STT Ngạch Số lượng
(Người)
Tỷ lệ %
1 Cao cấp và tương đương 0 0
2 Chuyên viên chính và tương đương 06 6,82
3 Chuyên viên và tương đương 72 81,82
4 Cán sự và tương đương 9 10,23
5 Nhân viên 1 1,13
Nguồn: UBND huyện Cần Đước, tỉnh Long An
2.3. Thực tiễn công tác đánh giá công chức tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An tỉnh Long An
Xác định vai trò, tầm quan trọng của công tác đánh giá công chức trong quản lý, sử dụng công chức; những năm qua, công tác đánh giá công chức
luôn được UBND huyện tập trung triển khai thực hiện. Để làm rõ thực tiễn công tác đánh giá công chức tại các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện Cần Đước, đề tài tập trung phân tích một số nội dung sau:
2.3.1.Về ban hành quy định đánh giá công chức
Hiện nay, việc đánh giá công chức trên địa bàn huyện được thực hiện căn cứ theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Trên cơ sở đó, UBND huyện có công văn chỉ đạo các cơ quan, UBND các xã, thị trấn thực hiện. UBND huyện cũng như các cơ quan huyện chưa ban hành tiêu chí đánh giá riêng để đảm bảo phù hợp với từng đơn vị. Điều này, dẫn đến khó khăn trong công tác đánh giá, nhất là khi đánh giá đối với nội dung về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, dễ dẫn đến tình trạng đánh giá chung chung, chưa sát với từng công chức.
Thực tế cho thấy, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019), Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2017/NĐ-CP) đã quy định chung về nội dung, trình tự, mục đích đánh giá, tiêu chí đánh giá…; đây là những nội dung quy định chung cho tất cả các cơ quan, đơn vị trên cả nước. Tùy tình hình thực tế cơ quan, mỗi cơ quan cần ban hành văn bản thống nhất về tiêu chí đánh giá để đảm bảo phù hợp với đặc điểm của từng cơ quan.
2.3.2. Nội dung và tiêu chí phân loại đánh giá công chức
Như phần trình bày ở trên, từ năm 2015 đến năm 2019, việc đánh giá công chức của UBND huyện Cần Đước chủ yếu dựa vào các văn bản quy định của Trung ương, gồm Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định
số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/72017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ. Hàng năm, Sở Nội vụ, UBND huyện đều có văn bản hướng dẫn về đánh giá công chức để các cơ quan huyện tổ chức thực hiện.
Theo các văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ, việc đánh giá công chức chủ yếu tập trung vào 6 nội dung bao gồm: chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Đối với công chức lãnh đạo, quản lý, ngoài đánh giá theo những nội dung nêu trên, còn thực hiện đánh giá theo các nội dung sau đây: kế hoạch làm việc và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; tiến độ, chất lượng các công việc được giao; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp và đoàn kết. Các văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ chưa hướng dẫn được các nội dung đánh giá đặc thù cho từng vị trí công tác.
Từ các nội dung đánh giá trên, việc đánh giá chủ yếu áp dụng chung theo quy định pháp luật, các cơ quan chưa xây dựng các tiêu chí chi tiết để đánh giá và phân loại công chức, chưa xác định tỷ lệ khối lượng công việc của công chức đã thực hiện so với khối lượng công việc cơ quan khi đánh giá công chức. Riêng đối với công chức là đảng viên, việc đánh giá công chức gắn liền với đánh giá đảng viên theo Hướng dẫn số 10-HD/BTC.HU ngày 03/11/2019 của Ban Tổ chức Huyện ủy về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý. Về đánh giá đảng viên
được thực hiện với 3 nội dung: (1) Về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc; (2) Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; (3)Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm; (4) Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước đó; (5) Kết quả kiểm điểm theo gợi ý của cấp có thẩm quyền (nếu có).
