Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gia công may

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gia công may mặc theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 39 - 51)

2.1.1. Căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại

Theo Điều 303 của LTM 2005, việc áp dụng BTTH do vi phạm hợp đồng thương mại phát sinh khi chỉ cần có đủ các yếu tố sau:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng

Nội dung quan trọng hàng đầu của hợp đồng là đối tượng của hợp đồng bởi nếu thiếu đi nội dung này thì hợp đồng không thể được xác lập. Đối tượng của hợp đồng hay nói cách khác là đối tượng của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc công việc không được thực hiện. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là tài sản hay nói chính xác hơn là quyền đối với một vật có giá trị tài sản, đối tượng của hợp đồng được xác định là một quyền được chuyển giao. Ngoài tài sản, đối tượng của hợp đồng còn có thể là những công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Theo Điều 281 BLDS năm 2015, đối tượng của hợp đồng là công việc mà bên có nghĩa vụ phải làm trong thời hạn hợp đồng, hay nói cách khác là trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là công việc phải thực hiện, nó đòi hỏi bên có nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi mang tính tích cực, chủ động để đáp ứng các quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền.

Việc liệt kê các trường hợp các bên trong quan hệ hợp đồng có những hành xử không đúng cam kết hay vi phạm HĐGCMM gồm: chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng; không thực hiện nghĩa vụ giao hàng; không thực hiện một công việc hoặc thực hiện một công việc không được phép thực hiện;

chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền; chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ; chậm thực hiện giao hàng; giao hàng hóa, sản phẩm, nguyên liệu không đúng số lượng, không đồng bộ, không đúng chủng loại, mẫu mã như trong tài liệu kỹ thuật; không cung cấp tài liệu kỹ thuật, bản vẽ và sách hướng dẫn sản xuất; không bảo đảm chất lượng sản phẩm; không tiếp nhận sản phẩm, thành phẩm sau khi sản xuất; vi phạm về thương hiệu trong sản xuất may mặc; …

Vi phạm điều khoản đối tượng của HĐGCMM gồm các hành vi: không giao đúng quy cách sản phẩm hoặc giao sản phẩm hoàn thành không đúng mẫu mã, thiết kế như trong tài liệu kỹ thuật, không giao đúng số lượng sản phẩm và chất lượng như đã thỏa thuận hoặc không giao đồng bộ sản phẩm trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là các bộ, các mẫu có thiết kế liên quan với nhau.

Vi phạm điều khoản về nguyên liệu chính và phụ của HĐGC may gồm các hành vi: không giao nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; giao nguyên phụ liệu không đúng chất lượng, số lượng, quy cách để sản xuất đúng sản phẩm mẫu; giao nguyên phụ liệu không đúng thời gian, địa điểm làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và thời hạn giao hàng của bên nhận gia công; nguyên phụ liệu tự cung ứng không đạt yêu cầu về chất lượng của bên đặt gia công.

Vi phạm điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên gồm các hành vi: Đối với bên đặt gia công: không giao nguyên phụ liệu đúng chất lượng, số lượng, quy cách thời gian và địa điểm; để sản xuất đúng sản phẩm mẫu; giao nguyên phụ liệu không đúng thời gian, địa điểm làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và thời hạn giao hàng của bên nhận gia công; tính không hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa gia công nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị dùng để gia công sản phẩm; trả tiền phí gia công không đúng trong thỏa thuận. Đối với bên nhận gia công: sử dụng không đúng mục đích hoặc làm mất mát nguyên phụ liệu do bên giao gia công chuyển; cung ứng nguyên phụ liệu sai chủng loại, quy cách; giao sản phẩm không đúng số lượng, không

đảm bảo chất lượng, mẫu mã, quy cách; không giữ bí mật về các thông tin quy trình sản xuất sản phẩm, mẫu mã thiết kế; không hoàn trả hoặc sử dụng không đúng với thỏa thuận đối với nguyên phụ liệu còn lại sau khi kết thúc hợp đồng.

Vi phạm điều khoản về thời gian sản xuất, thời điểm và địa điểm giao sản phẩm: Thông thường các HĐGCMM được ký kết trong thời gian dài. Các đợt sản xuất và giao hàng kéo dài trong năm hoặc trong nhiều năm. Thực hiện giao hàng không đúng thời gian từng đợt dẫn tới hàng hóa không kịp có mặt trên thị trường theo đúng dịp hoặc đúng mùa. Thực hiện giao hàng không đúng địa điểm dẫn tới các phát sinh chi phí kho bãi, chi phí vận chuyển cho bên giao gia công.

