2.2.1. Thực tiễn về vi phạm HĐGCMM
Trong quá trình thực hiện HĐGCMM thì rất dễ xảy ra các tranh chấp, khiếu nại do một bên không thực hiện đúng với các điều khoản ký kết trong hợp đồng hay nói cách khác là một bên vi phạm HĐGC. Thông qua thực tế các khiếu nại cho thấy các vi phạm trong HĐGCMM ở Việt Nam hiện nay gồm những trường hợp sau:
Bên nhận gia công có quyền khiếu nại bên đặt gia công khi bên đặt gia công vi phạm bất cứ điều khoản nào quy định về nghĩa vụ của bên đặt gia công như: thanh toán chậm, không thanh toán, thanh toán không đúng lịch trình, đơn phương huỷ hợp đồng, giao chậm nguyên phụ liệu, giao nguyên phụ liệu không đủ số lượng. Bên đặt gia công khiếu nại bên nhận gia công khi bên nhận gia công vi phạm các điều khoản quy định trong hợp đồng như: giao hàng không đúng phẩm chất quy cách, chất lượng, số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu sai quy cách không phù hợp với điều kiện vận chuyển, không giao hàng mà không phải do trường hợp bất khả kháng gây ra, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm, sử dụng nguyên liệu không đúng mục đích.
Khi một trong hai bên ký kết HĐGCMM vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết gây ra thiệt hại cho bên còn lại, thì bên còn lại có thể yêu cầu bên vi phạm phải BTTH. Có thể hai bên tự thương lượng với nhau trên tinh thần hợp tác cùng có lợi, nếu không tự giải quyết được sẽ cùng nhau đưa ra trọng tài kinh tế nơi mà hai bên đã đề cập trong hợp đồng.
Việc ký kết HĐGC trong may mặc là bắt buộc đối với các bên bởi đó là hình thức tốt nhất trong việc đảm bảo quyền lợi giữa các bên. Việc thực hiện hợp đồng dưới hình thức văn bản sẽ tránh được những hiểu lầm không thống nhất giữa các bên, ngoài ra còn giúp cho việc theo dõi kiểm tra và thực hiện
hợp đồng một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc ký kết cần để ý đến các điều khoản để tránh sau này cần phải chỉnh sửa vì như thế sẽ rất khó khăn và khó thực hiện gây bất lợi. Trước khi ký kết người có thẩm quyền phải đọc kỹ hợp đồng để xem hợp đồng có đúng như những gì đã đàm phán hay không, ngôn ngữ có phù hợp không, các điều khoản nêu ra như vậy đã đúng chưa để tránh trường hợp nhầm lẫn hoặc có sự thay đổi mà không được báo trước. Trong hợp đồng ký kết việc xác định đúng nhu cầu và năng lực của bên nhận gia công là quan trọng để tránh trường hợp là bên nhận gia công chấp nhận gia công một số lượng hàng lớn trong một khoảng thời gian ngắn nhưng trong khi vốn và nguồn lực lại không đủ đáp ứng được những yêu cầu đó. Đối với bên nhận gia công cũng cần phải lưu ý và phải tính đến chi phí khấu hao máy, điện nước, nhân công và cả nguyên phụ liệu nếu trong HĐGC không tính đến tỷ lệ hao hụt nguyên liệu thì coi như HĐGC đó tỷ lệ hao hụt nguyên liệu bằng 0.
