Các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gia công may mặc theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 72)

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hợp đồng Việt Nam để hiểu rõ các nguyên nhân hạn chế, bất cập để tìm các giải pháp, việc đề xuất hoàn thiện pháp luật hợp đồng Việt Nam, cụ thể trong việc áp dụng biện pháp BTTH do vi phạm hợp đồng nói chung và do vi phạm HĐGCMM nói riêng là việc cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Trong đó, cần đảm bảo sự thống nhất của các văn bản pháp luật. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về BTTH do vi phạm HĐTM không thể tiến hành một cách độc lập mà phải tính đến sự thống nhất, tính đồng bộ trong toàn hệ thống pháp luật, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn, đặc biệt phải xét đến mối quan hệ giữa BLDS với LTM. Cụ thể:

Thứ nhất, cần sửa đổi LTM 2005 để có sự thống nhất với BLDS 2015

trong việc ghi nhận yếu tố lỗi là một trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH, trong việc xác định vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại.

Thứ hai, cần sửa đổi LTM 2005 để việc xác định giá trị BTTH cho phép

định trước một khoản tiền BTTH cụ thể trong hợp đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi và linh hoạt hơn cho các bên khi tham gia hợp đồng, tiết kiệm được thời gian giải quyết tranh chấp khi các bên không thống nhất được với nhau về giá trị thiệt hại cần phải bồi thường.

Thứ ba, cần sửa đổi LTM 2005 các quy định về miễn trách nhiệm BTTH

do vi phạm hợp đồng ở một số điểm chưa rõ ràng và còn thiếu, như: phải quy định rõ sự kiện bất khả kháng xảy ra với chính chủ thể trong quan hệ hợp đồng hay sự kiện bất khả kháng xảy ra với bên thứ ba, phải quy định về thoả thuận về miễn trách nhiệm giữa các chủ thể trong hợp đồng.

Yêu cầu sửa đổi và hoàn thiện LTM đang là nhu cầu cần thiết hiện nay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và các doang nghiệp trong lĩnh vực gia công may mặc nói riêng được phát triển thuận lợi trong nền kinh tế thị trường thì cần thực hiện nhiều giải pháp:

Thứ nhất, nghiên cứu cơ chế điều chỉnh phù hợp với đường lối phát triển

kinh tế thị trường ở Việt Nam với thị trường kinh tế các nước. Pháp luật về BTTH do vi phạm hợp đồng cần đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có quyền tự do hợp đồng và đảm bảo điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ kinh tế, tạo ra những đảm bảo cần thiết về mặt pháp lý để cho các chủ thể có thể thực hiện được quyền tự do kinh doanh của mình. Để đáp ứng yêu cầu này, việc hoàn thiện các quy định phải theo hướng chi tiết hoá các quy định hiện còn nhiều cách hiểu khác nhau, lược bỏ những quy định cứng nhắc nhằm hạn chế sự can thiệp không cần thiết của Nhà nước vào sự thoả thuận của các bên.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định của pháp LTM theo hướng tạo điều

kiện cho các hoạt động thương mại được phát triển thuận lợi trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện nay [6].

Thứ ba, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Xu thế

bỏ sự khác biệt không cần thiết trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế cũng như các tập quán thương mại quốc tế, nhất là trong lĩnh vực pháp luật về hợp đồng. Các chuẩn mực chung của thương mại quốc tế đang được Việt Nam từng bước áp dụng. Tuy nhiên, để học hỏi kinh nghiệm của pháp luật các nước và pháp luật quốc tế một cách có chọn lọc và có hiệu quả, đòi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về từng hệ thống pháp luật pháp luật, về bản chất, cấu trúc cũng như phương thức vận hành của nó, bên cạnh đó là những điều kiện kinh tế, xã hội mà nó được sinh ra và tồn tại.

Thứ tư, các quy định của pháp LTM phải có tính khả thi cao, có tính dự

báo tốt, minh bạch, cụ thể, dễ áp dụng và phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại trong nước cũng như quốc tế.

Thứ năm, bảo đảm hoạt động quản lý Nhà nước về thương mại phát huy

được hiệu quả nhưng không gây cản trở cho các hoạt động thương mại hợp pháp trên thị trường [6].

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gia công may mặc ở Việt Nam hiện nay

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường thuận lợi để pháp luật đi vào cuộc sống

Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, minh bạch, ít lỗ hổng, không chồng chéo, mâu thuẫn sẽ tự có sức mạnh để đi vào cuộc sống, được xã hội chấp nhận, thừa nhận và tuân thủ. Đó là một hệ thống pháp luật bảo đảm các yếu tố đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch [5]. Một hệ thống pháp luật tốt sẽ giúp các Doanh nghiệp nắm rõ, hiểu rõ quy định pháp luật, vận dụng một cách hiệu quả vào việc soạn thảo HĐGCMM một cách chặt chẽ, rõ ràng. Từ đó hạn chế được các bất đồng trong BTTH khi vi phạm xẩy ra.

