Về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng Một là, về nội dung đào tạo nghề Chấp hành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chấp hành viên thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 61)

II. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Chấp hành viên thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay

2. Về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng Một là, về nội dung đào tạo nghề Chấp hành viên

Một là, về nội dung đào tạo nghề Chấp hành viên

Vấn đề đào tạo nghề đối với Chấp hành viên giữ vai trò quan trọng trong việc từng bước nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ Chấp hành viên.

Tuy nhiên, đến năm 2011- 2012 thì công tác đào tạo nghề Chấp hành viên mới thực sự được quan tâm, kể cả về cơ sở đào tạo đến vấn đề tuyển chọn người tham gia các khoá học đào tạo chấp hành viên với khoảng 1.800 học viên. Qua khảo sát từ người học và các giảng viên tham gia giảng dạy, cơ quan quản lý và các đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp, từ phía cơ quan sử dụng người lao động là cơ quan thi hành án cho thấy chương trình đào tạo Chấp hành viên được chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật hàng năm nên từng bước đã đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của tình hình mới, có thể kể đến một số vấn đề sau:

Về chương trình đào tạo Chấp hành viên

Trước hết, về cấu trúc chương trình đào tạo: Qua nghiên cứu cho thấy, trong những khóa học đầu, chương trình đào tạo chấp hành viên được thiết kế với cấu trúc tương tự như cấu trúc chương trình của các chức danh tư pháp khác như thẩm phán, kiểm sát viên. Cụ thể, trong các khóa học I và II, các học viên đã được trang bị các kiến thức chung về thi hành án dân sự; các kiến thức pháp luật chuyên sâu liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự; các kiến thức về kỹ năng thi hành án (kỹ năng chung và kỹ năng thi hành án một số loại án cụ thể). Mỗi kỹ năng học viên được học

từ 6 đến 12 tiết lý thuyết, sau đó áp dụng vào giải quyết các tình huống cụ thể là các hồ sơ thực tế được Học viện khai thác, sưu tầm từ các Phòng và đội thi hành án. Bên cạnh đó, chương trình còn được thiết kế những kiến thức bổ trợ cho hoạt động thi hành án và các buổi tọa đàm giữa các giảng viên là những người có kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp với học viên. Với thời lượng 9 tháng đào tạo, trong đó có 7 tháng thực học và 2 tháng đi thực tập, chương trình đào tạo nghiệp vụ thi hành án khóa I và khóa II được thiết kế như sau:

Phần 1: Những vấn đề chung về thi hành án dân sự và chấp hành viên (chiếm 11% chương trình);

Phần II: Các vấn đề pháp luật chuyên sâu liên quan đến thi hành án dân sự (chiếm 12% chương trình);

Phần III: Kỹ năng (chiếm 52% chương trình), trong đó: + Kỹ năng chung (chiếm 33% chương trình),

+ Kỹ năng thi hành một số loại án cụ thể (chiếm 19% Chương trình); Phần IV: Chuyên đề mở rộng (chiếm 5% chương trình);

Phần V: Kiến thức bổ trợ (chiếm 13% chương trình): có bao gồm cả phần đào tạo kiến thức tin học văn phòng.

Tuy nhiên, do cấu trúc của chương trình đào tạo của khóa I và II nhiều chuyên đề bị trùng lặp và không cần thiết; quá trình thực tập không thu được kết quả như mong muốn; thời gian đào tạo quá dài… nên đến Chương trình khóa III được thiết kế thành hai phần cụ thể như sau:

Phần I: Phần chung: 180 tiết (chiếm 25% chương trình), gồm có:

+ Phần thi hành án dân sự và chấp hành viên: 114 tiết (chiếm 16%): tại phần này, hầu như phần I của chương trình đào tạo khóa II được kế thừa, có bổ sung thêm phần quá trình xây dựng pháp lệnh THADS năm 2004 và những điểm mới trong Pháp lệnh do Pháp lệnh này vừa mới được ra đời thay thế cho Pháp lệnh cũ; và chuyển một số chuyên đề thuộc phần chuyên đề mở rộng và kiến thức bổ trợ vào phần này;

+ Phần các vấn đề pháp luật chuyên sâu liên quan đến thi hành án dân sự: 66 tiết (chiếm 9%): về cơ bản phần này cũng giữ nguyên các chuyên đề có trong phần II của Chương trình khóa II, có bỏ đi một số chuyên đề để tránh sự trùng lặp;

Phần II: Kỹ năng: 450 tiết (chiếm 61% chương trình): được chia làm hai phần nhỏ là:

+ Phần kỹ năng chung: 246 tiết (34%): được thiết kế lại theo trình tự tiến hành công việc thi hành án trên thực tế.

