Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền con người của bị cáo trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đảng và Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện pháp luật với mục tiêu xây dựng một nhà nước công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Có thể thấy từ năm nay 2016 đến nay hàng chục văn bản luật với nhiều quy định tiến bộ đã có hiệu lực thi hành, trong đó có quy định mới liên quan đến “vị trí” của người bào chữa và bị cáo tại phiên tòa, cụ thể hóa quy định của BLTTHS 2015 ngày 28-7-2017, Chánh án TAND Tối cao ký ban hành Thông tư số 01 quy định về phòng xử án với nội dung đáng chú ý là tại phiên tòa hình sự, đó là quy định người bào chữa được bố trí chỗ ngồi ngang bằng với đại diện VKS, tạo nên sự bình đẳng ngang hàng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, vị thế của người bào chữa với người buộc tội được xem xét trên phương diện như nhau. Cũng tại Thông tư này thì khi tham dự phiên tòa bị cáo và người tham gia tố tụng khác sẽ thay vành móng ngựa bằng bục khai báo riêng. Đây là một cải cách đột phá, trên cơ sở đề cao nguyên tắc “suy đoán vô tội” khi mà “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật". Trong quá trình xét xử Tòa án chưa tuyên án thì bị cáo vẫn được xem là chưa có tội, hình ảnh bục khai báo giúp bị cáo tự tin trong quá trình tự bào chữa. Đồng thời trong trường hợp bị cáo được tuyên vô tội thì hình ảnh đứng trước vành móng ngựa sẽ gây ký ức tiêu cực của bị cáo đối với xã hội, nó liên tưởng đến song sắt của nhà tù. Có thể nói những cải cách hình thức tại phiên tòa theo hướng bình đẳng, nâng cao chất lượng tranh tụng hơn, bảo đảm việc xét xử

khách quan, bảo đảm quyền con người.

Quyền của bị cáo được coi trong, điển hình là quyền im lặng của bị cáo. Mặc dù chưa có quy định trực tiếp về quyền im lặng trong bộ luật TTHS 2015 nhưng qua vụ án Trương Hồ Phương Nga được TAND Tp.HCM đưa ra xét xử. Ngay phần xét hỏi tại

phiên xét xử hôm (22/6), bị cáo Nga đã xin chủ tọa được dùng “quyền im lặng” và giữ nguyên lời khai như phiên tòa trước đó, đồng thời không trình bày thêm. Đồng thời, Nga cũng nói mình không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, bị oan. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm là trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, “không phải bị cáo không hợp tác mà bị cáo giữ quyền im lặng”..

Theo điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên thì Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo choàng); Đối với độ tuổi này, theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.” Bởi những lẽ đó, khi phiên tòa có sự tham gia của bị cáo dưới 18 tuổi thì Tòa án phải tạo một không khí thân thiện nhất để buổi xử án diễn ra hiệu quả nhất. Và quy định “khi xét xử người dưới 18 tuổi Thẩm phán không mặc áo choàng” là một quy định mới mang tính ưu việt [23, tr.1]

Từ năm 2002, thuật ngữ “Tranh tụng” được sử dụng trong Nghị quyết số 08/NQ- TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp. Tuy nhiên, BLTTHS 2003 vẫn chưa ghi nhận một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử đó là nguyên tắc tranh tụng. Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trên, tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”. Trên nền tảng nguyên tắc hiến định, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (Điều 26). Đây là quy định mới, là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo hiến định, thể hiện cụ thể ở các nội dung sau:

“Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham

gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án”.

Như vậy có thể thấy BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ mối quan hệ, vị trí giữa những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án là bình đẳng, đây là tiền đề quan trọng để các chủ thể thực hiện hoạt động tranh tụng bảo vệ quan điểm, quyền lợi của mình khi tham gia tố tụng. Nguyên tắc tranh tụng là hai bên buộc tội và gỡ tội đưa ra các chứng cứ và tranh luận, còn tòa án là bên thứ ba độc lập căn cứ trên các chứng cứ, lý lẽ mà các bên đưa ra và quy định pháp luật để đưa ra phán quyết. Để tranh tụng có hiệu quả thì một trong những điều kiện quan trọng nhất là các bên buộc tội và gỡ tội phải thực sự bình đẳng với nhau và Tòa án phải đứng ở vị trí trung gian, độc lập, khách quan, bảo đảm cho hai bên thực hiện chức năng của mình. Tư tưởng bình đẳng này đã được Thông tư 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Tòa án nhân dân tối cao thể hiện qua việc bố trí phòng xử án, khi mà vị trí người bào chữa được đưa lên ngang bằng với Viện kiểm sát đại diện cho bên buộc tội.

Ngoài ra nguyên tắc tranh tụng tại Điều 26 BLTTHS còn có nội dung rất quan trọng khác đó là “Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”. Việc tranh tụng chỉ là hình thức nếu kết quả tranh tụng không được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án. Việc quy định bản án, quyết định của Tòa án phải dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng là một trong những điểm mới nổi bật trong quy định về nguyên tắc tranh tụng [24, tr.1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)