Cùng với đó, tăng cường hơn nữa quyền tham gia đóng góp ý kiến của Doanh nghiệp vào các dự án luật. Việc tham gia đóng góp ý kiến của Doanh nghiệp vào dự án luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rất lớn và giúp cho luật ban hành sát với thực tế.

Hai là, kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với hướng dẫn áp dụng pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật và hoà giải ở cơ sở có mối quan hệ mật thiết trong việc xây dựng ý thức pháp luật, tăng cường sự hiểu biết pháp luật, khuyến khích thói quen ứng xử xã hội bằng pháp luật trong Doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng, hiệu quả và mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động để bảo đảm mọi người dân đều có khả năng được hưởng dịch vụ này khi cần thiết [5].

Khi đất nước càng ngày càng phát triển, sự giao lưu thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới diễn ra sôi động. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Dệt may những năm gần đây tăng mạnh, việc ký kết HĐGCMM xuất khẩu ngày càng nhiều. Đòi hỏi Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu pháp luật thương mại quốc tế để soạn thảo, ký kết HĐGC một cách chặt chẽ, logic và tránh được những thiệt hại kinh tế không đáng có. Do vậy, cần tích cực hỗ trợ tư vấn pháp luật cho các thương nhân trong nước khi giao kết HĐGC với thương nhân nước ngoài. Khai thác và phát huy tác dụng, hiệu quả của hình thức trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, hoà giải cơ sở khi thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp có trách nhiệm, giàu kiến

thức, kỹ năng, trong sạch hướng đến nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp HĐGCMM

Đối với giải quyết tranh chấp hoạt động gia công thương mại nói chung và giải quyết tranh chấp HĐGCMM nói riêng thì hoạt động phổ biến pháp luật phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước bởi họ vừa là chủ thể chấp hành pháp luật, vừa là chủ thể tổ chức, triển khai đưa pháp luật vào hoạt động thực tiễn của nhân dân. Nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức là nâng cao hiệu quả trong việc hòa giải, xét xử các vụ tranh chấp, tránh việc khiếu kiện lên nhiều cấp khác nhau, thời gian vụ án kéo dài và tốn kém.

Bốn là, doanh nghiệp cần nâng cao những kiến thức, kỹ năng trong đàm phán, ký kết HĐGCMM

Về phía các doanh nghiệp, cần trú trọng ngay cả khâu soạn thảo dự thảo HĐGCMM, đặc biệt là với thương vụ lớn hoặc có yếu tố quốc tế. Trong HĐGCMM cần có thỏa thuận cụ thể về chế tài BTTH. Cần cẩn trọng điều khoản thỏa thuận vi phạm có liên hệ trực tiếp đến nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên. Biện pháp chế tài này càng chi tiết, rõ ràng thì càng tốt. Những điều khoản chưa rõ hoặc chưa hiểu một cách thấu đáo cần tham khảo tư vấn pháp lý để có những quyết định đúng đắn. Những chế tài cần phải khả thi, đúng quy định pháp luật để không bị vô hiệu và thực hiện được. Không nên coi chế tài để làm khó nhau, mà là biện pháp đảm bảo thực hiện đúng HĐGCMM và hướng giải quyết khi xảy ra vi phạm, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên. Trong quá trình thực hiện HĐGCMM phải theo dõi, ghi nhận, khi có dấu hiệu vi phạm phải nhanh chóng thu thập chứng cứ để chứng minh. Thông báo kịp thời bằng văn bản khi bị vi phạm, nêu yêu cầu, biện pháp, khắc phục hoặc ngăn chặn. Đối với các hợp đồng có giá trị lớn, tình tiết phức tạp thì nên mời luật sư hỗ trợ pháp lý, tham gia giải quyết ngay từ đầu.

Năm là, doanh nghiệp cần dự tính cho những rủi ro trong việc ký kết,

thực hiện HĐGCMM

Ngoài những rủi ro xuất phát từ lý do chủ quan, có thể kiểm soát của các bên thì trên thực tế còn có những rủi ro đến bất ngờ, mang tính chất khách quan làm cho các bên không thể thực hiện đúng với giao kết HĐGCMM. Đó là những trở ngại khách quan như các tác động của các yếu tố thị trường sản phẩm và các sự kiện bất khả kháng như đình công, hỏa hoạn, dịch bệnh. Trong quá trình thực hiện, một trong các bên có thể rơi vào tình thế bất khả kháng, trở ngại khách quan dẫn đến việc không hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hợp đồng gây nên thiệt hại không mong muốn. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho

phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình. Những rủi ro nêu trên sẽ dẫn đến hậu quả hợp đồng thương mại bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần; khi xảy ra tranh chấp, quyền và lợi ích của nhà đầu tư kinh doanh không được đảm bảo gây ra những thiệt hại lớn về tài sản, uy tín, hoạt động, ... của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần dự tính đặc biệt là với các trở ngại khách quan để tránh những tổn hại khó phục hồi cho các vấn đề tài chính, kinh doanh và sản xuất của mình.