Có thể nói, vào thời điểm cuối năm, hầu hết công chức các cơ quan huyện cùng lúc phải thực hiện 2 bảng tự đánh giá với các nội dung không thống nhất nhau. Trong đó đánh giá công chức được thực hiện trước thời điểm đánh giá đảng viên; kết quả đánh giá công chức là một trong những căn cứ để đánh giá đảng viên. Các tiêu chí trong phân loại công chức và phân loại đảng viên có những điểm không thống nhất, điều này đã gây ra những khó khăn nhất định trong công tác đánh giá công chức. Nội dung không đồng nhất này thể hiện rõ nhất ở tiêu chí phân loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Theo các văn bản về đánh giá công chức, nếu công chức đạt các tiêu chí sau thì được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ; có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí; hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có
chất lượng và hiệu quả; hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất; có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận. Riêng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải đạt thêm các tiêu chí: hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất; lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ hoàn thành vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; có năng lực tập hợp, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị đoàn kết, thống nhất); trong khí đó, theo Hướng dẫn số 10-HD/BTC.HU ngày 03/11/2019 của Ban Tổ chức Huyện ủy về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý thì đảng viên xuất sắc phải đạt các tiêu chí sau (là đảng viên thực sự tiêu biểu về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn đi đầu về đổi mới sáng tạo, có sản phẩm cụ thể lượng hóa được, có nhiều thành tích nổi bật trong công tác được các đảng viên khác học tập, noi theo; các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đều đánh giá đạt cấp độ “Xuất sắc”; các tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ “Tốt” trở lên; Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng đảng viên được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 20% số đảng viên được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trong từng tổ chức cơ sở đảng) và được xác định bằng hình thức bình bầu bằng cách bỏ phiếu kín với tỷ lệ không quá 20%. Việc xác định đảng viên xuất sắc thì theo hình thức bình bầu có tỷ lệ quy định và phải là công chức được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; còn việc xác định công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không theo hình thức bỏ phiếu bình
bầu và cũng không có chỉ tiêu quy định. Quy định này cho thấy công chức được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không nhất thiết phải được đánh giá đảng viên xuất sắc. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các cơ quan đánh đồng giữa 2 cách phân loại này nên ít có trường hợp công chức được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Mặt khác, một thực tế hiện nay khi đánh giá công chức, rất ít số công chức được đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có lý do đặt ra là vì vị nể, “cho qua”, và còn có cả lý do “sợ ảnh hưởng đến đơn vị”. Bởi vì theo quy định trong công tác thi đua, khen thưởng, nếu cơ quan có công chức được đánh giá phân loại “không hoàn thành nhiệm vụ” thì cơ quan sẽ trừ điểm, quy định này cũng có thể lý giải vì thành tích của cơ quan là do công chức trong cơ quan tạo nên. Tuy nhiên, cần phân tích rõ trách nhiệm cá nhân trong tập thể, một cơ quan với nhiều công chức phấn đấu hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị cơ quan, trong đó, phần hạn chế của cá nhân đó đã được tập thể cố gắng khắc phục nên không thể đánh đồng thành tích của tập thể với thành tích cá nhân.
Như vậy, qua phân tích nêu trên, hệ thống các văn bản pháp luật quy định về đánh giá công chức và các nội dung có liên quan đến công chức không đồng nhất, bên cạnh đó việc áp dụng của các cơ quan thiếu quan tâm trong việc cụ thể hóa tiêu chí phân loại đánh giá, một khi công chức không hiểu rõ tiêu chí, không được quan tâm hướng dẫn, giải thích để xác định đúng thì những lỗi trong đánh giá thiên về tính chủ quan của người đánh giá sẽ càng tăng và việc đưa ra được một kết quả đánh giá chính xác là khó có thể đạt được, phần nào ảnh hưởng đến kết quả đánh giá công chức, việc đánh giá dễ mang tính chủ quan, chưa thể hiện rõ sự quan tâm của công chức trong công tác đánh giá, còn hình thức đánh giá qua loa, chiếu lệ hoặc “đến hẹn lại lên”, chưa thể hiện rõ tầm quan trong của công tác đánh giá công chức.
