Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật chế độ bảo hiểm xã hội thai sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ thai sản theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 68)

Thứ nhất, đẩy mạnh phổ biến chính sách, pháp luật BHXH,cơng tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về BHXHTS. Thực tiễn cho thấycơng tác tun truyền có ý nghĩa hết sức quan trọng để một đạo luật đi vào đời sống con người. Tuyên truyền mạnh mẽ những nội dung cơ bản nhất của luật BHXH đối vớinhững đối tượng chịu tác động trực tiếp của các quy định trong luật cũng như tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức góp phần nâng cao nhận thức cá nhân cũng như tập thể trong hiểu biết về pháp luật. Bên cạnh đó, cần phân loại đối tượng tuyên truyền, với từng đối tượng nên có những phương pháp tuyên truyền khác nhau (đối tượng nào phải tham gia bắt buộc, đối tượng nào tham gia dưới hình thức tự nguyện) từ đóáp dụng biện pháp tuyên truyền một cách cụ thể và có hiệu quả. BHXH Việt Nam cần phối hợp một cách chặt chẽ với cơ quan ban ngành, đồn thể có liên quan để tổ chức tuyên truyền một cách có hệ thống thơng qua các phương tiện đài báo cũng như mạng internet, các phương tiện truyền thông xã hội. Song song với việc nâng cao nhận thức của NLĐ cũng cần nâng cao nhận thức cũng như ý thức pháp luật của NSDLĐ

đối với BHTS. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của NSDLĐ đối với trách nhiệm với quyền lợi của NSDLĐ khi giúp NLĐ tham gia BHTS là một vấn đề cốt lõi để công tác thực hiện BHTS trong thực tiễn đạt hiệu quả. Trên thực tế, tại tỉnh Thái Nguyên các Công ty lớn trên địa bàn sử dụng phần lớn là lao động nữ như Samsung, Glonics...do đó, nâng cao nhận thức của NSDLĐ để họ hiểu được những lợi ích khi thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm đối với BHXH khơng chỉ giúp giảm tình trạng nợ đóng BHXH, chậm trễ thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp.... mà cịn tạo ra một kênh thơng tin hữu hiệu để tuyên truyền về BHXHTS tới toàn thể NLĐ.

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách công nghệ trong hoạt động nghiệp vụ ngành BHXH.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng thơng tin điện tử, các cấp các ngành nói chung cũng như ngành bảo hiểm xã hội nói riêng, để giảm thiểu sức lao động của con người và nâng cao hiệu quả hoạt động trong bộ máy tổ chứccần có sự ứng dụng cơng nghệ thơng tin mạnh mẽ vào hoạt động của mình. Đồng thời, có thể vận dụng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong các công việc quản lý, giai đoạn báo cáocũng như trong việc tiếp nhận thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy năng lực của cán bộ trong hoạt động chuyên môn.

BHXH tỉnh Thái Nguyên những năm qua cũng đã rất tích cực trong việc cải tiến và ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm. Song do đặc thù là tỉnh miền núi nên sự tiếp cận với công nghệ thông tin của cán bộ BHXH tỉnh Thái Ngun cịn có những hạn chế nhất định. Chính vì vậy

cần phải đẩy mạnh cải cách, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ BHXH.

Thứ ba, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ của BHXH tỉnh Thái Nguyên.Từ xưa đến nay con người là nhân tố quyết định trong mọi lĩnh vực.Do đó, để thực hiện có hiệu quả pháp luật về BHXH thì trình độ của người thực hiện pháp luật là một nhân tố quan trọng. Đối với việc tuyển chọn cán bộ quản lý về BHXH, phải tuyển chọn những người có năng lực, có tài. Đối với việc đào tạo nguồn nhân lực, phải tổ chức tiến hành đào tạo bài bản, định kỳ và nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực.

Thực tế hiện nay cho thấy, cán bộ được đào tạo chuyên sâu về BHXH là rất ít. Phần lớn cán bộ cấp tỉnh, huyện trong quá trình làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính dẫn đến tình trạng chậm tiếp cận với các văn bản nhà nước hoặc tiếp cận một cách thụ động, thiếu sáng tạo, phong cách làm việc cịn mang đậm tính chất quan liêu.

Do vậy, BHXH tỉnh Thái Nguyên cần phải xây dựng một định hướng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ toàn ngành BHXH có đủ năng lực, trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp, đảm nhiệm thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng phục vụ; góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo đảm an sinh xã hội.

Thứ tư,đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình và thủ tục trong công tác chi trả.

Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với ngành BHXH nói chung, BHXH tỉnh Thái Nguyên nói riêng để thuận tiện cho việc tham gia BHXH cũng như hưởng trợ cấp BHXH. Cần tổ chức thực hiên tốt quy trình tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ hưởng các chính

sách BHXH cho người lao động theo quy định, giảm bớt các giấy tờ, thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện giải quyết các chế độ được thuận lợi, nhanh chóng. Việc thanh tốn chế độ ngắn hạn (trong đó có BHXHTS) cho các đơn vị để trả cho các đối tượng có thể thơng qua tài khoản giao dịch của đơn vị. Bên cạnh đó cũng cần phải có biện pháp để giám sát việc chi trả trợ cấp thai sản của người sử dụng lao động cho người lao động, đảm bảo cho người sử dụng lao động trả trợ cấp thai sản cho người lao động một cách nhanh chóng, khơng chậm trễ để trợ cấp thai sản phải kịp thời đến với người lao động nữ và gia đình họ một cách kịp thời trong lúc cần thiết nhất.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực BHXH và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Cần tăng cường cơng tác thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH nói chung, BHXHTS nói riêng để có thể kịp thời phát hiện hành vi vi phạm pháp luật BHXH và có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH.

Trong quá trình tổ chức quản lý quỹ BHXH phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa BHXH Việt Nam với BHXH các địa phương. Mối quan hệ này phải được thể hiện trên các khía cạnh: BHXH Việt Nam có các văn bản hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tạo điều kiện cho BHXH các địa phương thực hiện một cách đúng đắn. Kịp thời xử lý những vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật về quỹ BHXH ở các địa phương. Giúp địa phương trong đào tạo và đào tạo lại kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức làm quản lý BHXH ở các địa phương, nhất là quản lý thu,

chi BHXH.

Cơ quan BHXH cũng cần xây dựng quan hệ gắn bó mật thiết với đơn vị sử dụng lao động vì quyền lợi của NLĐ và quyền lợi của bản thân đơn vị mình cũng như của cơ quan BHXH bởi chính đơn vị sử dụng lao động và NLĐ là khách hàng của cơ quan BHXH. Trong thực tế, nếu các đơn vị SDLĐ và NLĐ không thực hiện tốt việc đăng ký tham gia và trích nộp BHXH thì cơ quan BHXH cũng khơng thể hồn thành nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, việc giải quyết tốt và kịp thời chế độ chính sách BHXH theo quy định pháp luật cho NLĐ sẽ tạo động lực thúc đẩy các đơn vị sử dụng lao động và NLĐ tích cực tham gia và trích nộp quỹ BHXH theo quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Ngoài ra cơ quan BHXH cũng cần phối hợp với tổ chức Cơng đồn trong việc khởi kiện các đơn vị nợ đọng BHXH theo quy định khi các đơn vị sử dụng lao động nợ đọng BHXH

Tiểu kết chương

BHXHTS là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội quan trọng của BHXH, nó khơng chỉ có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần cho NLÐ nói chung mà cịn có ý nghĩa nhất định đối với đời sống kinh tế xã hội đặc biệt là lao động nữ nói riêng trong thời kỳ thai sản. Trên thực tế pháp luật về BHXHTS đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng vẫn cịn có những bất cập nên chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy, việc hồn thiện pháp luật BHXHTS cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXHTS là hết sức cần thiết. Để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BHXHTS, cần đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách cũng như pháp luật BHXH đến tất cả mọi NLĐ, tiếp tục đẩy mạnh, rà soát cải cách các thủ tục hành chính, nâng cao việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ BHXH. Bên cạnh đó liên tục khơng ngừng kiện tồn bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụcủa ngành bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật BHXH, tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trong lĩnh vực BHXH.

KẾT LUẬN

Ở nước ta từ khi giành được chính quyền đến nay,chế độ bảo BHXHTS đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật lao động. Đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nên chính sách thai sản ngày càng phù hợp, đầy đủ và hoàn thiện hơn với thực tế đời sống hiện nay, cơ bản đáp ứng được quyền lợi hợp pháp, cũng như thể hiện chính sách đặc biệt ưu đãi đối với người lao động đặc biệt là lao động nữ.

Từ khi được triển khai thực hiện pháp luật BHXHTS đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc đảm bảo thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do thai sản, tạo điều kiện cho NLĐ nói chung, lao động nữ nói riêng ổn định cuộc sống, sức khỏe nhằm phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn cịn nhiều khó khăn đặt ra đối với chế độ bảo hiểm thai sản, đặc biệt là chế độ bảo hiểm thai sản tại một tỉnh miền núi phái bắc như tỉnh Thái Nguyên. Làm sao để tăng mức trợ cấp thai sản mà không làm mất cân đối quỹ BHXH, làm sao để tăng nhanh số lao động nữ tham gia và được hưởng trợ cấp thai sản, đó là một vấn đề vơ cùng khó khăn và nan giải. Vì lẽ đó, bên cạnh việc kiện tồn hệ thống pháp luật BHXH, cũng cần có những giải pháp thiết yếu và thực sự cần thiết để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ở tỉnh Thái Nguyên.

Với những chính sách của nhà nước ngày càng được nâng cao và hồn thiện, BHXH nói chung BHXHTS nói riêng trong tương lai sẽ có những bước phát huy mạnh mẽ và đóng góp vai trò, ý nghĩa lớn hơn trong cơng cuộc phát triển xã hội kinh tế chính trị ở Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ thai sản theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 68)