Những hạn chế, bất cập trong việc bảo đảm quyền con người của bị cáo trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 52)

trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh.

Theo các số liệu thống kê tham khảo từ nhiều nguồn, cụ thể từ Báo cáo kiểm sát việc truy tố, xét xử của Viện kiểm sát nhân dân TPHCM và Báo cáo số 96/2015/HDND ngày 16/05/2015 của HĐND thành phố về kết quả giám sát về “tình hình oan, sai trong

việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự...” năm 2015 đến nay cho thấy: Về cơ bản hoạt động truy tố, xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các cơ quan tố tụng đã khắc phục tồn tại, thiếu sót trong hoạt động truy tố, xét xử; nhờ đó tình hình oan, sai đã được hạn chế đáng kể so với trước đây. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 thì việc phòng chống oan, sai, quy định quyền của bị cáo vẫn còn hạn chế, bất cập.

Theo các số liệu thống kê, trong 03 năm từ 2011 -2014, các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố 219.506 vụ với 338.379 bị can nhưng số vụ làm oan người vô tội có 71 trường hợp, chiếm 0,02% ; 19 trường hợp TA tuyên không phạm tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật [25]. Số người bị oan trên chủ yếu thuộc loại án giết người, cướp tài sản, hiếp dâm trẻ em mà quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn và loại án về kinh tế do chủ quan của người tiến hành tố tụng nhận thức không đúng, chưa phân biệt được vi phạm pháp luật và hành vi phạm tội đã hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế thành các tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; có một số trường hợp làm oan khác là do người tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật đơn thuần, chỉ chú ý đến hậu quả xảy ra, không xem xét lỗi và điều kiện khách quan dẫn đến hành vi vi phạm trong các trường hợp. Ngoài các trường hợp bị oan nêu trên, qua giám sát cho thấy tình trạng khởi tố, điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do hành vi không cấu thành tội phạm, do miễn trách nhiệm hình sự có dấu hiệu làm oan người vô tội. Trong 03 năm còn để xảy ra 71 người bị oan và một số trường hợp khác có dấu hiệu bị oan đang được xem xét, giải quyết đã cho thấy tình hình làm oan người vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay còn nghiêm trọng [31]. Các trường hợp làm oan đều là nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản của người dân bị oan; có một số vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân đối với công lý, giảm sút uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật. Bên cạnh những sai lầm, vi phạm nghiêm trọng trên, hoạt động xét xử còn nhiều vi phạm khác trong việc áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự

như áp dụng sai điều luật, thiếu thành phần tham gia tố tụng, việc kê biên tài sản, xử lý vật chứng chưa đúng quy định... dẫn đến tình trạng oan sai, phiếu nại….

Theo số liệu của TAND thành phố trong năm 2019 số bản án hình sự, quyết định sơ

thẩm bị kháng nghị và đã xét xử phúc thẩm 125 vụ/210 bị cáo. TA cấp phúc thẩm hủy án

để điều tra, xét xử lại 184 bị cáo, trong đó sửa tội danh 16 bị cáo, áp dụng hình phạt

không đúng 95 bị cáo, chưa đủ căn cứ kết tội 25 bị cáo, dấu hiệu bỏ lọt tội phạm 10 bị

cáo, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, sai về phần dân sự 38 bị cáo. 68 bị

cáo TA cấp sơ thẩm cho hưởng án treo bị TA cấp phúc thẩm hủy án để điều tra xét xử lại,

chiếm tỷ lệ 0,87%. Trong số 06 bị cáo được TA sơ thẩm tuyên phạm tội thì có đến 05

trường hợp bị xét xử theo trình tự phúc thẩm, hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại với

cả 05 trường hợp. Theo báo cáo tại kỳ họp HĐND TP.HCM lần thứ 17 khóa IX ngày

7/12/2019. Ban Pháp chế HĐND TP.HCM nhận định công tác kiểm tra, giám sát việc giải quyết các loại án chưa được thực hiện thường xuyên. Một số cán bộ, công chức, nhất là Thẩm phán còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp... dẫn đến một số vụ án bị hủy, bị sửa do lỗi của quan của Thẩm phán. Cụ thể, có 109 án bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán (chiếm 0,27%) và 267 án sửa do lỗi chủ quan (chiếm 0,67%) [30].

