Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội thai sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ thai sản theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 61)

thai sản

Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã đánh phát triển theo hướng hồn thiện hơn về chế độ, chính sách BHXH ở Việt Nam. Với những ưu điểm nổi bật có thể nhận thấy đây là việc mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng nhằm nâng cao quyền lợi cho NLĐ và góp phần bao qt tồn bộ lực lượng lao động trong xã hội. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện vẫn cịn một số bất cập cần hoàn thiện. Cần sửa đổi bổ sung, hoàn thiện một số quy định sau đây về BHXHTS.

Thứ nhất, thay việc “bảo đảm, bảo vệ”cho lao động nữ bằng việc “thúc đẩy bình đẳng giới” cho lao động nữ: tại Điều 160 Bộ luật lao động 2012 và Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH đưa ra danh mục các công việc nhằm hạn chế lao động nữ tham gia mà Nhà nước cho rằng có thể gây nguy

hiểm tới sức khoẻ, cụ thể là chức năng sinh đẻ và nuôi con[5]. Tuy nhiên,

trong thực tiễn văn bản này vơ hình chung gây phân biệt đối xử và hạn chế quyền của họ ở góc độ bình đẳng về quyền tự do lựa chọn, tức là quyền để một lao động nữ tự mình lựa chọn xem cơng việc đó có hợp hay khơng. Trong nhiều trường hợp, nhiều lao động nữ vẫn lựa chọn làm những cơng việc bị cấm vì họ khơng đủ bằng cấp cần thiết hay khơng có những lựa chọn nghề nghiệp nào khác để mang lại thu nhập cho gia đình. Thay vào đó việc thúc đẩy bình đẳng giới tạo ra quyền lựa chọn cho lao

động nữ, họ có thể chọn các cơng việc có điều kiện họ cho là phù hợp với bản thân.Vì vậy nên thay đổi cách tiếp cận của Điều 160 Bộ luật lao động năm 2012, từ “Ban hành Danh mục công việc cấm sử dụng lao động nữ” sang cách tiếp cận “Ban hành và công bố công khai Danh mục cơng việc có yếu tố ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản, nuôi con nhỏ”, đồng thời trao quyền tự chủ, tự quyết định cho NLĐ (cả nam và nữ) trong việc giao kết hợp đồng lao động liên quan đến công việc thuộc Danh mục là phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới cũng như phù hợp với tinh thần của các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Thứ hai, về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của NLĐ và NSDLĐ. Tại Điều 37 Luật lao động quy định: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này. Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

3.Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hơn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.[14]

nghỉ việc để chăm sóc con nhỏ dưới 36 tháng tuổi khá phổ biến, nhất là ở nhóm lao động nữ chưa qua đào tạo, thu nhập thấp và lao động nữ di cư từ nông thôn. Đây lại không phải là lý do để NLĐ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động năm 2012. Tình trạng này dẫn đếncác hệ quả tiêu cực đối với NLĐ và NSDLĐ (ví dụ: NLĐ bị thiệt thịi vì khơng đûợc bù đắp các khoản trợ cấp khi thơiệc, vithậm chí phải bồi thûờng cho NSDLĐ do bị coi là chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; các doanh nghiệp thûờng xuyên bị động trong việc sử dụng lao ộng,đ nhiều doanh nghiệp phải liên tục tuyển dụng lao động để bù đắp vào số laoộngđ bỏ việc…). Quy định về việc NLĐ chỉ được chấm dứt HĐLĐ trong một số trường hợp là sự hạn chế đối với quyền làm việc của người lao động theo Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, năm 1966, cụ thể Điều 6 của công ước này quy định:

1. Các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng cơng việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp nhận, và các quốc gia phải thi hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền này.

2. Các quốc gia thành viên Công ước phải tiến hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền này, bao gồm triển khai các chương trình đào tạo kỹ thuật và hướng nghiệp, các chính sách và biện pháp kỹ thuật nhằm đạt tới sự phát triển vững chắc về kinh tế, xã hội và văn hố, tạo cơng ăn việc làm đầy đủ và hữu ích với điều kiện đảm bảo các quyền tự do cơ bản về chính trị và kinh tế của từng cá nhân.[10]

Thứ ba,thiếu sự đồng bộ và tương thích giữa Bộ luật lao động và Luật BHXH.

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Điều kiện hưởng chế độ thai sản

a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Trong khi đó tại Điều 157Luật lao động quy địnhvề chế độ Nghỉ thai sản lạichưa có quy định về quyền của lao động nam nghỉ khi vợ sinh con, điều này chưa bảo đảm sự đồng bộ, thiếu sự thống nhất với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nam và nữ.Qua đây cần thay đổi từ “lao động nữ” sang “người lao động” (bao gồm cả nam và nữ) được quyền nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội khi thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản của bản thân và chăm nuôi con nhỏ, con ốm đau. Điều này giúp tạo ra sự nhất quán giữa Luật lao động và Luật Bảo hiểm xã hội, giảm thiểu sự chồng chéo giữa các bộ luật.

Thứ tư, xây dựng cơ chế cộng đồng trách nhiệm của Nhà nước và Doanh nghiệp trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm, thúc đẩy bình đẳng giới nói chung, hỗ trợ người lao động gửi con đi nhà trẻ, lớp mẫu giáo nói riêng

Cần thể hiện chính sách khuyến khích (giảm thuế) của Nhà nước đối với NSDLĐ, để NSDLĐ thực hiện tốt và hiệu quả các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Cần quy định nghĩa vụ của NSDLĐ trong việc “giúp đỡ, hỗ

trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động” chứ không chỉ riêng cho lao động nữ.

Đây không chỉ là trách nhiệm của riêng NSDLĐ mà cần phải có chính sách hỗ trợ cũng như có những quy định của Nhà nước góp phần tạo nên cơ chế cộng đồng trách nhiệm của Nhà nước và Doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo đảm, thúc đẩy bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong việc chăm ni con nhỏ ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo nói riêng.

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật chếđộ bảo hiểm xã hội thai sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ thai sản theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)