Những tồn tại, khó khăn, vướng mắc khi định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội HIẾP dâm NGƯỜI dưới 16 TUỔI từ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 58 - 66)

hồ sơ và bảng kết luận điều tra đề nghị truy tố và tổng số 117 vụ/ 130 bị can mà VSKND chuyển hồ sơ cho tòa án xét xử sơ thẩm khơng có một trường hợp nào phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung do thiếu tài liệu chứng cứ làm cơ sở cho việc định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (xem bảng 2.5) .

2.2.2. Những tồn tại, khó khăn, vướng mắc khi định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được của hoạt động định tội danh trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi như đã nêu trên vẫn còn những hạn chế và những khó khắn vướng mắc nhất định.

Thứ nhất, những tồn tại của hoạt động định tội danh.

Một là, công tác phát hiện thu thập chứng cứ làm cơ sở cho việc định tội danh. Khó khăn trong chứng minh độ tuổi của người bị hại. Việc xác định tuổi của người bị hại là hết sức quan trọng, độ tuổi của bị hại đóng vai trị là tình tiết định tội, định khung hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong các vụ án hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Độ tuổi của nạn nhân càng nhỏ thì trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội càng cao. Việc xác định chính xác độ tuổi của bị hại thì việc ấn định khung hình phạt cũng như lượng hình của Hội đồng xét xử sẽ chính xác và tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Từ thực tiễn công tác điều tra, truy

tố, xét xử các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm vừa qua cho thấy có nhiều trường hợp việc phát hiện thu thập tài liệu chứng cứ để xác định độ tuổi của nạn nhân chưa được CQĐT tiến hành một cách khách quan đầy đủ chính xác và kịp thời, đặc biệt là đối với những trường hợp mà bị hại có hộ khẩu thường trú từ các tình miền Tây nhưng theo bố mẹ hoặc người thân đến tỉnh Bình Dương làm ăn sinh sống do bố mẹ đã li hôn hoặc mồ côi bố mẹ nạn nhân ở với ông bà, bố dượng. Nên các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành giám định tuổi của bị hại, do đó phải trưng cầu giám định để xác định giám định độ tuổi của bị hại. Tuy nhiên, việc xác định tuổi của bị hại cịn có những sai sót nhất định về độ tuổi, trong khi đó đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi chỉ cần chênh lệch nhau 01 ngày thì phải chuyển tội danh đối với tội này. Mặc dù việc tiến hành giám định độ tuổi của bị hại là lựa chọn cuối cùng sau khi thực hiện tất cả các phương pháp xác định độ tuổi mà vẫn chưa thể xác định chính xác độ tuổi của bị hại. Do đó, trong thực tiễn vấn đề xảy ra các trường hợp bỏ lọt tội phạm hoặc định tội danh sai do yếu tố khách quan là không thể tránh khỏi.

Hai là, việc phân tích đánh giá tài liệu chứng cứ và áp dụng pháp luật giữa CQĐT, VKSND, TAND cịn có những quan điểm chưa thống nhất dẫn đến định tội danh sai.

Định tội danh là một dạng hoạt động nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự nhằm đi đến chân lý khách quan trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội đã được thực hiện. Chính vì vậy để bảo đảm hoạt động định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo đúng quy định của pháp luật trước hết địi hỏi cơng tác điều tra phải phát hiện thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm và các tình tiết khác có liên quan theo quy định tại Điều 85 BLTTHS. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự đồng thời phải xác định sự phù hợp của hành vi phạm tội với các yếu tố cấu thành của Tội

hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142 của BLHS. Tuy nhiên trong thực tiễn, các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi diễn ra hết sức phức tạp, do đó việc thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ một cách đầy đủ chính xác là một vấn đề hồn tồn khơng đơn giản mặt khác việc nhận thức các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và quá trình áp dụng pháp luật của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm vẫn còn những quan điểm khác nhau khi phân tích đánh giá các tài liệu chứng cứ đã thu thập được do đó vẫn cịn để xảy ra một số ít trường hợp định tội danh sai, định tội danh chưa đúng khoản theo quy định Điều 142 của BLHS.

