Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gia công may mặc theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 58 - 67)

2.3.1. Đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gia công may mặc

BTTH do vi phạm HĐGC là biện pháp pháp lý quan trọng có vai trò bù đắp cho bên bị thiệt hại những tổn thất là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng. HĐGC cũng là một dạng của hợp đồng thương mại và thực tiễn tại Việt Nam việc quy định, áp dụng pháp luật liên quan vấn đề BTTH đang còn bộc lộ những hạn chế nhất định; nhiều tranh chấp xảy ra khó giải quyết kịp thời và triệt để.

Thứ nhất, các quy định về BTTH do vi phạm hợp đồng còn có sự khác

biệt, chưa thống nhất giữa BLDS 2015 và LTM 2005. Với vai trò là hai đạo luật quan trọng nhất điều chỉnh về hợp đồng nói chung và chế tài BTTH do vi phạm hợp đồng, nhưng ngay trong BLDS 2015 và LTM 2005 đã có các quy định chưa thống nhất với nhau: nếu BLDS 2015 ghi nhận yếu tố lỗi là một trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH, thì trong LTM 2005 không ghi nhận yếu tố lỗi; LTM 2005 quy định có bốn trường hợp miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng, bao gồm: bao gồm: (1) xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận; (ii) xảy ra sự kiện bất khả kháng: (iii) hành vi vi phạm cùa một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; (iv) hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. BLDS 2015 không đưa “hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng” làm căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường; BLDS 2015 yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại trong khi đó, LTM 2005 lại xác định phạm vi BTTH là giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Thứ hai, về xác định giá trị BTTH. Tại khoản 2, Điều 302 LTM 2005 xác định giá trị BTTH bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm thì BLDS 2015 lại cho phép thoả thuận.

Thứ ba, pháp luật Việt Nam về BTTH do vi phạm hợp đồng còn nhiều

điểm chưa phù hợp, không tương thích với pháp luật quốc tế. Cụ thể: về phạm vi thiệt hại được BTTH do vi phạm hợp đồng, pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ vi phạm bồi thường có bao gồm những thiệt hại phi tiền tệ hay không (như thiệt hại do mất uy tín, …) và thiệt hại có tính đến mọi khoản lợi cho bên có quyền từ một khoản chi phí hay tổn thất tránh được hay không.

Thứ tư, các quy định về miễn trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng

còn một số điểm chưa được quy định rõ ràng và còn thiếu, như:

Điều 294 LTM 2005 quy định về việc miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng nhưng không quy định rõ sự kiện bất khả kháng xảy ra với chính chủ thể trong quan hệ hợp đồng hay sự kiện bất khả kháng xảy ra với bên thứ ba. Quy định về thoả thuận về miễn trách nhiệm giữa các chủ thể trong hợp đồng cũng chưa được đầy đủ và triệt để. Ngoài ra, theo kinh nghiệm phải có những điều kiện nhất định để vừa bảo đảm tôn trọng sự tự do thoả thuận giữa các bên, vừa hạn chế việc một bên lợi dụng căn cứ này để trốn tránh trách nhiệm hợp đồng.

Quy định miễn trách nhiệm BTTH trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng cũng chưa hoàn toàn triệt để vì chưa dự liệu trách nhiệm của Nhà nước đối với người bị thiệt hại trong trường hợp này.

2.3.2. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gia công may mặc ở Việt Nam hiện nay

- Ưu điểm:

Qua tình hình thực hiện pháp luật HĐGCMM, có thể rút ra được một số ưu điểm lớn trong công tác thực tiễn sau đây:

Một là, các bên tuân thủ chặt chẽ quy định về hình thức và nội dung của

HĐGCMM trong quá trình giao kết. Về hình thức, các HĐGCMM đều được lập thành văn bản, được ký bởi người đại diện có thẩm quyền. Về nội dung, tùy thuộc vào hàng hóa yêu cầu gia công mà mỗi điều khoản trong hợp đồng có thể khác nhau, nhưng đều thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ mà các bên cam kết.

Hai là, tranh chấp phát sinh trong HĐGCMM không quá gay gắt, các

bên ý thức được quyền tự do định đoạt, thỏa thuận trên cơ sở thiện chí nên vẫn đạt được kết quả cao. Nguyên nhân đều do các bên tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ tranh chấp nên nguyên đơn đã rút đơn khởi kiện; bị đơn cũng không có yêu cầu phản tố.

Ba là, các đối tác thuê gia công thường là đối tác làm lâu năm. Các phát

sinh vi phạm hợp đồng đều thường xuất phát từ các nguyên nhân bất khả kháng. Hai bên thường tìm cách giải quyết hài hòa giữa các bên, cùng nhau chia sẻ những khó khăn.

- Hạn chế:

BTTH do vi phạm HĐGCMM ở Việt Nam hiện nay chịu sự tác động, chi phối của các yếu tố khách quan và chủ quan, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau.