2.3.3 Về quy trình đánh giá công chức
Việc đánh giá công chức được thực hiện theo từng năm công tác, được tiến hành trước khi thực hiện đánh giá chất lượng đối với đảng viên, trước khi bình xét thi đua khen thưởng hàng năm và hoàn thành trong tháng 12. Việc đánh giá công chức hàng năm được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luât, trên địa bàn huyện Cần Đước triển khai đánh giá công chức theo trình tự quy định tại Nghị định 56/2015/NĐ-CP và Nghị định 88/2017/NĐ-CP của Chính phủ, không có quy định quy trình đánh giá công chức riêng ở địa phương. Theo các văn bản pháp luật, việc đánh giá công chức trên địa bàn huyện được thực hiện theo trình tự như sau:
-. Đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
Bước 1: Công chức viết báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao.
Bước 2: Các cơ quan tổ chức cuộc họp với thành phần tham dự gồm toàn thể công chức và người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tại cuộc họp, công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của mình để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Những ý kiến tại cuộc họp được ghi vào biên bản và thông qua.
Bước 3: Cấp ủy đảng cùng cấp nơi công chức công tác có ý kiến bằng văn bản về công chức được đánh giá, phân loại.
Bước 4: Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp tham khảo các ý kiến tham gia của công chức và cấp ủy đảng, quyết định đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu.
Người đứng đầu cơ quan tham khảo các ý kiến tham gia của công chức và cấp ủy đảng, quyết định đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình.
Bước 5: Người đứng đầu cơ quan thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho công chức.
- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Bước 1: Công chức viết báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao
Bước 2: Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp;
Bước 3: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tham khảo ý kiến tham gia của công chức tại cuộc họp, quyết định đánh giá, phân loại công chức; thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho công chức.
- Sau khi có kết quả đánh giá, thủ trưởng cơ quan thông báo bằng văn bản kết quả đánh giá, phân loại công chức cho công chức sau 05 ngày làm việc.
- Sau khi nhận được thông báo kết quả đánh giá, phân loại công chức của người có thẩm quyền, nếu công chức không nhất trí với kết luận đánh giá, phân loại thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
- Cuối cùng lưu giữ kết quả đánh giá, phân loại đánh giá công chức vào hồ sơ công chức, bao gồm:
+ Phiếu đánh giá, phân loại công chức;
+ Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, phân loại công chức của người có thẩm quyền; hồ sơ giải quyết khiếu nại về kết quả đánh giá, phân loại công chức (nếu có).
Tuy nhiên, khi thực hiện đánh giá công chức theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì gặp phải những bất cập, nhất là ở việc lấy ý kiến đánh giá bằng văn bản của cấp ủy đảng cùng cấp đối với công chức lãnh đạo, quản lý. Tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP quy định, khi họp xét, phân
loại công chức lãnh đạo, quản lý phải có ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đảng cùng cấp. Thế nhưng để thực hiện quy trình này gặp vướng mắc vì một cá nhân cùng lúc thực hiện 02 lần báo cáo kết quả công tác trong năm với hai tổ chức khác nhau vào cùng thời điểm tháng 12 hàng năm; mà đánh giá công chức thực hiện trước đánh giá đảng viên, vậy ý kiến của cấp ủy cùng cấp khi đánh giá công chức được thực hiện khi chưa đánh giá đảng viên, khó có cơ sở để đánh giá, do đó một số cơ quan trực thuộc UBND huyện bỏ qua bước tổ chức lấy ý kiến nhận xét của cấp ủy đảng đối với công chức lãnh đạo, quản lý trước khi đánh giá công chức. Việc đánh giá đối với đảng viên xuất sắc nhiều khi chỉ căn cứ vào kết quả xét sáng kiến của cá nhân, chưa quan tâm đến ý kiến đóng góp