nước về cơng tác đấu tranh phịng chống các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi nói chung và Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng.
Cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng qua từng giai đoạn cách mạng. Chính vì vậy trong cơng tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án xâm hại tình dục trẻ em trong đó có Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng địi hỏi đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải quán triệt và nắm vững quan điểm, đường lối chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và phát triển trẻ em, về cơng tác đấu tranh phịng chống và xử lý loại tội phạm này được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng qua các kỳ đại hội, các Nghị quyết của Quốc hội nhất là Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/06/2020 về tiếp tục tăng cường hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phịng chống xâm hại tình dục trẻ em; các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ như Chỉ thị số 23/CT-Ttg ngày 26/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em...
Việc quán triệt và nắm vững quan điểm, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và phát triển trẻ em cũng như chính sách phịng chống các tội xâm hại tình dục trẻ em trong đó có Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nhằm bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này đi đúng hướng, tiến hành các hoạt động điều tra được nhanh chóng kịp thời; việc xác định tội danh và áp dụng hình phạt đúng pháp luật nghiêm minh và đúng với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi, đặc biệt là các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi có hành vi giết người hoặc giết người cướp tài sản với tính chất đặc biệt nghiêm trọng có nhiều tình tiết phức tạp được dư luận xã hội quan tâm và gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trình tự, trật tự trị an, an tồn xã hội thì CQĐT, VKSND của Ban nội chính và Cấp ủy địa phương nhằm bảo đảm cho việc xử lý vụ án không chỉ phục vụ nhiệm vụ chính trị chung mà cịn bảo đảm phục vụ nhiệm vụ chính trị, cơng tác quản lý con người, quản lý trật tự trị an của địa phương. Đối với những vụ án có tính chất nghiêm trọng phức tạp cịn có những quan điểm khác nhau về định tội danh, về đường lối xử lý thì lãnh đạo mỗi cơ quan cần làm văn bản thỉnh thị xin ý kiến của cơ quan cấp trên trực tiếp.