Những năm gần đây, ngành Dệt may Việt Nam liên tục có bước phát triển tích cực, đạt mức tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. Sáu tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2018, ngành Dệt may Việt Nam đánh dấu mốc quan trọng khi kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, tăng trưởng hơn 16% so với năm 2017. May mặc Việt Nam nằm trong tốp 3 nước xuất khẩu cao nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực dệt may, chủ yếu là gia công xuất khẩu và gia công trong nước. Trong thực tế, tình trạng vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực may mặc Việt Nam hiện nay xẩy ra nhiều và tỷ lệ thuận với việc tăng trưởng trong ngành dệt may. Tuy nhiên, do đã có sự ký kết và ràng buộc ở HĐGC mà việc BTTH do vi phạm HĐGCMM diễn ra thuận lợi hơn. Mặc dù vậy, đã có những vụ việc diễn ra phức tạp, các bên đã không thỏa thuận được phương án BTTH do vi phạm hợp đồng dẫn đến kiện tụng kéo dài, thiệt hại kinh tế cho cả đôi bên. Trong 03 năm từ 2017 dến 2019 đã ghi nhận 07 vụ án giải quyết
tranh chấp do vi phạm HĐGCMM phức tạp kéo dài. Bởi vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc ở Việt Nam hiện nay ngày càng chú trọng trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật nói chung và trong ký kết HĐGC nói riêng, đặc biệt là gia công cho các thương nhân nước ngoài. Với tinh thần cầu thị, cởi mở và hướng đến sự phát triển trong tương lai, hy vọng trong những năm tiếp theo, các vụ việc vi phạm HĐGC trong lĩnh vực may mặc sẽ giảm đi đáng kể.
2.2.2. Thực tiễn bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gia công may mặc
BTTH do vi phạm HĐGCMM là việc bù đắp những tổn thất mà bên vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện. Như vậy, về nguyên tắc, phải có thiệt hại mới phát sinh nghĩa vụ BTTH. Trách nhiệm BTTH trong hợp đồng phát sinh khi hội tụ đủ các yếu tố sau: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Tất nhiên là vẫn có ngoại lệ nếu các bên thỏa thuận khác [13,tr.70]. Đồng thời, bên yêu cầu BTTH phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất. Ngoài ra, chủ thể vi phạm không rơi vào các trường hợp miễn trách nhiệm được quy định của pháp luật thương mại. Còn với trách nhiệm BTTH thì dù trong hợp đồng, 2 bên không thoả thuận về điều này thì khi hội tụ đủ các căn cứ như đã nói trên thì trách nhiệm BTTH vẫn xảy ra. Tất nhiên là pháp luật vẫn dành cho các bên được quyền thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Còn chế tài BTTH nhằm vào việc khắc phục thiệt hại do hậu quả của hành vi vi phạm xảy ra. Trong khi đó, chế tài BTTH nhằm bù đắp tổn thất nên sẽ chỉ bằng thiệt hại đã xảy ra hoặc nhỏ hơn thiệt hại đã xảy ra [13,tr.70]. Các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, tùy thuộc vào vị trí pháp lý của mình để có thể thỏa thuận những điều khoản hợp lý nhất. Trong quan hệ HĐGCMM, các bên phải dựa theo luật chuyên ngành là Luật Thương mại để không làm trái các quy định của pháp luật. Nghĩa là xét trong
HĐGCMM, nếu các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ được quyền yêu cầu BTTH.
Bản số: 12/2014/KDTM-ST; ngày 15/01/2014; V/v: “Tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại gia công”.
Công ty Minh Quân và Công ty Thời trang Nga Sơn có ký kết với nhau hai Hợp đồng ủy thác gia công xuất khẩu số 02/2012/GC/FQ-FM và số 03/2012/GC/FQ-FM. Theo các hợp đồng thì Công ty Minh Quân có trách nhiệm gia công hàng may mặc cho Công ty Thời trang Nga Sơn theo số lượng và đơn giá được ghi nhận trong từng hợp đồng.
Thực hiện hai hợp đồng nêu trên, Công ty Minh Quân đã hoàn tất, giao cho Công ty Thời trang Nga Sơn 04 (bốn) đợt hàng, với tổng giá tiền gia công là 788.591.803 đồng và đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Công ty Thời trang Nga Sơn đã nhận và chỉ thanh toán cho Công ty Minh Quân hai lần với tổng số tiền là 419.315.420 đồng, còn nợ lại số tiền gia công là 369.276.383 đồng.
Công ty Minh Quân khởi kiện yêu cầu Công ty Thời trang Nga Sơn phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền chi phí gia công còn nợ là 369.276.383 đồng. Ngoài ra, Công ty Thời trang Nga Sơn còn phải thanh toán thêm số tiền lãi do chậm thanh toán theo thỏa thuận là 0,1%/ngày tính từ ngày phát sinh nghĩa vụ thanh toán 30/7/2012 cho đến khi Tòa án xét xử vụ án.