Vi phạm điều khoản về thanh toán phí gia công: Bên giao gia công phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ phí gia công cho bên nhận gia công theo đúng điều khoản trên hợp đồng. Việc thanh toán khoản tiền này có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận của các bên. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cũng có thể được thực hiện theo định kỳ (theo năm, quý, tháng...) theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Có thiệt hại xảy ra

* Cách phân loại thứ nhất: Thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp

Thiệt hại trực tiếp được hiểu là những tổn thất thể hiện thông qua việc sản phẩm hoàn thành, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gia công bị giảm sút, hư hỏng, mất đi sự nguyên vẹn hoặc đối với một giá trị tiền tệ bị mất, lợi nhuận và cơ hội có lợi nhuận bị mất, những chi phí đã bỏ ra để hạn chế thiệt hại của chính mình. Theo Điều 589 BLDS năm 2015, tổn thất về tài sản là hệ quả của hành vi không thực hiện đúng hợp đồng của bên có nghĩa vụ có thể được xác định trên cơ sở: tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý

để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; và những tổn thất khác do luật quy định. Có thể nhận thấy, hoạt động gia công trong lĩnh vực dệt may, may mặc thì thiệt hại do sản phẩm hoàn thành, nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng hoặc sản phẩm kém chất lượng, không đúng quy cách, mẫu mã không thể tiêu thụ trên thị trường hoặc việc thanh toán phí gia công không đủ, không đúng thời hạn là những thiệt hại trực tiếp và lợi ích gắn liền với việc sử dụng, kinh doanh bị mất, bị giảm sút.

Thiệt hại gián tiếp là những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại hoặc để khắc phục ảnh hưởng do để ngăn giảm giá trị hình ảnh, thương hiệu của các nhãn hàng thời trang mà bên bị hại phải gánh chịu hoặc các giá trị tinh thần khác bị xâm hại. Những thiệt hại này bao gồm: tiền công sửa chữa, chi phí cho việc thay thế vật liệu, chí phí ngăn chặn thiệt hại xảy ra hoặc giảm thiểu thiệt hại xảy ra, hoặc chi phí bỏ ra để khắc phục thiệt hại đã xảy ra... Thiệt hại này phải được xác định trên cơ sở chắc chắn.

* Cách phân loại thứ hai: thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần

Theo khoản 2 Điều 361 BLDS năm 2015, “thiệt hại về vật chất” là những “tổn thất vật chất thực tế xác định được bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị

mất hoặc bị giảm sút”. Đây là những thiệt hại có thể tính được thành một số

tiền nhất định.

Thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại đối lập với thiệt hại về vật chất. Đó là nếu như thiệt hại về vật chất có thể là thiệt hại về tài sản như khối tài sản của bên có quyền bị mất mát hoặc giảm sút thì thiệt hại về tinh thần lại là những tổn hại do có những tác động xấu đến tình cảm hoặc sự thoải mái của bên có quyền như tổn hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, nỗi đau về tinh thần, sự sỉ nhục, xa lánh của xã hội và các thương tổn tương tự.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra

Căn cứ “có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện đúng hợp đồng và thiệt hại xảy ra” cũng được ghi nhận dưới các hình thức khác nhau. Đó là nếu như Điều 303 LTM năm 2005 chỉ rõ mối quan hệ nhân quả này tại khoản 3 với quy định “hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực

tiếp gây ra thiệt hại” thì điều kiện này lại được thể hiện ngầm định tại Điều

360 BLDS năm 2015. Thông qua việc sử dụng quan hệ từ “do” - quan hệ từ mang ý nghĩa nguyên nhân đích thực và căn nguyên, nguồn gốc để kết nối giữa “có thiệt hại” và “vi phạm nghĩa vụ”, Điều 360 BLDS năm 2015 đã gián tiếp chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Mối quan hệ nhân quả này còn được Điều 360 BLDS năm 2015 nhấn mạnh qua việc sử dụng kết hợp giữa quan hệ từ “do” và trạng từ “gây ra” bổ nghĩa cho điều kiện “vi phạm nghĩa vụ”.