Một là yếu tố pháp lý, là yếu tố căn bản để xác định việc BTTH do vi

phạm HĐGCMM. Quy định của pháp luật càng cụ thể, rõ ràng thì việc BTTH càng được thực hiện đúng, thống nhất đảm bảo lợi ích cho cả bên bị thiệt hại và bên vi phạm. Tuy nhiên, quy định của pháp luật hiện nay về vấn đề này còn chưa chặt chẽ, thống nhất. Chẳng hạn, quy định về thỏa thuận miễn trách nhiệm BTTH trong pháp luật hợp đồng Việt Nam còn thiếu chặt chẽ bởi Điều

13 và Điều 360 Bộ luật dân sự năm 2015 - những quy định được áp dụng chung cho trách nhiệm BTTH chưa đặt ra giới hạn đối với thỏa thuận miễn trách nhiệm BTTH của các bên. Hoặc trong LTM coi “khoản lợi đáng lẽ được hưởng” là một thiệt hại nhưng BLDS không quy định rõ vấn đề này, hay BLDS có quy định về bồi thường tổn thất về tinh thần” nhưng LTM chỉ nêu “ thiệt hại thực tế”… Do đó, khi tiến hành áp dụng pháp luật về vấn đề này chúng ta thường gặp khó khăn, lúng túng. Mặt khác, các cơ quan tố tụng cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về việc BTTH do vi phạm HĐGCMM. Đây là vấn đề khó khăn bởi vì BTTH rất đa dạng, không thể liệt kê hết trong các văn bản quy phạm pháp luật và nếu có liệt kê thì không thể đầy đủ.

Hai là yếu tố con người. Yếu tố con người là những tác động chủ quan

đến việc BTTH do vi phạm HĐGCMM. Sự tác động, ảnh hưởng của yếu tố này được thể hiện: Sự thỏa thuận của các chủ thể về giá trị BTTH, nhất là những thỏa thuận về trường hợp được miễn, giảm giá trị bồi thưởng thiệt hại, thỏa thuận thời điểm bồi thường, cách thức bồi thường …; Khả năng chứng minh thiệt hại của bên bị vi phạm; Sự thiện chí, trung thực của các chủ thể tham gia hợp đồng; Khả năng đánh giá thiệt hại và sử dụng pháp luật của con người thuộc cơ quan, tổ chức áp dụng pháp luật.

Ba là yếu tố thị trường. Đối tượng của HĐGCMM là hàng hóa gồm quần

áo các loại. Khi xác định giá trị hàng hóa thường bị chi phối bởi nhu cầu của thị trường (xu hướng thời trang theo mùa, theo lễ hội, theo trào lưu…), sự biến động về giá cả, tỷ giá, lãi suất…Chẳng hạn, Công ty H là công ty có trụ sở tại Mỹ ký HĐGCMM quần áo mùa đông các loại với Công ty X của Việt Nam trong đó Công ty H là công ty đặt gia công có trách nhiệm giao nguyên liệu, tài liệu kỹ thuật, hàng mẫu và hướng dẫn cho bên Công ty X. Công ty X là công ty nhận gia công có nhiệm vụ may các lô hàng theo đúng kiểu dáng thông số kỹ thuật, giao hàng đủ số lượng, chất lượng và đúng thời hạn cho Công ty H. Tuy nhiên, do có khó khăn về việc tuyển dụng nhân công nên

Công ty X đã không thể hoàn thành đơn hàng kịp tiến độ. Việc giao hàng đủ số lượng chậm mất 02 tuần so với ký kết trong hợp đồng. Lô hàng đã không kịp để Công ty H tung ra thị trường vào đúng dịp lễ Noel gây ra thiệt hại về tài chính cho Công ty H, làm Công ty bỏ lỡ cơ hội tiêu thụ hàng hóa vào thời điểm mua sắm lớn nhất trên thị trường Mỹ và giá trị của lô hàng giảm sâu sau dịp lễ Noel. Do vậy, việc xác định mức thiệt hại trong BTTH do vi phạm HĐGCMM bị chi phối nhất định bởi yếu tố thị trường, nhất là đối với việc BTTH liên quan nhiều quốc gia, khu vực.

Bốn là yếu tố thay đổi theo thời gian của thiệt hại. Thiệt hại mà bên vi

phạm gây ra có một giá trị nhất định tại thời điểm có hành vi vi phạm nhưng giá trị này thường thay đổi do sự biến động của các yếu tố trong thị trường tạo ra (như: yếu tố giá cả, cung - cầu) hoặc do tác động của tự nhiên, môi trường. Sự biến đổi nhanh hay chậm của thiệt hại phụ thuộc vào từng loại thiệt hại khác nhau (thiệt hại vật chất, thiệt hại phi vật chất). Mặt khác, từ thiệt hại này có thể gây ra thiệt hại khác, có tính dây chuyền cho bên bị vi phạm. Vấn đề này mang tính tất yếu giống như mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Theo đó, việc BTTH sẽ gặp khó khăn trong trường hợp thiệt hại xẩy ra có phạm vi rộng, có nhiều loại thiệt hại, hay liên quan đến nhiều chủ thể.