2.2.1 Thiếu sót, vi phạm trong thu thập tài liệu, chứng cứ vụ án

Hiện nay nhiều vụ án do chứng cứ chưa thật sự khách quan Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra lại. Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết năm 2017, ngành Tòa án đã trả điều tra bổ sung hơn 2.000 vụ án. Trong năm 2017 có 145 vụ trả điều tra bổ sung nhiều lần, trong đó trả từ hai lần trở lên là hơn 100 vụ, bốn lần là 20 vụ, năm lần là chín vụ.

Trên thực tế nhiều vụ án thực chất không hề có nhân chứng, vật chứng nhưng vẫn kết tội bị cáo do sử dụng lời khai. Trong các bản án Tòa án thường viện dẫn các bút lục lời khai của bị can, bị cáo làm cơ sở bằng chứng để kết tội. Điển hình như vụ án oan của ông L. ở Quận 12, ông L.bị kết án 12 năm tù mà không hề có nhân chứng, vật chứng nhưng thực tế Tòa án vẫn kết tội bị cáo bằng việc dựa vào lời khai, và bởi vì pháp luật quy định lời khai cũng là chứng cứ. Chứng cứ và lời khai cùng được sử dụng trong việc

tìm kiếm sự thật vụ án, chứng cứ phải được đánh giá quan trọng hơn lời khai, nhưng theo quy định pháp luật thì lời khai cũng được xác định là chứng cứ và được xem xét đánh giá ngang hàng với vật chứng. Nhiều vụ án Thẩm phán lại chỉ chú trọng xem xét lời khai của bị cáo tại phiên tòa, mà thiếu xem xét mối liên hệ giữa các chứng cứ, tình tiết liên quan, có một số trường hợp bị cáo trong thời gian giam giữ bị ép cung, nhục hình, đe dọa phải khai theo hướng dẫn của Điều tra viên nên dẫn đến làm sai lệch sự thật của vụ án. Có trường hợp Tòa án sơ thẩm còn nhầm lẫn nhận định rằng “việc truy tìm vật chứng phải do CQĐT tiến hành theo thủ tục, trường hợp người bị hại tự qua nhà bị cáo lục soát mang giao nộp thì không được coi là chứng cứ”. Theo khoản 3, điều 88, Bộ luật TTHS 2015 quy định bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án. Đồng thời, cũng Bộ luật TTHS tại điều 86 quy định chứng cứ phải được thu thập theo trình tự, thủ tục quy định. Vấn đề đặt ra là trường hợp cá nhân tự thu thập chứng cứ thì như thế nào được coi là thu thập theo trình tự, thủ tục theo luật định, ví dụ như trường hợp vừa nêu trên. So với Bộ luật TTHS 2003 thì Điều 86 Bộ luật TTHS 2015 đã bỏ cụm từ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án thành” Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. Cụm từ này trong luật TTHS 2003 dễ gây hiểu nhầm khi áp dụng đó là chỉ có các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền thu thập.