+ Phần kỹ năng cưỡng chế thi hành án: được thiết kế lại theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.

Thi và kiến tập: 96 tiết (13%)

Chương trình đào tạo nghiệp vụ thi hành án khóa III được các học viên đánh giá cao. Trong phiếu thăm dò ý kiến của học viên vào cuối khóa học về tổng thể khóa đào tạo, nhiều ý kiến học viên đánh giá cao về tính phù hợp và khoa học của chương trình đào tạo được thiết kế. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng các chuyên đề trong chương trình về cơ bản là phù hợp. Tuy nhiên, để phù hợp với chương trình cải cách tư pháp nên cấu trúc Chương trình đào tạo chấp hành viên hiện nay đã có điều chỉnh lại cho phù hợp.

Phần I: Phần chung: 114 tiết (chiếm 17,4% chương trình), gồm có: + Phần cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên: 60 tiết

+ Phần các chuyên đề pháp luật liên quan đến thi hành án dân sự: 54 tiết. Phần II: Kỹ năng: 414 tiết (63,3% chương trình), được chia làm hai phần là:

+ Phần kỹ năng chung: được thiết kế theo trình tự tiến hành công việc thi hành án trên thực tế.

+ Phần kỹ năng cưỡng chế thi hành án: xây dựng trên cơ sở các biện pháp cưỡng chế được quy định trong Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và các việc thi hành án trong các loại vụ án đặc thù (tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hành chính, lao động, kinh tế, hôn nhân và gia đình, thừa kế…)

- Chương trình đào tạo chấp hành viên khóa VI:

Đối với chương trình đào tạo nghiệp vụ thi hành án khóa VI, phần các vấn đề pháp luật liên quan đến thi hành án dân sự đã bị loại bỏ, số tiết này được bổ sung cho phần kỹ năng. Cụ thể chương trình đào tạo nghiệp vụ thi hành án được thiết kế như sau:

Phần I: Phần chung (cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên): 66 tiết (10% chương trình)

Phần II: Phần kỹ năng: 486 tiết (74,3% chương trình)

+ Phần kỹ năng chung: được thiết kế theo trình tự tiến hành công việc thi hành án trên thực tế.

+ Phần kỹ năng cưỡng chế thi hành án: xây dựng trên cơ sở các biện pháp cưỡng chế được quy định trong Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và các việc thi hành án trong các loại vụ án đặc thù (tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hành chính, lao động, kinh tế, hôn nhân và gia đình, thừa kế…)

Thi, viết tiểu luận, báo cáo hồ sơ, kiến tập: 102 tiết (15,5% chương trình)

Rõ ràng, chương trình đào tạo chấp hành viên thường xuyên được cải tiến trên cơ sở góp ý của người học và các giảng viên tham gia giảng dạy đồng thời là những người thực tế hành nghề chấp hành viên. Cấu trúc chương trình là tương đối phù hợp với mục tiêu đào tạo nghề, đó là tập trung chủ yếu rèn luyện kỹ năng cho học viên.