Theo số liệu thống kê của phòng thống kê tội phạm VKSND tỉnh Bình Dương trong 05 năm qua kể từ năm 2016 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã để xảy ra 01 vụ án/ 01 bị can định tội danh Tội hiếp dâm người dười 16 tuổi sai và một trường hợp định tội danh không đúng về khoản theo Điều 142 của BLHS. Mặc dù hoạt động đinh tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có những sai sót khơng nhiều nhưng đã ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng điển hình là vụ án sau đây:

Nội dung vụ án. Trên cơ sở kết quả điều tra cho thấy, vào khoảng 17 giờ 15 phút ngày 02/8/2018 trên đường giao thông liên xã của huyện BTU tỉnh Bình Dương, Nguyễn Văn H sinh ngày 20/5/1970 có hộ khẩu thường trú tại thôn V.C xã P.T huyện BTU tỉnh Bình Dương, trên đường đi đám cưới về gặp cháu Trần Thị T sinh ngày 05/7/2005 có hộ khẩu thường trú cùng thôn với Nguyễn Văn H đi học về. Thấy cháu T đi một mình nên Nguyễn Văn H nói với cháu T là lên xe chú chở về nhà và được cháu T đồng ý. Khi xe máy chạy được khoảng 500m, Nguyễn Văn H rẽ vào khu vườn cao su, thấy vậy cháu H hỏi: “Sao khơng đi về nhà?” thì Nguyễn Văn H trả lời là: “ Đi vào đây để chú đi vệ sinh rồi đi về nhà”. Sau khi chạy xe được khoảng 400m thấy khơng có người đi lại Nguyễn Văn H xuống xe và kéo cháu T lô cao su cách đường rẽ khoảng 30m rồi bảo cháu T ngồi xuống. Lúc này Nguyễn Văn H ôm hôn vào

môi và dùng tay sờ vào các vùng nhạy cảm của cháu T. Thấy vậy cháu T phản ứng và khóc lóc u cầu H bng tay ra nhưng bị H đe dọa là sẽ giết chết, do hoảng sợ nên cháu T khơng nói gì nữa. Sau khi thực hiện các hành vi nói trên khoảng 10 phút, Nguyễn Văn H nảy sinh ý đinh hiếp dâm cháu T nhưng khi vừa chạm tay vào cúc quần để cởi quần cháu T thực hiện hành vi hiếp dâm thì H nghĩ đến việc nếu bị tố cáo thì bị xử phạt rất nặng và khi vào tù sẽ bị các phạm nhân tiếp tục dùng các hình thức tra tấn hết sức đau đớn vì phạm tội hiếp dâm (vấn đề này theo khai báo của H là đã được một số người đi tù về kể lại) nên hoảng sợ và không thực hiện hành vi giao cấu với cháu T sau đó là H lên xe và đưa cháu T về nhà.

Do hoảng sợ nên 07 ngày sau, cháu T mới kể lại sự việc đã xảy ra cho bố mẹ mình biết. Sau khi biết được sự việc, anh Trần Văn B là cha của cháu T đã làm đơn tố cáo hành vi phạm tội của H.

Trên cơ sở tài liệu chứng cứ thu thập được trong giai đoạn điều tra CQĐT huyện BTU đã ra quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can Nguyễn Văn H về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và chuyển hồ sơ và đề nghị xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can sang VKSND cùng cấp. Khi nhận được hồ sơ và đề nghị xét phê chuẩn, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án đã tiến hành nghiên cứu phân tích đánh giá tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ về hành vi phạm tội của Nguyễn Văn H xét thấy mặc dù có ý định hiếp dâm cháu T và đã có hành vi dùng tay mở cúc quần nhưng vì lo sợ bị trừng trị do đó tự mình đã tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội hiếp dâm đến cùng tuy khơng có gì ngăn cản. Vì vậy theo quy đinh tại Điều 16 của BLHS. Tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm thì hành vi của Nguyễn Văn H là không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng H đã có hành vi hơn và sờ mó vào các bộ phận nhạy cảm của cháu T do đó đã phạm tội dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi. Sau khi nghiên cứu Kiểm sát viên đề nghị lãnh đạo VKS ra quyết định không phê chuẩn quyết

định khởi tố bị can H về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và làm văn bản yêu cầu CQĐT hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với H về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và ra quyết định khởi tố vụ án khởi tố bị can đối với H về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Yêu cầu của VKSND đã được CQĐT thi hành.

Thứ hai, những khó khăn vướng mắc khi định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Một là, khó khăn trong việc chứng minh hành vi có giao cấu hay khơng. Khái niệm giao cấu tuy đã được quy định trong Nghị quyết số 06 của Uỷ ban thẩm phán TAND tối cao ngày 01/10/2019. Tuy nhiên thực tế hành vi quan hệ tình dục hiện nay xảy ra trên thực tế vô cùng phức tạp và đa dạng về hành vi, về phương thức thủ đoạn nên Nghị quyết khái quát hành vi quan hệ tình dục khác cũng chỉ mang tính thời sự chưa khái quát hết được hành vi vì vậy khi có hành vi được thực hiện nhưng không nằm trong điều luật hay nội dung hướng dẫn Nghị quyết thì rất khó khăn trong quá trình định tội danh theo quy định tại Điều 142 BLHS.

