Thực tế chỉ ra, để có ngành công nghiệp ô tô phát triển thì cần một thời gian dài, như châu Âu trải qua hơn 100 năm, Nhật Bản 50 năm, Hàn Quốc 30 năm và các nước Asean Trung Quốc mất hàng chục năm. Bởi vậy, việc phát triền ngành công nghiệp ô tô cần một thời gian dài, thậm chí để đạt được mục đích lâu dài cần hi sinh cái lợi trước mắt. Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm từ các nước, tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, Nhà nước cần sử dụng chính sách thuế quan như một biện pháp phù hợp điều chỉnh lợi ích nhằm kích thích các nhà sản xuất tăng tỷ lệ nội địa trên một sản phẩm ô tô thay vì chỉ lắp ráp hoặc thực hiện các công đoạn đơn giản.
Thứ hai, Chính phủ sử dụng các biện pháp được sự cho phép như trợ cấp kinh phí R&D, để góp phần kích thích đầu tư, định hướng, phân luồng về đầu tư ( cả về vốn và công nghệ) vào các ngành công nghiệp phụ trợ của nền công nghiệp sản xuất ô tô để giảm tình trạng mất cân đối như hiện nay. Một ngành công nghiệp ô tô được coi là phát triển bền vững nếu có ít nhất 1.600 nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng cho một hang ô tô.
Đồng thời, từ kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan cung chỉ ra, muốn phát triển bền vững, việc hoàn thiện chinh sách cần cấp nhà nước cao nhất theo dõi trực tiếp, kết hợp sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp. Cần có một kênh trao đổi hiệu quả giữa Chính phủ và doanh nghiệp, đồng thời cần đưa ra các quyết định đảm bảo lợi ích 3 bên: Chính phủ- doanh nghiệp- người tiêu dùng, trong đó doanh nghiệp cần nắm vững định hướng và cam kết của Chính phủ về cam kết phát triển ngành của mình
Tóm lại chính sách thuế quan của Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, với việc thuế quan thay đổi liên tục, không có tính có nhất quán, dễ gây bất ổnvới các nhà đầu tư tiềm năng và hiện tại. Từ những khiếm khuyết của chính sách đã gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng. Bởi vậy, để thoát khỏi tình trạng này, chúng ta cần một lộ trình rõ rang với các tiêu chí cần đảm bảo của thuế quan
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG Ô TÔ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH Ô TÔ
TRONG NƯỚC