Tiểu kết chương 3

Như vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là BLDS và LTM, về BTTH còn có những hạn chế nhất định trong áp dụng vào thực tế, điều này khiến các doanh nghiệp và cả các cơ quan thực thi pháp luật gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận dụng để giải quyết các tranh chấp thương mại về vi phạm ĐHGC nói chung và HĐGCMM nói riêng.

Chương này đã chỉ ra những hạn chế của pháp luật hiện tại về BTTH cho việc vi phạm HĐGC và HĐGCMM chưa phù hợp với thực tiễn đời sống hiện nay. Nhìn chung, các bộ luật có liên quan đến HĐGC và HĐGCMM cũng như BTTH khi có vi phạm, cụ thể là BLDS và LTM chưa quy định đầy đủ, chi tiết về hợp đồng và các chi tiết liên quan. Sự thiếu sót này dẫn đến những khó khăn trong thực thi pháp luật của các cơ quan liên quan như tòa án, trọng tài kinh tế. Điều này dẫn đến một nhu cầu cần thiết về việc tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ pháp lý chuyên ngành cao để phân tích các điều khoản của hợp đồng và quy định của pháp luật, từ đó làm giảm thiểu án oan và bảo vệ được lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Trong chương 3, luận văn này cũng đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp, đưa ra các vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý khi đàm phán, soạn thảo và kí kết hợp đồng. Đặc biệt là các chú ý khi các bên thỏa thuận với nhau về điều khoản BTTH, cần lưu ý những vấn đề gì để khi có tranh chấp xảy ra không vì điều khoản mình kí kết mà bị mất đi quyền lợi chính đáng.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đã có lịch sử hơn 30 năm. Trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường, vai trò của luật pháp và các tổ chức trọng tài kinh tế đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại, trong đó có việc BTTH do vi phạm ĐHGCMM. Một thực tế đáng chú ý là pháp luật Việt Nam hiện nay chưa thực sự theo kịp sự vận hành và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Cho đến gần đây, đã có rất nhiều tài liệu, công trình khoa học nghiên cứu về hợp đồng và BTTH do vi phạm hợp đồng trong thương mại nói chung và HĐGC nói riêng tại Việt Nam. Xuất phát từ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các tài liệu liên quan như BLDS và LTM, thông qua xem xét thực tiễn áp dụng việc BTTH do vi phạm HĐGC mà cụ thể là HĐGCMM ở nước ta, luận văn đã đi sâu nghiên cứu và phân tích để có được một cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn, đánh giá đúng về thực trạng pháp luật về BTTH do vi phạm HĐGCMM hiện nay. Đồng thời, luận văn cũng phân tích, đánh giá các thay đổi trong văn bản luật, so sánh với một số bản án thực tế nhằm đưa ra một số kiến nghị đối với việc hoàn thiện, chỉnh sửa, bổ sung và để áp dụng vào thực tế các quy định pháp luật về BTTH do vi phạm HĐGCMM ở Việt Nam hiện nay có hiệu quả cao hơn.

Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây, luận văn đã cập nhật, bổ sung thêm các phân tích và đánh giá những vấn đề cơ bản nhất về BTTH do vi phạm HĐGCMM cũng như so sánh với các quy định mới nhất của pháp luật liên quan, luận văn đưa ra các kết luận sau:

 Thứ nhất, chế tài BTTH được áp dụng rất phổ biến. Đặc biệt là khi có vi phạm trong HĐGCMM, nó được các bên áp dụng để răn đe và bồi hoàn những tổn thất do hành vi vi phạm gây ra.

 Thứ hai, một số quy định về chế tài BTTH trong LTM còn chưa hợp lí, cần xem xét và sửa đổi lại các quy định này để LTM phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của Việt Nam.

 Thứ ba, BLDS 2015 mới được ban hành tuy có nhiều cải tiến mới hơn so với BLDS cũ nhưng có nhiều quy định còn gây tranh cãi, đặc biệt là quy định nếu có thỏa thuận về phạt vi phạm mà không có thỏa thuận về BTTH trong hợp đồng thì không được áp dụng chế tài BTTH.

 Thứ tư, để hạn chế tình trạng mất đi quyền lợi chính đáng khi có vi phạm xảy ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý cẩn trọng và chuẩn bị kỹ hơn trong suốt quá trình trước, trong cũng như sau khi đàm phán, ký kết hợp đồng.

Các nội dung trên tác giả đưa ra đều xuất phát từ góc độ lý luận kết hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gia công may mặc theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)