Về phương pháp đào tạo Chấp hành viên

Phương pháp đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo. Để chương trình đào tạo được triển khai trên thực tế một cách hiệu quả, lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp là hết sức cần thiết và quan trọng. Phương pháp đào tạo có nội hàm rộng hơn phương pháp giảng dạy. Nếu phương pháp giảng dạy chỉ đơn thuần là các cách thức, phương pháp truyền đạt kiến thức cho học viên, thì phương pháp đào tạo là tổng hợp những cách thức, phương thức, biện pháp nhằm truyền đạt kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tạo cho học viên những môi trường và điều kiện để hình thành ý tưởng, xây dựng quan điểm và rèn luyện kỹ

năng nghề nghiệp. Có quan điểm còn cho rằng, phương pháp đào tạo chính là việc tổ chức hoạt động học tập của học viên nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo. Đồng ý với quan điểm này, trình bày của tác giả hướng tới phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các phương pháp đào tạo đối với chức danh Chấp hành viên, đồng thời đưa ra hướng hoàn thiện, cải cách toàn diện các thành tố của phương pháp đào tạo từ phương pháp giảng, phương pháp quản lý đến phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo đối với chức danh này:

Thứ nhất, phương pháp thuyết trình: Qua nghiên cứu cho thấy, trong chương trình đào tạo Chấp hành viên, phương pháp này chủ yếu được các giảng viên sử dụng để giảng dạy các bài trong phần chuyên đề chung và phần lý thuyết kỹ năng. Với việc áp dụng phương pháp này, trong quá trình giảng dạy các giảng viên Chấp hành viên đã truyền đạt được những kiến thức mang tính hệ thống cho học viên. Tuy nhiên, việc chỉ ngồi nghe giảng đã dẫn tới tình trạng học viên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, làm hạn chế khả năng tích cực, chủ động trong buổi học của học viên. Để khắc phục những hạn chế của phương pháp này, trong quá trình giảng dạy các chuyên đề này, các giảng viên không thuần tuý áp dụng theo truyền thống mà có sự kết hợp với các biện pháp khác. Trên cơ sở phương pháp thuyết trình, giảng viên nêu các tình huống thực tiễn để cho học viên phân tích, đánh giá, bình luận và áp dụng các kiến thức lý thuyết vừa được giảng viên trang bị để giải quyết các vấn đề mà tình huống đặt ra. Sau đó giảng viên kết luận tình huống để củng cố kiến thức lý thuyết cho học viên.

Mặc dù đã có những đổi mới và hạn chế nhược điểm của phương pháp thuyết trình nhưng việc áp dụng phương pháp này trong đào tạo Chấp hành viên cũng vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là việc vẫn còn tình trạng giảng viên khi giảng dạy theo phương pháp này độc thoại quá nhiều, dẫn đến tình trạng giảng viên không nắm được những phản hồi từ phía học viên, không phát hiện được những lỗ hổng trong kiến thức của học viên để có giải pháp kịp thời. Từ đó dẫn đến tình trạng học viên thiếu sự chủ động, sáng tạo trong quá trình học.

Để phương pháp này được sử dụng một cách có hiệu quả, các giảng viên trong quá trình giảng dạy cần chuẩn bị nhiều tình huống, ví dụ thực tiễn để học viên có thể thảo luận, tránh tình trạng giáo viên độc thoại trên lớp. Hơn nữa, việc lựa chọn giảng viên để giảng dạy những chuyên đề này cũng hết sức quan trọng. Đây là những chuyên đề mang tính chất lý thuyết và là nền tảng cho quá trình giảng dạy phần kỹ năng sau này, chính vì vậy, cần lựa chọn những giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, đồng thời phải có kiến thức pháp luật uyên thâm. Hơn nữa, để phương pháp này phát huy hiệu quả thì cần phải kết hợp với việc sử dụng các phương pháp giảng dạy khác như thảo luận, giải quyết tình huống...

Thứ hai, phương pháp song giảng: Đây là phương pháp không chỉ được sử dụng trong đào tạo Chấp hành viên mà còn được sử dụng rộng rãi trong đào tạo các chức danh tư pháp khác. Phương pháp này là sự kết hợp giữa giảng viên đang trực tiếp hành nghề trong thực tế với giáo viên lý thuyết là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước. Trong chương trình đào tạo Chấp hành viên, phương pháp song giảng được áp dụng để giảng các bài lý thuyết kỹ năng và bài tình huống. Việc áp dụng phương pháp này trong các khóa đào tạo Chấp hành viên đã mang lại những hiệu quả đáng kể. Sau khóa học, học viên không những được trang bị kỹ năng nghề nghiệp mà còn được trang bị cả kiến thức lý luận cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình. Đồng thời, phương pháp song giảng cũng giúp các giảng viên trong quá trình giảng dạy học tập được kinh nghiệm và bổ sung kiến thức cho nhau.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp song giảng trong đào tạo Chấp hành viên trong thời gian qua cũng thể hiện một số hạn chế nhất định. Đó là việc chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giảng viên trong quá trình giảng dạy, vẫn còn có tình trạng bất đồng quan điểm của các giảng viên khi lên lớp. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết đó là do giảng viên lý thuyết và giảng viên thực hành thường không có thời gian để trao đổi trước với nhau về nội dung bài giảng cũng như thống nhất về chuyên môn, về cách thức tiến hành bài giảng. Chính vì vậy,

