Giải pháp hoàn thiện các thủ tục tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 73)

Về việc sửa đổi điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn. Theo quy định điều 456, bộ luật

TTHS 2015 áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú; Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng. Như vậy để áp dụng được thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm phải bảo đảm đủ 4 yếu tố trên. Thực tế các vụ án trường hợp phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú không nhiều trong khi đó nhiều trường hợp thỏa mãn các điều kiện còn lại như sự việc đơn giản, chứng cứ rõ ràng, tội phạm ít nghiêm trọng, người phạm tội có nơi cư trú rõ ràng lại không được áp dụng thủ tục rút gọn. Theo tác giả nên bỏ điều kiện thứ nhất để mở rộng số lượng vụ án được áp dụng thủ tục rút gọn mà thay vào đó là có sự đồng ý của bị can, bị cáo. Vì khi áp dụng thủ tục rút gọn có thể gây bất lợi cho bị can, bị cáo ở một số thủ tục vì vậy phải cần có sự đồng ý của bị can, bị cáo để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cũng như quyền con người của bị can, bị cáo.

3.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định về các chủ thể tố tụng: địa vị pháp lý của bị cáo; quyền hạn, trách nhiệm, thẩm quyền... cơ quan tiến hành tố tụng.

Thứ nhất, về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa. Điều 290, BLTTHS 2015 quy định

Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả. Việc bị cáo có mặt tại phiên tòa xét xử để đối chứng và làm rõ sự thật khách quan của vụ án, cũng là để bào chữa cho mình. Việc quy định Tòa án xét xử vắng mặt bị cáo là ảnh hưởng rất lớn đến quyền của bị cáo. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị cáo cùng phạm tội, nếu cho xét xử vắng mặt một vài bị cáo, rất có thể các bị cáo có mặt sẽ đổ hết tội cho bị cáo vắng mặt để làm giảm nhẹ tội mà không có sự đối chất. Vì vậy

tác giả để nghị nên bỏ trường hợp Tòa án được xét xử trong trường hợp này. Cũng như trường hợp vắng mặt của đại diện Viện kiểm sát phiên tòa phải hoãn xét xử, thì cũng nên quy định nếu vắng mặt Luật sư hoặc bị cáo sẽ không xét xử phần cáo trạng của bị cáo vắng mặt. Có như vậy Tòa án mới tuyên bản án phù hợp với sự thật khách quan.

Thứ hai, về quyền đặt câu hỏi của bị cáo và người tham gia tố tụng khác. Để tạo cơ

chế thực sự dân chủ, bình đẳng tại phiên tòa, tạo điều kiện thực hiện một cách có hiệu quả nhất quyền buộc tội và quyền bào chữa trong quá trình xét xử sơ thẩm. Tại các điều 309, 310, 311 bộ luật TTHS 2015 quy định bị cáo có quyền hỏi bị hại, nguyên đơn dân sự, người làm chứng ....nếu được Chủ tọa phiên tòa đồng ý. Ở đây quyền của bị cáo trong thủ tục xét hỏi tại phiên tòa đã được mở rộng so với luật TTHS 2003. Đó là bị cáo có quyền đặt câu hỏi trực tiếp với bị cáo khác, bị hại, người tham gia tố tụng về các vấn đề có liên quan mà không phải truyền đạt câu hỏi của mình qua Chủ tọa phiên tòa. Tuy nhiên, quyền đặt câu hỏi của bị cáo vẫn bị hạn chế là phụ thuộc vào sự đề nghị hỏi của bị cáo có được Chủ tọa phiên tòa đồng ý cho phép hỏi hay không, theo tác giả cần mở rộng hơn nữa quyền hỏi của bị cáo trong 3 điều luật này, chỉ nên giới hạn là Chủ tọa phiên tòa chỉ được cắt những câu hỏi của bị cáo khi xét thấy những câu hỏi đó không liên quan đến tình tiết vụ án hay câu hỏi vòng vo, trùng lắp.

Thứ ba, về việc quy định quyền im lặng cho bị can, bị cáo bắt đầu từ giai đoạn điều

tra cho đến giai đoạn xét xử. Quyền im lặng được xem là “quyền văn minh” và quyền rất quan trọng trong tố tụng hình sự. Nhưng hiện nay quyền im lặng chưa được ghi nhận trực tiếp vào Bộ luật TTHS 2015 mà chỉ quy định gián tiếp thông qua quy định quyền của bị can, bị cáo đó là “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