Công ty Minh Quân không thừa nhận việc đã giao thiếu hàng, không thừa nhận việc đã giao hàng không đúng chất lượng như nội dung Công ty Thời trang Nga Sơn đã trình bày trong đơn khởi kiện phản tố. Công ty Minh Quân không đồng ý chịu toàn bộ cước phí bằng đường hàng không theo yêu cầu của Công ty Thời trang Nga Sơn.
Xét thấy: Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: Buộc Công ty Thời trang Nga Sơn phải giao trả cho Công ty Minh Quân số tiền chi phí gia công còn nợ và số tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, tính từ ngày 30/7/2012 đến ngày 10/01/2014 ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật.
2. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn:
- Buộc Công ty Minh Quân phải bồi thường cho Công ty Thời trang Nga Sơn chi phí gửi hàng gia công bằng đường hàng không ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật.
- Không chấp nhận các yêu cầu của Công ty Thời trang Nga Sơn về việc buộc Công ty Minh Quân phải BTTH do giao thiếu hàng gia công, giao hàng gia công không đúng chất lượng.
Bài học rút ra thông qua vụ án trên đó là trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại gia công, các đối tác của nhau cũng nên thấu hiểu trước những khó khăn của nhau, có gắng giải quyết theo phương thức phù hợp với hoàn cảnh, khả năng của nhau khi mà có vi phạm hợp đồng đã ký kết. Như Công ty Thời trang Nga Sơn trong tình huống trên, nếu Công ty Minh Quân giao thiếu hàng và không đúng chất lượng thì ngay thời điểm giao hàng Công ty Thời trang Nga Sơn phải kiểm tra hàng hóa, lập biên bản ghi nhận hàng thiếu và hàng không đúng chất lượng để làm căn cứ yêu cầu bên Công ty Minh Quân BTTH. Công ty Thời trang Nga Sơn cũng phải nêu rõ các thỏa thuận giao hàng với đối tác nước ngoài khi thỏa thuận ký kết hợp đồng với Công ty Minh Quân. Đối với Công ty Minh Quân cũng cần rút kinh nghiệm tránh trường hợp giao hàng không đúng thời hạn gây ra tổn thất cho bên tham gia ký kết hợp đồng là Công ty Thời trang Nga Sơn. Thay vì để xẩy ra kiện tụng kéo dài, phức tạp, hai bên tham gia ký kết hợp đồng nên tháo gỡ khó khăn cho nhau, tự thỏa thuận, dàn xếp mức BTTH hợp lý.
Bản số: 65/2015/KDTM-ST; Ngày: 24/7/2015; V/v: “Tranh chấp HĐGC”.
Tóm tắt nội dung vụ việc như sau:
Ngày 11/04/2013, Công ty Âu Phục và Công ty Shen Long kí kết HĐGC số 01/QP-SL, về việc nhận gia công chần gòn. Cụ thể:
Công ty Âu Phục nhận gia công vải chần gòn các loại cho Công ty Shen Long. Số lượng Chần gòn: 60.000 yard; Đơn giá: 0,3 USD; Thành tiền: 18.000 USD. Qui cách phẩm chất và kiểm tra chất lượng: Tất cả các chi tiết kỹ thuật và qui cách theo đúng sự chỉ dẫn do Công ty Shen Long cung cấp. Công ty Âu Phục đảm bảo chất lượng sản phẩm may đúng theo quy định. Nếu Công ty Âu Phục làm rách hay hư hỏng sản phẩm thì phải bồi thường cho Công ty Shen Long. Nếu do sản phẩm bị hư hỏng trước khi gia công, Công ty Âu Phục không chịu trách nhiệm.
Tổng số lượng tiền mà Công ty Shen Long phải thanh toán cho Công ty Âu Phục là 398.772.495đ (ba trăm chín mươi tám triệu bảy trăm bảy mươi hai ngàn bốn trăm chín mươi lăm đồng).
Khi nhận hàng, Công ty Shen Long không có ý kiến gì. Ngày 12/8/2013 Công ty Shen Long đã thanh toán cho Công ty Âu Phục 105.097.930 đ (một trăm lẻ năm triệu không trăm chín mươi bảy ngàn chín trăm ba mươi đồng).
