Nhóm giải pháp về hoàn thiện một số nguyên tắc tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 59)

Thứ nhất, quy định giới hạn của việc xét xử. Hướng tới việc bảo đảm quyền con

CQTHTT theo tinh thần của Nghị quyết 49 về chiến lược cải cách tư pháp. Như các phân tích ở trên chức năng của Tòa án là chức năng xét xử vì vậy để đưa Tòa án trở về đúng nhiệm vụ của mình, tác giả đề nghị cần bỏ khoản 3, điều 298, Bộ Luật TTHS 2015 đó là trong bất cứ trường hợp nào mà xét thấy bị cáo phải xử tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án cũng chỉ xử phạm tội danh như Viện kiểm sát truy tố hoặc bằng hoặc nhẹ hơn. Nghĩa là Tòa án trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được xét xử vượt quá giới hạn truy tố của Viện Kiểm sát. Còn trường hợp xét thấy có bỏ sót tội danh hay tội danh quá nhẹ là trách nhiệm thuộc về Viện kiểm sát. Viện kiểm sát sẽ phải chịu trách nhiệm về thiếu sót của mình, trách nhiệm này không thể đẩy sang Tòa án. Quy định này vô hình chung làm cho nền tư pháp với tư tưởng “tầng tầng lớp lớp” để buộc tội . Tư tưởng “lọt sàng xuống nia” khi mà Viện kiểm sát truy tố tội danh sai thì còn có Tòa án “níu lại”. Có ý kiến cho rằng nếu thực hiện các cơ chế trên sẽ dẫn đến bỏ sót tội phạm. Trên thực tế, cơ chế này phải làm cho Viện kiểm sát thận trọng hơn, đánh giá kỹ càng hơn và có trách nhiệm hơn trước khi truy tố ra trước Tòa án. Viện kiểm sát cũng thấy cần phải nâng cao trình độ để xử lý chính xác hơn tránh để bỏ lọt tội phạm.

Tiếp theo, tại Khoản 1, Điều 325, BLTTHS 2015 về việc xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa quy định khi Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án. Theo tác giả quy định như vậy là chưa rõ ràng và chưa hợp lý. Chưa rõ ràng đó là Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử như thế nào? Phạm vi xét xử? Thực tế thì Hội đồng xét xử sẽ tiếp tục xét xử về phần quyết định truy tố không bị rút. Vì vậy theo tác giả cần quy định rõ khoản 1 điều 325 như sau: “Khi Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án về phần quyết định truy tố không bị rút”. Mặt khác cũng trong điều luật đó khoản 2 quy định “Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố đó” cộng với khoản 4 điều 326 bộ luật TTHS 2015: “Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án

theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp”. Tác giả cho rằng từ góc độ bảo đảm quyền con người của bị cáo, quy định cách như vậy là chưa hợp lý, trên lý thuyết bản chất tố tụng là chỉ khi có sự buộc tội thì khi đó mới có xét xử. Nghĩa là phải có sự cáo buộc của Viện kiểm sát mới phát sinh hoạt động xét xử. Khi Viện kiểm sát rút toàn bộ cáo trạng truy tố thì hoạt động xét xử không nên tồn tại. Vì vậy cần quy định khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố thì Tòa án phải tuyên đình chỉ vụ án.

Thứ hai, nguyên tắc suy đoán vô tội của Luật TTHS 2015 đã được hoàn thiện nhiều

so với luật TTHS 2003 nhưng theo ý riêng của người viết thì để bảo đảm thực hiện tốt suy tắc này thì Điều 13 không nên quy định tiêu đề nguyên tắc là suy đoán vô tội. Bởi vì, hiểu một cách đơn giản từ suy đoán có nghĩa là phỏng đoán một điều gì chưa chắc chắn, ai cũng có quyền suy đoán nhưng suy đoán trong ý nghĩ còn thực hiện không lại là việc khác. Theo ý kiến của cá nhân tác giả nên thay bằng nguyên tắc theo nghĩa khẳng định với điều kiện “Không bị coi là có tội khi…”. Mặt khác, bản thân nguyên tắc tại điều 13 luật TTHS 2015 không hẳn là nguyên tắc của suy đoán. Chúng ta cần xem lại Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế về nguyên tắc này. Điều 14 Tuyên ngôn không thể hiện tiêu đề đó là nguyên tắc là suy đoán vô tội mà nội dung của nguyên tắc được xem xét trên hai chữ “presumed innocent” được hiểu theo nghĩa “được coi như vô tội”. Có thể hiểu theo hai nghĩa khác nhau không? khi giữa “presumed innocent” nghĩa “Được coi như vô tội” trong luật nhân quyền quốc tế và “Presumption of innocence” nghĩa “Giả định vô tội hay suy đoán vô tội”, nghĩa là phải coi như người đó không có tội khi chưa có bản án có hiệu lực của Tòa án, chứ không thể hiểu tôi giả định anh không có tội – giả định vẫn là một suy đoán.

Mặt khác, trước khi bị cáo bị tuyên là có tội thì trước khi tuyên hình phạt cần có quy định những yếu tố tiền án, tiền sự cần loại trừ đề cập trong bản cáo trạng hay buộc tội trước khi hội đồng xét xử quyết định một người nào đó phạm tội hay không, và chỉ được

đưa khi quyết định hình phạt để làm tình tiết tăng nặng hay có án tích. Bởi vì yếu tố tiền án, tiền sự trước đây của bị cáo ít nhiều ảnh hưởng đến suy đoán của hội đồng xét xử là bị cáo đã phạm tội rồi có thể tiếp tục phạm tội, và tuyên bản án bất lợi cho bị cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 59)