Một ví dụ điển hình về nhận định sai nội dung và chứng cứ của vụ án như vụ án xảy ra tại Quận 9, TPHCM Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận định sai nội dung và chứng cứ của vụ án. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân quận 9 và bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Đoái Phước T và bà Nguyễn Thị Nhật M là hai vợ chồng cùng trú tại địa chỉ số 10X/2X Đường 7X, Khu phố X, phường Tăng Nhơn P B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Tối ngày 10/4/2017, Đoái Hoàng N là em ruột của Đoái Phước T mượn nhà của T tại số 10X/2X Đường 7X, Khu phố X, phường Tăng Nhơn P B, Quận 9, Thành phố Hồ

Chí Minh để mời bạn về uống rượu, T nói với vợ là Nguyễn Thị Nhật M biết và M đồng ý. Khoảng 00 giờ 15 phút ngày 11/4/2017, Đoái Hoàng N, Huỳnh Thế Th, Trần Văn Đông E, Phan Lê P và Nguyễn Bảo K cùng ngồi uống rượu dưới nhà T và cùng ngồi nói chuyện lớn tiếng thì chị M từ phòng ngủ của mình đi ra cầu thang nói đi chỗ khác nhậu nên cả nhóm bỏ về. Lúc này, do tự ái nên T từ dưới nhà đi lên phòng ngủ cãi nhau với chị M. Trong lúc hai bên lớn tiếng với nhau, T tức giận giơ tay định đánh M nhưng dừng lại rồi bất ngờ dùng tay đẩy chị M ngã về phía sau, đập đầu vào vách tường ngã xuống sàn nhà. Sau đó T thấy chị M ôm gối nằm ngủ nên T lấy máy tính bảng ra xem phim, đến 02 giờ 00 phút cùng ngày, T quay sang nhìn thấy chị M nằm bất động, toàn thân tím tái nên T đưa chị M đi cấp cứu nhưng chị M đã chết trước khi nhập viện. Ngày 03/11/2017, Trung tâm pháp y – Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh có Văn bản số 449/TT.17-GT.17 ngày 03/11/2017 về việc giải thích cơ chế hình thành vết thương chị Nguyễn Thị Nhật M với nội dung: Thái dương bên phải của bị hại khi ngã nghiêng nếu chỉ đơn thuần như trình bày trong các biên bản mà cơ quan cảnh sát điều tra cung cấp thì không thể gây ra tình trạng xuất huyết dưới nhện lan tỏa hai bán cầu đại não và tiểu não như thể hiện trong bản ảnh và bản kết luận giám định pháp y tử thi của bị hại đã mô tả. Đồng thời các thương tích bên ngoài của vùng đầu bị hại ở nhiều vị trí khác nhau như mô tả trong trang 2 của bản kết luận giám định là do tác động nhiều lần bằng vật tày, không thể do té ngã va đập một lần gây ra như lời khai của Đoái Phước T. Tất cả các thương tích bầm tụ máu, sây sát da bên ngoài trên người bị hại là do vật tày tác động vào cơ thể hoặc ngược lại. Vật tày là những vật có bề mặt tròn hoặc tù (tức là không sắc, không nhọn, không có cạnh sắc). Sau khi có văn bản giải thích nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân quận 9 vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố như cáo trạng số 115/CT-Viện kiểm sát nhân dân ngày 01/9/2017. Khi tiếp nhận lại hồ sơ vụ án, Tòa án nhân dân Quận 9 đã mở phiên tòa xét xử và tuyên án. Theo bản án hình sự sơ thẩm số: 08/2018/HS-ST ngày 19 tháng 01 năm 2018 của Tòa án nhân dân Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định: Tuyên bố bị cáo Đoái Phước T phạm tội “Cố ý gây thương tích”. Tại bản án phúc thẩm số: 126/2018/HS-PT ngày: 23-3-2018, Tòa phúc thẩm TAND TpHCM đã nhận định kết luận

điều tra, cáo trạng và bản án sơ thẩm đều mô tả hành vi của bị cáo Đoái Phước T như nêu trên là không phù hợp với kết luận giám định pháp y tử thi cũng như văn bản giải thích về cơ chế hình thành vết thương. Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được, nên cần hủy toàn bộ án sơ thẩm để điều tra lại nhằm xác định chính xác hành vi phạm tội.

