt được trong danh mục tín dụng. Ngân hàng cũng chưa phổ biến tỷ lệ nợ xấu ở mức mà ngân hàng chấp nhận trong toàn ngân hàng. Thời gian qua cơ cấu cho vay theo ngành nghề của Maritime Bank chưa thật sự tốt khi tỷ trọng dư nợ cho vay ngành kinh doanh bất động sản và vận tải biển chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thuộc ngành này phụ thuộc phần lớn vào tình hình kinh tế trong nước và thế giới nên gặp rất nhiều rủi ro.

59

Hệ thống thông tin khách hàng còn nhiều bất cập

Phương pháp phân loại nợ hiện đại trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đòi hỏi hệ thống thông tin khách hàng phải đầy đủ, cập nhật nhưng việc thu thập thông tin vẫn còn thiếu. Điều này dẫn đến kết quả xếp hạng khách hàng không hoàn toàn chính xác. Bên cạnh đó, thông tin lịch sử của khách hàng còn ít, không cập nhật, cho nên khi có những dấu hiệu không tốt về khả năng tài chính, khả năng trả nợ ngân hàng không kịp nhận diện để có các phương án xử lý kịp thời dẫn đến chậm trễ trong việc quản lý nợ xấu.

Mặt khác, tại các chi nhánh chưa nghiêm túc thực hiện đánh giá khách hàng và đôi khi ngụy tạo dữ liệu khách hàng nên kết quả phân loại nợ dựa trên phương pháp định tính thiếu chính xác. Ngoài các thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng còn gặp nhiều khó khăn với các kênh thông tin khác về khách hàng. Rất khó kiểm chứng được toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Ngân hàng chưa có sự kết nối thông tin tốt với các cơ quan khác như Thuế, Hải quan...để kiểm chứng những thông tin do khách hàng cung cấp.”

Chưa chú trọng kiểm soát rủi ro ở khâu cấp và đánh giá tín dụng

Kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa đủ mạnh về số lượng và trình độ cán bộ. Thiếu phương tiện và điều kiện nắm bắt thông tin, nên không thực hiện được nhiệm vụ nắm bắt hoạt động của Maritime Bank, đó là công tác kiểm tra kiểm soát không có môi trường công nghệ thông tin hỗ trợ. Bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ làm việc đôi lúc còn bị động do còn phải tham gia vào nhiều những công việc khác ngoài chương trình công tác đã được phê duyệt. Do vậy mà đôi khi đã không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hệ thống còn chưa được thống nhất trong các phòng ban, chưa tạo được sự nhất trí cao trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát. Điểm mạnh hơn của kiểm tra nội bộ sơ với thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời đồng thời tính sâu sát của người kiểm tra, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Tuy nhiên, ở Maritime Bank, hệ thống kiểm tra, kiểm soát vẫn chưa phát huy được tối đa vai trò của mình. Hệ thống kiểm soát nội bộ của Maritime Bank chưa phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai

60

sót trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung, kiểm soát nội bộ mới chỉ có ý nghĩa phát hiện, chưa có tác dụng hoàn thiện, chưa phát huy vai trò cảnh báo rủi ro. Hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cao dẫn đến nguy cơ nợ xấu phát sinh và xử lý không hiệu quả do dư nợ tín dụng của Maritime Bank cao trong khi chất lượng tín dụng còn hạn chế.”

-Nguyên nhân khách quan

Hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ

Hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng tuy đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho NHTM chủ động trong xử lý nợ xấu, nhưng còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, nhiều văn bản còn mâu thuẫn và chưa bao quát được hết các tình huống có khả năng phát sinh trên thực tế. Ví dụ có thể kể đến các vấn đề sau:

Đối với quyền thu giữ tài sản trong trường hợp khách hàng có nợ xấu và không hợp tác xử lý TSBĐ: Quyền thu giữ TSBĐ của NHTM đã được quy định tại Điều 63, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.“Tuy nhiên trên thực tế VAMC cũng như các NHTM không thể chủ động thu giữ nếu các chủ tài sản không đồng thuận, cố tình chống đối, thậm chí tạo ra các tranh chấp khác liên quan đến TSBĐ để khởi kiện ra tòa nhằm kéo dài thời gian xử lý TSBĐ. VAMC/NHTM sẽ phải chờ bản án của Tòa án, tạo tâm lý chây ỳ trả nợ của bên có nghĩa vụ, tạo áp lực lên các cơ quan xét xử. Theo đó, việc xử lý TSBĐ của VAMC/NHTM sẽ bị kéo dài thời gian, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC/NHTM.”

Đối với mua, bán nợ, TSBĐ theo giá trị thị trường: Pháp luật hiện hành cho phép mua, bán nợ, TSBĐ theo giá trị thị trường nhưng chưa quy định cụ thể về việc NHTM bán nợ thấp hơn giá trị ghi sổ gây ra tâm lý e ngại không dám xử lý nợ do nguy cơ vướng rủi ro pháp lý.