Như vậy, pháp luật Việt Nam không áp đặt trách nhiệm BTTH lên bên có hành vi không thực hiện đúng hợp đồng nếu bên vi phạm hợp đồng nêu ra được sự kiện bất khả kháng khiến cho bên này không thể thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Có thể hiểu sự kiện bất khả kháng như là thiên tai, hỏa hoạn, bạo động, dịch bệnh… Tuy nhiên, trong thực tế ở lĩnh vực gia công may mặc, nhiều vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra đã ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của bên bị thiệt hại, thậm chí có trường hợp dẫn đến phá sản. Khi sản phẩm may mặc là quần áo đã hoàn thiện nhưng bên giao gia công không thể nhận do sự kiện bất khả kháng thì bên nhận gia công không thể có doanh thu dẫn đến thua lỗ, đồng thời chưa thể tìm được khách hàng để có thể nhận gia công vì vậy, sản xuất bị gián đoạn không thể giữ chân được nhân công dẫn đến những khó khăn lớn.

- Có lỗi của bên gây thiệt hại

Dựa trên các nguyên tắc được ghi nhận tại khoản 2 và khoản 5 Điều 3 BLDS năm 2015 cũng như các quy định về trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ, có thể nhận thấy BLDS năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc

suy đoán lỗi trong trách nhiệm BTTH, có nghĩa là bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết thì bị suy đoán là có lỗi và phải chịu trách nhiệm BTTH. BLDS năm 2015 cũng ghi nhận ngoại lệ của nguyên tắc này thông qua quy định “trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định

khác”. Nói cách khác, về nguyên tắc trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng

theo BLDS năm 2015 là trách nhiệm nghiêm ngặt và việc chứng minh bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có lỗi là không cần thiết bởi yếu tố lỗi đã được hợp nhất trong hành vi vi phạm hợp đồng.

Phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng HĐGCMM cũng tương tự trên; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Việc phân biệt lỗi vô ý và cố ý cũng có ý nghĩa nhưng bên cạnh đó thì người có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong trường hợp pháp luật có quy định.

2.1.2. Nguyên tắc BTTH do vi phạm HĐGCMM

Xuất phát từ mục đích của BTTH là khắc phục những hậu quả do hành vi không thực hiện đúng HĐGCMM gây ra, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận nguyên tắc BTTH do vi phạm nghĩa vụ nói chung và BTTH do vi phạm hợp đồng nói riêng là bồi thường toàn bộ thiệt hại mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu. Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 360 BLDS năm 2015:

“Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ

phải bồi thường toàn bộ thiệt hại,...”. Bên cạnh việc chỉ ra nguyên tắc BTTH

trong hệ thống pháp luật Việt Nam là bồi thường toàn bộ, BLDS năm 2015 còn chỉ rõ thiệt hại được bồi thường không chỉ có thiệt hại về vật chất mà còn có thiệt hại về tinh thần. Khác với BLDS năm 2015, LTM năm 2005 không đưa ra nguyên tắc BTTH là bồi thường toàn bộ thiệt hại nhưng có các quy định cụ thể về BTTH tại khoản 2 Điều 302: “Giá trị BTTH bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra

và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có

hành vi vi phạm”.

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên ký kết HĐGCMM có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng cần chú ý: Một là, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ, phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS 2015 quy định trong trường hợp cụ thể đó, thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng. Hai là, để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi BTTH trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.

2.1.3. Thời điểm phát sinh trách nhiệm BTTH do vi phạm HĐGCMM

Vấn đề xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm BTTH mà chỉ xem xét thời điểm phát sinh trách nhiệm dân sự nói chung bởi trách nhiệm dân sự được thực hiện dựa trên việc áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm HĐGCMM. Do việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm HĐGCMM có thể được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật nên mặc dù thời điểm phát sinh trách nhiệm dân sự được xác định là thời điểm bên có nghĩa vụ có hành vi vi phạm HĐGC nhưng thời điểm áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm HĐGC còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác.

Tuy nhiên, ta không thể khẳng định một cách máy móc đây chính là thời điểm làm phát sinh trách nhiệm BTTH của bên có hành vi vi phạm HĐGC với tư cách là một biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo cho trách nhiệm dân sự được thực hiện bởi việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp BTTH trong trường hợp có thiệt hại xảy ra còn phụ thuộc vào việc các bên có thỏa thuận về việc miễn trách nhiệm BTTH hay không cũng như bên không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng đã cam kết do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên có quyền hoặc do lỗi của người thứ ba.

2.1.4. Xác định mức bồi thường thiệt hại

- Xác định mức BTTH trong trường hợp các bên có thỏa thuận trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gia công may mặc theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)