Nay, Công ty Âu Phục yêu cầu Công ty Shen Long phải thanh toán số tiền còn thiếu là 293.674.529 đ (hai trăm chín mươi ba triệu sáu trăm bảy mươi bốn ngàn năm trăm hai mươi chín ngàn) và lãi suất chậm trả theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định từ ngày 18/8/2013 đến ngày xét xử là: 51.099.345 đ (năm mươi mốt triệu không trăm chín mươi chín nghìn ba trăm bốn lăm đồng), ngay một lần sau khi án có hiệu lực pháp luật.
Tại bản tự khai, biên bản hòa giải, và tại phiên tòa hôm nay, đại diện bị đơn trình bày:
Thực hiện hợp đồng, Công ty Âu Phục đã làm hỏng hàng gia công vải chần gòn xuất khẩu. Do vậy khi Công ty Shen Long giao hàng thành phẩm
cho đối tác thứ 3, đã bị đối tác trừ tiền của Công ty Shen Long là: 22.178.8 USD tương đương 465.754.800 đ (bốn trăm sáu mươi lăm triệu bảy trăm năm mươi bốn nghìn tám trăm đồng). Điều này thể hiện tại Biên bản ghi nhận có ký xác nhận số lượng hàng gia công bị lỗi trên. Do vậy, Công ty Âu Phục phải chịu trách nhiệm hoàn trả Công ty Shen Long số tiền 22.178,8 USD tương đương 465.754.800 đ (bốn trăm sáu mươi lăm triệu bảy trăm năm mươi bốn nghìn tám trăm đồng). Công ty Shen Long sẽ tính toán lại số tiền gia công sau khi khấu trừ đi số tiền nêu trên.
Tòa tuyên xử:
1. Buộc Công ty Shen Long có trách nhiệm thanh toán cho Công ty Âu Phục số tiền gia công là 293.674.529đ (hai trăm chín mươi ba triệu sáu trăm bảy mươi bốn nghìn năm trăm hai mươi chín nghìn) và lãi suất 51.099.345 đ (năm mươi mốt triệu không trăm chín mươi chín nghìn ba trăm bốn mươi năm đồng). Việc thanh toán được thực hiện một lần ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật.
2. Bác yêu cầu Công ty Shen Long về việc buộc Công ty Âu Phục có trách nhiệm thanh toán cho Công ty Shen Long số tiền 465.754.800 đ (bốn trăm sáu mươi lăm triệu bảy trăm năm mươi bốn nghìn tám trăm đồng).
Như vậy có thể thấy, trong thực tiễn áp dụng khi tòa án căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, BLDS, LTM yêu cầu bên vi phạm hợp đồng phải BTTH cho bên bị thiệt hại bao gồm số tiền còn thanh toán thiếu và lãi suất của số tiền thiếu. Đồng thời, tòa án cũng bác yêu cầu của bên vi phạm cho rằng sản phẩm hoàn thành mà bên bị thiệt hại cung cấp là không đủ chất lượng vì tại thời điểm giao nhận sản phẩm, bên giao gia công đã nhận hàng mà không có bất cứ phản hồi về chất lượng thì có thể được coi là hàng hóa đã hoàn thành theo hợp đồng. Do vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng giao công, các cần phải lưu ý thực hiện đúng những điều khoản đã được ký kết.
Phương thức thực hiện hợp đồng cũng là một nội dung của hợp đồng. Nội dung này cho phép xác định bên có nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo thể thức nào để đáp ứng quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền. Như đã nêu trên, đối tượng của nghĩa vụ hợp đồng là thực hiện một công việc gia công quần áo xuất khẩu mà Công ty Shen Long đã thuê Công ty Âu Phục thực hiện. Điều đó có nghĩa là hàng hóa là quần áo gia công các loại, là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật và đúng tình trạng đã cam kết. Cụ thể ở đây, Công ty Âu Phục có nghĩa vụ phải giao đúng số lượng, chất lượng đã thỏa thuận. Công ty Shen Long có nghĩa vụ phải thanh toán đầy đủ khoản tiền đó. Việc thanh toán khoản tiền này có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận của các bên. Do vậy, vi phạm về phương thức thực hiện hợp đồng là vi phạm về cách thức