Cơ quan điều tra, giữa Viện kiểm sát nhân dân với Tòa án nhân dân trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Mục đích chung của các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và đối với Tội hiếp dâm đối với người dưới 16 tuổi nói riêng là phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân cơng dân, tổ chức. Mặc dù mỗi cơ quan tiến hành tố tụng có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng q trình tiến hành tố tụng địi hỏi các cơ quan này phải hợp tác, phối hợp với nhau. Đây là một đòi hỏi tất yếu, khách quan.
Thứ nhất, mối quan hệ giữa VKSND với CQĐT
Theo quy định của BLTTHS thì CQĐT có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động điều tra, được áp dụng các biện pháp do BLTTHS và các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
Viện kiểm sát là cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó có hoạt động kiểm sát, điều tra vụ án hình sự Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giải quyết các vụ án hình sự đóng vai trị rất quan trọng trong tồn bộ q trình tố tụng nói chung và giai đoạn khởi tố, điều tra nói riêng. Hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác giữa hai cơ quan này.
Tăng cường mối quan hệ giữa CQĐT và VKSND trong giai đoạn khởi tố điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi được tiến hành trên các phương diện sau:
Quan hệ giữa VKSND với CQĐT trong quá trình giải quyết các vụ án được phát sinh từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điều 144 BLTTHS) đến khi kết thúc hoạt động điều tra thông qua việc CQĐT ban hành quyết định không khởi tố vụ án hoặc khi CQĐT ban hành bản kết luận điều tra đề nghị truy tố; bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều. Để thực hiện tốt mối quan hệ này ngay sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, CQĐT phải thông báo ngay cho VKS biết để tiến hành phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Đối với vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi hậu quả là chết người thì cần khám nghiệm hiện trường thì CQĐT phải thông báo cho VKSND cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Trong quá trình kiểm tra xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi khi có đầy đủ tài liệu chứng cứ chứng minh có hành vi phạm tội đã xảy ra có đủ yếu tố cấu thành Tội hiếp dâm đối với người dưới 16 tuổi và đã xác định được người phạm tội thì CQĐT phải ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can áp dụng các biện pháp ngăn chặn cưỡng chế theo quy định của pháp luật thì phải báo cáo với VKSND. Đối với các quyết định tố tụng cần
phải có sự phê chuẩn của VKSND thì CQĐT phải chuyển hồ sơ văn bản để nghị xét phê chuẩn cho VKSND, nếu đầy đủ tài liệu chứng cứ thì VKSND phải kịp thời phê chuẩn các quyết định đó và chuyển hồ sơ cho CQĐT để kịp thời tiến hành các hoạt động điều tra tiếp theo.
Khi kết thúc điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trước khi làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, Điều tra viên và Kiểm sát viên cần phải trao đổi thống nhất về tài liệu, chứng cứ để xem xét đánh giá đã đầy đủ hay chưa nhằm tránh trường hợp tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ mà đã làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố sau khi chuyển hồ sơ sang VKSND và VKSND chuyển hồ sơ sang TAND mới phát hiện chưa đầy đủ căn cứ để truy tố và xét xử bị can, bị cáo về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Từ thực tiễn công tác điều tra Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cho thấy việc phát hiện thu thập chứng cứ làm căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo đúng pháp luật cịn gặp nhiều khó khăn. Đối với việc khởi tố vụ án, lý do chủ yếu là do các cơ quan tiến hành tố tụng khơng hoặc khó nhận được trình báo của người bị hại hoặc nhân thân của người bị hại do bản thân họ không dám đưa vụ việc ra dư luận. Đối với việc khởi tố bị can lại càng khó khăn vì để khởi tố đúng người đã thực hiện hành vi phạm tội, buộc phải có kết luận giám định pháp y. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do người bị hại khai báo muộn, không biết cách thu giữ vật chứng cần thiết nên người thực hiện hành vi phạm tội đã có đủ thời gian để xố dấu vết tội phạm hoặc có những trường hợp người bị hại bị xâm hại trong thời gian dài nhưng không dám tố cáo, đến khi sự việc được phát hiện hoặc dám đứng ra tố cáo thì khơng cịn chứng cứ để xác định được bị can. Vì thể khơng thể khởi tố được bị can. Chính vì vậy, Kiểm sát viên phải phối hợp chặt chẽ với Điều tra viên trong việc phân tích đánh giá tài liệu chứng cứ để có quan điểm thống nhất trước khi báo cáo với lãnh đạo từng cơ quan nhằm bảo đảm cho Thủ trưởng CQĐT
ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Viện trưởng VKSND phê chuẩn quyết định khởi tố bị can kịp thời và đúng pháp luật.
Thứ hai, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa VKSND với TAND trong giai đoạn xét xử các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Tăng cường mối quan hệ giữa VKSND với TAND được tiến hành trong những hoạt động sau đây:
Trường hợp VKSND truy tố bị can về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và chuyển hồ sơ sang tòa án nhân dân nhưng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và tại phiên tịa TAND xét thấy tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ chưa đầy đủ để kết tội bị cáo nên đã làm công văn trả hồ sơ cho VKSND để điều tra bổ sung thì Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm phải nghiên cứu kĩ hồ sơ nếu thấy hồ sơ vụ án đã đầy đủ khơng cần phải điều tra bổ sung thì báo cáo lãnh đạo để làm văn bản tiếp tục truy tố bị can về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và chuyển hồ sơ cho TAND. Trường hợp hồ sơ còn thiếu tài liệu chứng cứ thì báo cáo lãnh đạo để làm văn bản chuyển cho CQĐT để tiến hành điều tra kịp thời.
VKSND phối hợp với TAND trong việc tổ chức phiên tịa xử kín đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong một số trường hợp khi xét thấy cần thiết.