Vụ án tiếp theo cũng là nguyên nhân gây oan, sai do Tòa án cấp sơ thẩm nhận định sai chứng cứ trực tiếp gây ra tỉ lệ thương tật của bị hại. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 14/6/2017, ông Nguyễn Lê Thanh Nhân tổ chức tiệc sinh nhật tại khách sạn Valentine, số 93/1 Nguyễn Chí Thanh, Phường 9, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Do khách đến đông, tầng hầm khách sạn không đủ chỗ để xe nên ông Nhân đã hướng dẫn cho khách đậu xe bên hông nhà 93/2 Nguyễn Chí Thanh, Phường 9, Quận 5 của bà Phan Thị Gấm. Lúc này, Lê Thị Kim Uyên là con ruột bà Gấm đang đứng ở trong nhà 93/2 Nguyễn Chí Thanh, Phường 9, Quận 5 nói với ông Nguyễn Xuân Hữu là bảo vệ khách sạn Valentine không được để xe bên hông nhà và nói chủ khách sạn là ông Nhân qua nói chuyện. Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, ông Nhân cùng ông Nguyễn Xuân Hữu đi sang nhà Uyên để nói chuyện. Do đang uống bia cùng bạn, trên tay ông Nhân có cầm một ly thuỷ tinh (loại ly có quai dùng để uống bia), ông Nhân đứng trước cửa nhà Uyên và đang nói chuyện với Uyên thì bất ngờ bị Uyên dùng một con dao rọc giấy trên tay phải đâm thẳng vào ngực ông Nhân, theo phản xạ tự nhiên, ông Nhân giật lùi lại nhưng dao vẫn trúng vào ngực phải của ông Nhân gây thương tích. Sau khi dùng dao gây thương tích cho ông Nhân, Uyên đóng cửa đi vào trong nhà và rửa sạch các vết máu trên lưỡi dao. Sau đó, ông Nhân được đưa đi cấp cứu và Uyên bị mời đến Công an Phường 9, Quận 5 làm việc. Tại bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 711/TgT.17 ngày 30/8/2017 của Trung tâm Pháp y – Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh kết luận: Tỉ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 43%. Do đó, tại Bản án hình sự sơ thẩm số 91/2018/HSST ngày 10/10/2018 của Toà án nhân dân Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định: “ ... bị cáo Lê Thị Kim Uyên đã có hành vi cố ý dùng con dao rọc

giấy đâm một nhát vào ngực phải của ông Nguyễn Lê Thanh Nhân, gây thương tật cho ông Nhân với tỷ lệ 43%.” Từ đó, tuyên bố bị cáo Lê Thị Kim Uyên phạm tội “Cố ý gây thương tích” và áp dụng điểm c khoản 3 Điều 134; khoản 2 Điều 51; Điều 38 và Điều 50 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 xử phạt Lê Thị Kim Uyên 05 năm 06 tháng tù. Ngày 08/3/2019, TAND TPHCM mở phiên phúc thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm xét thấy, theo văn bản số 711-GT2/TgT.17 ngày 26/2/2019 của Trung tâm Pháp y – Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và văn bản giải thích số 711-GT/TgT.17 ngày 27/9/2018, Trung tâm Giám định pháp y – Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thì vết thương do bị cáo gây ra cho bị hại Nhân (vết đâm ảnh 1) có tỷ lệ tổn thương cơ thể chỉ là 2%, còn lại 40% tổn thương cơ thể là do di chứng từ vết đâm (ảnh 1) gây ra, và 9% là từ các vết xử lý của cơ quan y tế, cộng lùi các tỷ lệ là 43%. Từ kết quả trên cho thấy, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ vết đâm gây ra là rất thấp (chỉ 2%), trong khi di chứng từ vết đâm lại lên đến 40%. Ngoài ra, từ thời gian xử lý vết thương ban đầu và lần xử lý thứ 2 của cơ quan y tế là cách nhau 07 ngày, vậy di chứng xảy ra cho người bị hại là hoàn toàn do vết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 52)