Thứ tư, kiến nghị bổ sung quyền của bị cáo. Để bảo đảm được quyền của bị cáo

trong xét xử, tác giả kiến nghị nên bổ sung điều 61, BLTTHS 2015 về quyền của bị cáo. Cụ thể, cần bổ sung quyền được tư vấn pháp luật trong quá trình xét xử và trong quá trình tạm giam chờ xét xử. Bởi khi bị cáo hiểu được đầy đủ quyền được pháp luật trao cho giúp bị cáo tự tin hơn trong quá trình tranh tụng, cũng như xét hỏi tại phiên tòa. Quyền tư

vấn pháp luật khác với quyền bào chữa, nó có nội hàm hẹp hơn nhưng có mối quan hệ khăng khít và là tiền đề tốt cho việc thực hiện bào chữa. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung thêm quyền được ghi chép những số liệu, tài liệu trong quá trình xét hỏi. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự, điều 257 Bộ luật TTHS 2015 quy định về hình thức phòng xử án và được TAND Tối cao quy định chi tiết mẫu mô hình phòng xử án trong thông tư 01/2017/TT-TANDTC như đã đề cập trong phần thực trạng. Nhưng qua thực tiễn xét xử sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tác giả đã quan sát thấy chưa có sự thống nhất về thiết kế bục khai báo của bị cáo. Nhiều nơi bục khai báo được kê bằng cái bàn và có ghế ngồi, nơi khác bục khai báo được thiết kế theo hình chữ U không ghế. Vì vậy chưa có sự thống nhất trong thiết kế mô hình xét xử, điều này gây bất lợi cho bị cáo trong việc ghi chép thông tin, hồ sơ, tài liệu. Nhiều phòng xử án chỉ thiết kế bục theo hình chữ U không bố trí chỗ ngồi và bàn ghi chép cho bị cáo. Thực tế ngay cả người bào chữa, người tiến hành tố tụng có đầy đủ hồ sơ, tài liệu nhưng vẫn không nhớ hết được các tình tiết của vụ án huống chi bị cáo luôn trong tâm trạng lo sợ, hoảng loạn sẽ khai báo các tình tiết không chính xác với sự thật của vụ án hoặc quên các tình tiết nhằm gỡ tội cho mình nếu không có ghi chép, chú thích.

Thứ năm, đối với việc xét xử người dưới 18 tuổi. Nên có quy định giao cho Tòa gia

đình và người chưa thành niên xét xử ngay từ giai đoạn sơ thẩm. Cần có cơ quan chuyên trách thực hiện từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử đối với người dưới 18 tuổi bảo đảm môi trường thân thiện. Đặc biệt xét xử đối với những đối tượng này phải được xét xử kín. Mặc dù hiện nay tại TpHCM đã thành lập tòa gia đình và trẻ vị thành niên, nhưng chưa có sự đồng bộ giữa CQĐT và Viện kiểm sát do cơ cấu tổ chức của 2 đơn vị này chưa thành lập được cơ quan chuyên trách trong điều tra và truy tố đối với người chưa thành niên.

Thứ sáu, về quy định người bào chữa theo quy định tại điều 72, Bộ Luật TTHS

2015 người bào chữa là Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; hoặc Bào chữa viên nhân dân……Theo tác giả không nên quy định một người nào cụ thể mà nên mở

rộng cho tất cả mọi người. Theo Bộ Luật TTHS Nhật Bản hiện hành quy định người bào chữa có thể là luật sư hoặc bất kỳ người nào có chuyên môn pháp lý, công tâm, không trái ý bị cáo, được bị cáo nhờ hoặc Công tố viên, Tòa án chỉ định. Chính quy định “bất cứ người nào” đã cho phép mở rộng để mọi người có thể tham gia vào hoạt động bào chữa cho bị cáo. Theo tác giả, chúng ta nên quy định người bào chữa là bất cứ ai có thể bào chữa do bị cáo nhờ hoặc Tòa án chỉ định đều có quyền bào chữa cho bị cáo.

Thứ bảy, về quy định sự có mặt của người bào chữa. Về nguyên tắc xét xử bên bào

chữa được đặt ngang hàng và bình đẳng với bên buộc tội nhưng tại quy định điều 289, bộ luật TTHS 2015 quy định về sự có mặt của Kiểm sát viên, trường hợp không có mặt của Kiểm sát viên thì phải hoãn phiên tòa, trong khi đó nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử. Có thể thấy rằng đối với bên buộc tội vắng mặt thì phiên tòa phải hoãn, trong khi đó người bào chữa vắng mặt thì phiên tòa vẫn có thể tiếp tục. Quy định như vậy vô hình chung đề cao tầm quan trọng của bên buộc tội hơn bên bào chữa trong quá trình xét xử.