Đối với quyền xử lý TSBĐ là dự án bất động sản: pháp luật cho phép thế chấp/nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai (bao gồm cả các dự án bất động sản). Khi không trả được nợ, về nguyên tắc, VAMC/NHTM phải được quyền xử lý

61

TSBĐ đã nhận thế chấp hợp pháp. Các dự án là TSBĐ về cơ bản đều đã được đánh giá, xem xét về hiệu quả, tiềm năng và đều nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Việc chuyển nhượng được các TSBĐ này sẽ góp phần mang lại hiệu quả cho nền kinh tế bên cạnh việc xử lý nợ xấu của VAMC/NHTM. Tuy nhiên, việc yêu cầu VAMC/NHTM chỉ được xử lý TSBĐ là dự án bất động sản khi đáp ứng đầy đủ điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản theo Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 là không khả thi vì về cơ bản rất nhiều khoản nợ xấu đã bán cho VAMC có TSBĐ là dự án bất động sản hoặc tài sản hình thành trong tương lai là các dự án bất động sản chưa hoàn thành “công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt” hoặc chủ đầu tư chưa có đủ giấy chứng nhận “QSDĐ đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng”. Do vậy, quy định bất hợp lý này cũng đã cản trở quyền xử lý TSBĐ hợp pháp của VAMC/NHTM.

Thiếu cơ chế chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xử lý TSBĐ và mua bán nợ xấu, thị trường mua bán nợ chậm phát triển làm việc xử lý nợ xấu kéo dài hơn, gia tăng chi phí do nợ xấu gây ra cho NHTM, khách hàng vay và nền kinh tế.”

Các quy định về pháp luật hiện hành chưa bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của các NHTM, quy định của pháp luật về xử lý TSBĐ để thu hồi nợ còn nhiều bất cập làm hạn chế hiệu quả việc xử lý nợ xấu. Hiện nay thời gian xử lý nợ, TSBĐ qua tòa án không hiệu quả. Theo Báo cáo về môi trường kinh doanh 2017 của của Ngân hàng thế giới (Doing Business, 2017), thời gian giải quyết khoảng 400 ngày; chi phí chiếm khoảng 29% giá trị đòi nợ; chỉ số chất lượng tố tụng tư pháp của Việt Nam chỉ đạt 6,5/18. Trong khi đó pháp luật về tố tụng dân sự chưa cho phép áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ của bên bảo đảm và quyền xử lý TSBĐ của bên nhận bảo đảm. Quá trình xử lý nợ xấu, TSBĐ giai đoạn vừa qua cho thấy khó khăn vướng mắc của quá trình xử lý nợ xấu, TSBĐ còn do cách hiểu và thực thi pháp luật chưa thống nhất. Xử lý nợ xấu qua tòa án, NHTM còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do cách hiểu, cách áp dụng pháp luật không thống nhất của các tòa án khác nhau.”

62

Thiếu sự phối hợp hỗ trợ từcác cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp trong quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng, thậm chí các cơ quan này còn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu liên quan đến nhiều đối tượng khách hàng (cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân...), nhiều lĩnh vực (sắp xếp lại doanh nghiệp, xử lý tài chính cho doanh nghiệp, xử lý TSBĐ...),” nhiều thủ tục hành chính (đơn từ, xác nhận, chứng thực, đăng ký, thẩm định, quy hoạch, phê duyệt, giải trình...) trong khi các văn bản quy định về các vấn đề này chưa đồng bộ, rõ ràng. Một số cơ quan chính quyền địa phương lại không tạo điều kiện cho ngân hàng trong giải quyết các công việc có liên quan nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xử lý nợ xấu.

Một số giải pháp trong Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án “xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và đề án “ thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam” thuộc trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương để hỗ trợ xử lý nợ xấu đã được triển khai. Tuy nhiên, một số Bộ, ngành, địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm, chưa chủ động thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, đặc biệt là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về hoàn thiện hồ sơ pháp lý TSBĐ, xử lý TSBĐ. Quá trình xét xử, thi hành án với nhiều thủ tục phức tạp, kéo dài làm việc xử lý nợ xấu thông qua tòa án, thi hành án rất chậm, chưa hiệu quả.

Tóm tắt Chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về Maritime Bank, quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh, Chương 2 của Luận văn đã đánh giá thực trạng nợ xấu của Maritime Banktrong giai đoạn 2013- 2017. Qua phân tích thực trạng cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank năm 2013 thuộc nhóm các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, đồng thời luôn ở mức cao hơn bình quân ngành xét trong giai đoạn 2013- 2017.

Đây là một trong những bất lợi và là mảng tối nghiêm trọng mà Maritime Bank phải đối mặt và hậu quả sẽ còn kéo dài trong nhiều kỳ về sau. Chính vì vậy cần thiết phải đánh giá đúng thực trạng quản lý nợ xấu của Maritime Banktrong giai đoạn 2013- 2017. Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý nợ xấu

63

như công tác quản lý nợ xấu được thực hiện nghiêm túc và thống nhất trong toàn hệ thống; tốc độ gia tăng nợ xấu đã giảm đi đáng kể, qui mô nợ xấu được duy trì ở mức tương đối ổn định; các biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc kiểm soát và xử lý nợ xấu... thì hoạt động quản lý nợ xấu của Maritime Bankvẫn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.

Luận văn đã chỉ ra được những hạn chế chủ yếu trong công tác quản lý nợ xấu của Maritime Bank, những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến các hạn chế nêu trên. Tất cả những nội dung trên là cơ sở để luận văn đưa ra những phương hướng và giải pháp về việc nâng cao việc quản lý nợ xấu tại NHTM CP Hàng Hải ở Chương 3.

64

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI TRONG THỜI GIAN TỚI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)