Hai là, khó khăn khi xác định ý thức chủ quan của người bị hại từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Ý thức của bị hại, trạng thái tâm lý của bị hại trong quá trình bị xâm hại tình dục là dấu hiệu để phân biệt Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (trường hợp trái ý muốn của người bị hại) với tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (có sự đồng ý của người bị hại). Đối với trường hợp ý thức chủ quan của bị hại mang tính thoả hiệp thì việc các cơ quan tiến hành tố tụng rất khó chứng minh. Việc thay đổi lời khai của bị hại trong quá trình điều tra cũng là vấn đề khó khăn trong q trình định tội danh. Có một số trường hợp người phạm tội bị nạn nhân lừa dối nói sai độ tuổi hoặc cố ý nói sai độ tuổi để người phạm tội có cơ hội thực hiện hành vi giao cấu. Hiện nay chưa có quan điểm thống nhất về cách quy buộc ý thức chủ quan của người bị hại trong những trường hợp này nên việc định tội danh với hai tội trên cũng không nhất.

Ba là, việc xử lý người hiếp dâm người dưới 16 tuổi cũng là người dưới 16 tuổi còn nhiều bất cập, lúng túng. Thực tiễn hiện nay cho thấy, người phạm tội là người dưới 16 tuổi ngày càng gia tăng, trở thành vấn đề đáng báo động trong xã hội. Trong nhiều trường hợp việc xác định tuổi là cơ sở định tội. Hậu quả của các vụ hiếp dâm người dưới 16 tuổi đã gây ra tổn thất lớn về tinh thần thế nên việc phạm tội khi chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, không chịu chế tài tương xứng với hành vi phạm tội thì có đảm bảo tính nghiêm minh tối thượng của pháp luật hình sự hay khơng. Thực tiễn cho thấy một số bị can phạm tội nhiều lần nhưng do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên khơng xử lý hình sự chỉ đưa về địa phương giáo dục, quản lý. Hiện nay có rất nhiều tranh luận về xử lý người dưới 16 tuổi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Bốn là, ý thức của bị can về độ tuổi của bị hại khi thực hiện hành vi. Nhiều trường hợp người phạm tội vì tin vào lời nói của bị hại và cho rằng bị hại trên 18 tuổi nên thực hiện hành vi. Thực tế có nhiều trường hợp nhiều bé gái chưa đủ 13 tuổi nhưng hình ngồi hình rất giống bé gái 18 tuổi nên rất khó xác định tuổi. Đây cũng là một trong những khó khăn vướng mắc thường gặp phải trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử người phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và dễ xảy ra các quan điểm khác nhau về xác định hành vi xảy ra có phải là phạm Tội hiếp dâm hay khơng.

2.2.3 Ngun nhân của những tồn tại khó khăn vướng mắc

- Thứ nhất, do năng lực trình độ của một số Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm cịn hạn chế.

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi đã có nhiều quy định mới được sửa đổi bổ sung. Có liên quan đến việc định tội danh cần phải có văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. Trong khi đó đến ngày 01/10/2019 Hội đồng thẩm phán TAND tối cao mới ban hành nghị quyết hướng dẫn áp dụng quy định từ Điều 141 đến Điều 147 và việc xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi. Mặc dù các cơ quan công an, viện

kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân đã triển khai đã tổ chức phổ biến rộng rãi bộ luật hình sự và nghị quyết của hội đồng thẩm phán. Tuy nhiên vẫn còn một số Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do năng lực trình độ có hạn nên chưa nắm vững các quy định của pháp luật đặc biệt là các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cũng như các quy định khác liên quan đến định tội danh do đó khi được giao nhiệm vụ điều tra, xuy tố, xét xử vẫn còn lúng túng khi định tội danh loại tội này và có trường hợp đã định tội danh sai.

- Thứ hai, công tác quản lý chỉ đạo điều hành.

Từ thực tiễn công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong những năm vừa qua trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy vẫn còn một số trường hợp Thủ trưởng CQĐT, Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND hai cấp chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành đối với loại án này. Đặc biệt là trong công tác phân công Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán trực tiếp thụ lý và giải quyết vụ án; công tác báo cáo; công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử.

- Thứ ba, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân về đấu tranh phòng chống tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Có thể khẳng định rằng số lượng tội phạm và người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong 5 năm qua với 117 vụ/ trên 150 bị can là chưa phản ánh hết thực trạng của tình hình loại tội phạm này diễn ra. Thực tiễn vẫn còn một số hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nhưng do người bị hại lo sợ sự đe dọa của đối tượng phạm tội do đó là không tố cáo hoặc không thơng báo với gia đình và người thân để tố cáo. Trong một số trường hợp khác mặc dù gia đình hoặc người thân biết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội HIẾP dâm NGƯỜI dưới 16 TUỔI từ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)