mà việc áp dụng phương pháp song giảng thời gian qua chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.

Xuất phát từ những lý do trên, để phương pháp song giảng phát huy hiệu quả thì các giảng viên cần dành thời gian trao đổi trước với nhau về một số vấn đề của bài giảng như nội dung bài giảng, cách thức tiến hành bài giảng, phân công người dẫn dắt, cách thức giải quyết những bất đồng… Thông thường, các giảng viên được mời để song giảng là một giảng viên lý thuyết của Học viện Tư pháp, Đại học Luật, Cục Thi hành án dân sự và một giảng viên thực tế là Chấp hành viên đang công tác tại các cơ quan thi hành án. Vì vậy, việc các giảng viên gặp nhau để trực tiếp trao đổi về bài giảng là hết sức khó khăn, do đó, các giảng viên nên dành thời gian trao đổi với nhau qua điện thoại, Email…

Thứ ba, phương pháp giảng thông qua tình huống: Như đã phân tích ở trên, đối

tượng đào tạo Chấp hành viên chủ yếu là những người mới chỉ được đào tạo qua chương trình đại học luật. Về cơ bản, họ mới chỉ được đào tạo các kiến thức lý thuyết, thậm chí kiến thức về thi hành án dân sự là rất ít. Mặc dù đã được làm việc trong cơ quan thi hành án nhưng họ mới chỉ là những cán bộ giúp việc, có những trường hợp làm các công việc khác không liên quan đến nghiệp vụ thi hành án như kế toán, thủ kho... Và nếu có được làm cán bộ giúp việc cho Chấp hành viên thì họ cũng mới chỉ dựa vào những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm việc để giải quyết. Vì vậy, khi đứng trước những công việc cần tới những kiến thức cơ bản về luật thì họ lại lúng túng, đôi khi dù đã giải quyết xong công việc họ cũng không khẳng định được cách giải quyết của mình đúng hay sai... Hơn nữa, có thể nói, họ mới chỉ là những người giúp việc cho Chấp hành viên nên những công việc họ thực hiện chỉ là những công việc của cán bộ như tống đạt thông báo, viết biên bản...; không phải là những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản của Chấp hành viên. Do đó, có thể khẳng định cái thiếu cơ bản nhất của đối tượng đào tạo Chấp hành viên chính là những kiến thức về thực tiễn, kinh nghiệm trong việc giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế khi thực hiện các công việc chuyên môn của mình. Vì vậy, việc áp

dụng phương pháp giảng thông qua tình huống phải là phương pháp đào tạo chiếm ưu thế hơn so với các phương pháp khác.

Cụ thể, các hồ sơ tình huống trong đào tạo Chấp hành viên phải được biên tập theo từng kỹ năng trong quy trình thi hành án khép kín như kỹ năng nhận và phân tích bản án, quyết định của Tòa án; kỹ năng ra quyết định thi hành án; kỹ năng thông báo thi hành án; kỹ năng thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án; kỹ năng tổ chức cưỡng chế thi hành án; kỹ năng kết thúc việc thi hành án. Bên cạnh đó, cũng cần phải sưu tầm những hồ sơ tình huống tương ứng với những kỹ năng khác như: hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án... Và cuối cùng, cần sưu tầm những hồ sơ tình huống để học viên nghiên cứu những kỹ năng cưỡng chế thi hành án như cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền bằng việc kê biên, khấu trừ tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chấp hành viên thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)