Từ những yếu tố tác động nêu trên dẫn tới vẫn còn tồn tại một số bất cập như sau:

Một là, đa phần những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện HĐGCMM do một bên không tuân thủ đúng nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm những cam kết đã thỏa thuận như: vi phạm thời gian giao hàng, vi phạm về số lượng giao hàng, vi phạm về chất lượng, mẫu mã hàng không đúng như mẫu và tài liệu kỹ thuật bên đối tác đã yêu cầu, vi phạm khi để lộ các thông tin về mẫu mã, xu hướng thiết kế thời trang,… Các vi phạm thường do pháp luật

còn có những điều khoản quy định chưa rõ ràng hoặc do các bên chưa hiểu rõ các điều khoản dẫn tới những vi phạm hợp đồng không mong muốn.

Hai là, thực tiễn BTTH do vi phạm HĐGCMM thời gian gần đây, các vụ

việc không có dấu hiệu giảm, vẫn thường xuyên xẩy ra, có những vụ việc giá trị bồi thường tương đối cao, gây những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, có thể có những trường hợp về mặt pháp lý đã rõ ràng, các bên đã có những kiến thức nhất định trong hiểu biết về pháp luật và hiểu rõ những điều khoản ký kết trong hợp động. Tuy nhiên, các yếu tố về thị trường kinh doanh, các yếu tố thay đổi theo thời gian của thiệt hại khiến các bên gặp khó khăn trong việc thực hiện đúng các giao kết đã ký trong HĐGCMM dẫn tới mâu thuẫn, bất đồng khó thực hiện theo cách thức hòa giải.

Ba là, chất lượng giải quyết tranh chấp HĐGCMM bằng Tòa án chưa đạt

hiệu quả như mong muốn. Khi vụ việc phát sinh vi phạm HĐGCMM, các bên khi ký hợp đồng không thể đạt được thỏa thuận dẫn đến tranh chấp lâu dài.

Tiểu kết chương 2

Những phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về BTTH do vi phạm hợp đồng thương mại nói chung và HĐGCMM ở nước ta hiện nay cho thấy bên cạnh những quy định, điều khoản hợp lý thì pháp luật Việt Nam vẫn còn tồn tại một số bất cập cần được sửa đổi, bổ sung.

Về mặt dân sự, dù BLDS 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung về pháp luật của HĐGC so với BLDS 2005 cũ, tuy nhiên vẫn còn có điểm hạn chế. Trong khi đó, LTM 2005 đã kế thừa và phát huy được những ưu điểm của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 và LTM 1997, tuy nhiên cũng còn nhiều điểm chưa hợp lý với thực trạng hiện nay. Trong thực tế đời sống, nhiều trường hợp do không hiểu hoặc hiểu chưa thấu đáo các quy định trong luật nên dẫn đến việc áp dụng sai vào trong các hợp đồng. Việc một hoặc nhiều bên tham gia kí kết hợp đồng không hiểu hết các điều khoản dẫn đến việc sai sót hoặc nhầm lẫn trong việc thực hiện hợp đồng. Đồng thời, cũng do sự thiếu hiểu biết rõ ràng về mặt pháp luật nên có những thỏa thuận trong hợp đồng không hoàn toàn chặt chẽ, do đó khi xảy ra tranh chấp thì các bên không tự giải quyết được và phải đưa ra tòa án, gây ra nhiều khó khăn cho cả hai bên.

Các điều khoản về BTTH do vi phạm hợp đồng đã được quy định theo LTM 2005. Theo quy định của LTM 2005, thực chất là chế tài BTTH đã tự phát sinh ngay khi có đủ các căn cứ pháp lý mà không cần phải được thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên trong thực tế, việc xác định được mức BTTH cụ thể cho từng trường hợp là điều không đơn giản. Trong khi đó, BLDS 2015 mới ban hành có nhiều thay đổi so với bộ luật 2005 cũng như so với LTM 2005 về chế tài BTTH.

Chương 2 cũng trình bày một số bản án điển hình về vi phạm HĐGCMM trong thực tế để phân tích, so sánh nhằm đưa ra những kết luận phù hợp về tình hình vận dụng các quy định về BTTH do vi phạm HĐGCMM

ở Việt Nam hiện nay. Những kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá trong chương 2 cho phép chỉ ra những ưu điểm và những bất cập trong việc thực hiện BTTH do vi phạm HĐGCMM ở nước ta hiện nay. Các kết quả này là cơ sở để đưa ra những định hướng để hoàn thiện và giải pháp sửa đổi, bổ sung cho cơ chế BTTH do vi phạm HĐGCMM ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP

ĐỒNG GIA CÔNG MAY MẶC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gia công may mặc ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gia công may mặc theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)