Thứ tám, cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của Luật sư bào chữa trước bị can, bị cáo. Để bảo đảm cho Luật sư có trách nhiệm trong việc bào chữa của mình đối với bị

cáo, thiết nghĩ pháp luật cũng nên có quy định về trách nhiệm của Luật sư như trách nhiệm hoàn trả tỉ lệ tiền thù lao cho thân chủ, hoặc khoản phạt trước Liên đoàn luật sư hay trách nhiệm kỷ luật trước Liên đoàn như phê bình, cảnh cáo, tạm đình chỉ hành nghề...., đặc biệt có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu Luật sư không làm tròn trách nhiệm, không can thiệp kịp thời gây đến hậu nghiêm trọng như bị cáo bị xét xử oan, sai dẫn đến tự sát hoặc bị nhục hình dẫn đến chết người. Ngoài những quy định về trách nhiệm của Luật sư, bên cạnh đó cần cải tiến, nâng cao chương trình đào tạo nghề Luật sư tại các cơ sở đào tạo Luật sư, tăng cường nội dung diễn án, tranh luận phản biện trong các phiên tòa giả định. Để nâng cao chất lượng của đội ngũ Luật sư hiện nay cần tăng thêm thời gian tập sự nghề, thời gian làm thực tiễn từ 5 năm trở lên để đủ điều kiện cấp giấy

phép hành nghề Luật sư. Được như vậy thì trình độ của Luật sư mới được nâng lên, bảo đảm hoàn thành được một cách tốt nhất nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo.

Thứ chín, mở rộng việc quy định về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa.

Theo khoản 2, điều 88, bộ luật TTHS 2015 quy định: “Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa”. Theo ý kiến của tác giả nên mở rộng quyền thu thập chứng cứ cho người bào chữa cụ thể: “Người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày, có quyền được ghi lời khai,

ghi âm, ghi hình việc hỏi của những người này. Những người được người bào chữa hỏi có nghĩa vụ xác nhận vụ thật lới khai của mình bằng cách ký tên, đóng dấu hay điểm chỉ. Và những phương thức trên được dùng làm chứng cứ tham gia tranh tụng tại tòa”. Vốn

dĩ người bào chữa, bị cáo luôn luôn bất lợi trong việc thu thập chứng cứ so với CQĐT nên quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa thu thập chứng cứ và tranh tụng tại tòa.

Thứ mười, bỏ quy định về thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Khi đã thụ lý hồ sơ mà Tòa án phát hiện ra việc thiếu các

chứng cứ quan trọng hay nhận định bị cáo phạm một tội khác thì nên tiến hành xét xử và tuyên không đủ chứng cứ để buộc tội bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm là của CQĐT và VKS, nếu hai cơ quan này không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình thì phải chịu hậu quả cho sự yếu kém, tắc trách đó chứ không thể bắt bị can phải kéo dài thời gian tham gia tố tụng để chờ sự hoàn thiện về chứng cứ để buộc tội mình. Quy định như thế này trước hết để bảo đảm quyền không bị xét xử quá mức chậm trễ cho bị can. Mặt khác, Tòa án phải giữ vai trò khách quan để xét xử. Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung các chứng cứ vô hình chung Tòa án đã có ý chí kết tội ngay từ đầu. Và như vậy, không quy định Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là phù hợp với bản chất, chức năng Tòa án là cơ quan xét xử, Viện kiểm sát và Cơ quan

điều tra là cơ quan buộc tội trong Nhà nước pháp quyền. Thể hiện việc bảo vệ quyền con người khỏi tầng nấc các hệ thống cơ quan buộc tội, loại bỏ tư tưởng hệ thống Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án khắc phục, bao che cho nhau trong TTHS theo hướng đã bị khởi tố là bị truy tố đã bị truy tố là bị xét xử theo hướng có tội. Đây là cơ chế mà rất nhiều nước đã áp dụng. Ngay cả Trung Quốc là nước có mô hình tranh tụng tương đồng với Việt Nam đã áp dụng cơ chế này từ năm 1997.

Mười một, về thẩm quyền thu thập chứng cứ của Tòa án. Như các phân tích trong

bài viết để bảo đảm tính công bằng của Tòa án trong xét xử thì cần phân định rõ chức năng của Tòa án, chức năng duy nhất đó là xét xử dựa trên đánh giá sự thật khách quan của vụ án trên cơ sở xem xét các chứng cứ và đánh giá kết quả tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Nhưng tại khoản 6 điều 252 quy định thêm Tòa án có quyền tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu để chứng minh vụ án trong trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung chứng cứ. Quy định này làm cho Tòa án ngoài chức năng xét xử còn có chức năng đi tìm chứng cứ buộc tội thì quá trình xét xử sẽ không bảo đảm công bằng, vì vậy tác giả mạnh dạn đề xuất bỏ khoản 6, điều 252 trong Bộ luật TTHS 2015.

Mười hai, quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án. Khoản 4, điều 153 quy định Hội

đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm. Quy định này đã làm cho Tòa án mất đi chức năng duy nhất của mình là xét xử. Tòa án vừa có chức năng khởi tố, xong rồi lại xét xử, vô hình chung như vừa đá bóng vừa thổi còi sẽ không bảo đảm được khách quan. Việc khởi tố vụ án là trách nhiệm của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, chức năng của Tòa án nên là chức năng xét xử phân định đúng sai giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, từ đó chiếu theo quy định pháp luật để phán quyết. Các quy định đó là trái với cơ chế, nguyên tắc tố tụng là Tòa án chỉ xét xử khi có sự buộc tội. Vì vậy, không nên quy định cho Tòa án trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự mà chỉ quy định là Tòa án có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)