Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội thai sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ thai sản theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 57)

thai sản

Để pháp luật về bảo hiểm xã hội thai sản ngày càng được hoàn thiện, việc hoàn thiện pháp luật BHXHTS cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về BHXHTS phải phù hợp với những đường lối, chính sách của Đảng về BHXH

Từ khi ra đời đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến NLĐ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có chính sách về BHXH cho mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển của đất nước theo thời kỳ và giai đoạn đó. Đảng đã đề ra mục tiêu là cải cách chính sách BHXH để chính sách BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Từng bước mở rộng và mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH. Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, cơng bằng, bình đẳng và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy, minh bạch và tăng cao chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi tham gia BHXH.

Để đạt được mục tiêu đó, Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra những định hướng cải cách chính sách BHXH nhằm làm cho BHXH mang tính thực

tiễn hơn, dễ tiếp cận hơn, tạo điều kiện tối đa để mọi người dân trong độ tuổi lao động có thể tham gia vào hệ thống, đảm bảo hầu hết người lao động được hưởng quyền lợi về an sinh xã hội khi họ gặp rủi ro, khơng cịn khả năng lao động.

Tại Nghị quyết số 21NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu: “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối Quỹ BHXH trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ BHXH. Xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.[4]

Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.Theo đó, nhận thức của Nghị quyết thể hiện rất rõ trong quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nội dung cải cách, các nhiệm vụ, giải pháp. Ðó là: Cải cách chính sách BHXH hướng đến bao phủ tồn dân được nhìn nhận tồn diện từ yếu tố đầu vào tương ứng với yếu tố đầu ra thể hiện chất lượng an sinh xã hội.[17]

Bởi vậy, pháp luật về BHXH nói chung, BHXHTS nói riêng cần phải thể chế hóa tinh thần của Nghị quyết, phát triển theo chủ trương đường lối của Đảng.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật BHXHTS phải khắc phục được những bất cập của quy định pháp luật hiện hành và trong mối tương quan

với các chế độ BHXH khác.

Pháp luật BHXHTS hiện hành tuy về cơ bản đã phù hợp với thực tiễn, song bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập vướng mắc. Điều này sẽ khó khăn cho việc áp dụng cũng như đảm bảo quyền lợi cho người hưởng BHXH. Chính vì vậy, việc hồn thiện pháp luật về BHXHTS phải khắc phục được những bất cập, vướng mắc, đảm bảo tính thống nhất và khả thi các quy định pháp luật BHXHTS.

Bên cạnh đó vì BHXHTS là một trong những chế độ BHXH bắt buộc và được xếp vào chế độ BHXH ngắn hạn. Do đó việc hồn thiện pháp luật BHXHTS khơng thể làm ảnh hưởng đến các chế độ BHXH khác. Chính vì vậy việc hồn thiện pháp luật BHXHTS phải trong mối tương quan với việc hoàn thiện các chế độ BHXH khác nhằm đảm bảo tính thống nhất và hợp lý của hệ thống pháp luật về BHXH. Có như vậy pháp luật BHXH nói chung, pháp luật về BHXHTS nói riêng mới phát huy hết vai trị của mình và phù hợp với đời sống thực tiễn.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về BHXHTS phải dựa trên sự phát triển của nền kinh tế đất nước và phù hợp với pháp luật quốc tế.

Cùng với chính sách mở cửa hội nhập, nước ta đã tham gia vào nhiều tổ chức trong khu vực và quốc tế, ký kết nhiều cơng ước, thỏa thuận... Quyền lợi của lao động nữ nói chung và trong lĩnh vực BHXHTS nói riêng ln là vấn đề được quan tâm. Bên cạnh đó Liên Hiệp Quốc cũng đã ban hành cơng ước CEDAW về bình đẳng giới, tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng đã ban hành 3 công ước về chế độ thai sản. Đồng thời, với xu thế phát triển kinh tế, thị trường lao động Việt Nam cũng sẽ có rất nhiều lao động nước ngồi vào làm việc. Do đó, pháp luật BHXH nói chung, BHXHTS

nói riêng cũng cần phải được hồn thiện theo hướng phù hợp với pháp luật quốc tế, thích nghi với tình hình thực tiễn đất nước. Pháp luật BHXH phải ln đi cùng và không ngừng tiếp thu các quan điểm tiến bộ của pháp luật nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ thai sản theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 57)