2.1. Thực trạng quy định pháp luật về lao động là người khuyết tật ở ViệtNam hiện nay Nam hiện nay
2.1.1. Đảm bảo quyền lao động cho người khuyết tật
Người khuyết tật là một bộ phận của dân số thế giới nói chung và dân số Việt Nam nói riêng, họ được có những quyền chính đáng và đóng góp nghĩa vụ như những công dân khác. Tại Điều 35 của Hiến pháp 2013 đã ghi nhận rõ: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”. Do đó, NKT đương nhiên có quyền được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và hưởng lương, chế độ như những lao động thông thường khác mà không ai được hạn chế quyền của họ.
Quyền lao động của NKT được ghi nhận trong các quy định về quyền tiếp cận và tìm kiếm việc làm, quyền được làm việc trong các môi trường phù hợp với những khiếm khuyết của mình mà không ai được xâm phạm hay hạn chế thông qua LNKT năm 2010, BLLĐ năm 2012, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Việc làm; Luật Xây dựng; Luật Giao thông đường bộ; Luật Bảo hiểm y tế; Luật An toàn, vệ sinh lao động… Năm 2014, Việt Nam phê duyệt Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của NKT. Theo công ước này thì: “Người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”. Do vậy, khi Việt Nam tham gia vào Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của NKT sẽ là cơ hội thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm cho NKT được hưởng một cách bình đẳng và đầy đủ tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người, trong đó bao gồm cả quyền
lao động.
Và gần đây nhất, Việt Nam đã tiếp tục phê duyệt Công ước 159 của ILO về việc làm cho NKT, tạo ra bước chuyển mình rất lớn trong đảm bảo quyền lao động cho NKT. Khoản 1 Điều 2 Công ước quy định: “Trong Công ước này, mọi Nước thành viên phải coi mục đích của tái thích ứng nghề nghiệp là làm cho người khuyết tật có thể tìm được và duy trì được một việc làm thích hợp, có thể tiến bộ được về mặt nghề nghiệp, và do đó được dễ dàng trong việc hòa nhập hoặc tái hòa nhập vào xã hội”. Công ước 159 sẽ là cơ hội mở ra rất rộng mởcho NKT được tham giavào thị trường lao động, được thực hiện và bảo vệ đầy đủ tất cả các quyền có được trong lao động như những người không khuyết tật.
Mỗi quốc gia đều xây dựng luật pháp phù hợp với hoàn cảnh riêng của đất nước nhằm tăng cường các cơ hội bình đẳng cho NKT trên thị trường lao động, cũng như có các biện pháp chính sách để tạo điều kiện tốt nhất bảo vệ quyền lao động và làm việc của họ. Ở Việt Nam, Nhà nước sẽ đứng ra bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là NKT, có chính sách khuyến khích và ưu đãi cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tạo việc làm và nhận lao động là NKT vào làm việc để thúc đẩy tuyển dụng và tăng cơ hội việc làm cho NKT. Quyền lao động của NKT luôn được đặt trong mối tương quan với thị trường lao động. Ngày nay, chúng ta đã thừa nhận được rằng những hạn chế trong lao động không đến từ những khiếm khuyết của họ mà chính từ cách hành xử của xã hội đối với họ. Do đó, bên cạnh những nổ lực về đảm bảo các quyền cho NKT về lao động thì Nhà nước cũng có các chính sách, quy định pháp luật mang tính kích cầu, khuyến khích tuyển dụng và hỗ trợ việc làm cho các doanh nghiệp để quyền lao động của NKT đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động nhận NKT vào làm việc. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là NKT được hưởng chính sách ưu đãi cụ thể quy định tại Điều 34 của LNKT năm 2010 như sau: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh
doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp”.
Doanh nghiệp sử dụng từ 10 NKT làm việc ổn định thì theo Nghị định số 763/VBHN-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi sau: (i) Được hỗ trợ kinh phí để sử dụng vào việc cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho NKT theo yêu cầu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tùy thuộc vào tỷ lệ NKT làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh tương thích với mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh để làm căn cứ mà được hưởng các mức ưu đãi khác nhau; (ii) Được ưu tiên hỗ trợ vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc làm.
Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng từ 10 NKT làm việc ổn định cũng được hỗ trợ kinh phí để cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho NKT theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội như doanh nghiệp. Còn đối với các trường hợp NKT tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho NKT thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo đầu ra.
2.1.2. Đảm bảo bình đẳng và không phân biệt đối xử về khuyết tật
2.1.2.1. Các quy định pháp luật về đảm bảo bình đẳng và không phân biệt đối xử về việc làm cho lao động là người khuyết tật
Bình đẳng về cơ hội và trong đối xử là nguyên tắc cơ bản của công bằng xã hội. Khoản 3 Điều 2 LNKT năm 2010 giải thích: “Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó”. Cũng như các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật các quốc gia, pháp luật Việt Nam
coi hành vi phân biệt đối xử vì khuyết tật là một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 8 BLLĐ năm 2012. Người khuyết tật được bảo đảm tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật của mình để tìm lao động và có thu nhập theo Điều 4 LNKT năm 2010. Không một cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào được phép đối xử bất công, phân biệt, xem thường và miệt thị lao động là NKT ở cả trong và ngoài môi trường lao động.
Theo Điều 33 LNKT năm 2010: “Cơ quan, tổchức, doanh nghiệp, cá nhânkhông được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật”. Đại đa số người sửdụng lao động đều rất hạn chếtuyển dụng lao động là NKT. Vì so với một người lao động thông thường thì NKT sẽ có khả năng lao động giảm sút nhiều, bên cạnh đó việc tuyển dụng NKT sẽ phải đi kèm rất nhiều chế độ ưu đãi và phúc lợi để tạo điều kiện cải thiện môi trường làm việc phù hợp nhằm giúp NKT được hưởng cơ hội việc làm bình đẳng. Do đó, Nhà nước ban hành các quy định cụ thể để ngăn chặn kịp thời những yêu sách mà cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng để từ chối NKT vào làm việc. Thông qua đây, lao động là NKT sẽ được đảm bảo bình đẳng cơ hội tìm kiếm việc làm.
Khoản 1 Điều 152 BLLĐ 2012 có quy định rõ: “Người sửdụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động”. Bình đẳng và không phân biệt đối xử không có nghĩa là cào bằng ngang giá lợi ích của tất cả mọi người như nhau. Với NKT thì họ là lao động đặc thù, sự khiếm khuyết khiến loại lao động này không thể làm việc trong các điều kiện có cường độ cao và chứa nhiều chất độc hại. Vì vậy, pháp luật có các quy định để kịp thời điều chỉnh linh hoạt điều kiện làm việc có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến khả năng lao động của họ. Khoản 2 Điều 178 nghiêm cấm doanh nghiệp có hành vi: “Sử dụng lao động làngười khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải căn cứ trên điều kiện về môi trường và chất lượng lao động để tuyển dụng và bố trí việc làm phù hợp cho người khuyết tật, tránh tình trạng vì lao động mà làm ảnh hưởng xấu đến các khiếm khuyết. NKT khi làm việc, được Nhà nước và người sử dụng lao động hỗ trợ các phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho họ có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ.
2.1.2.2. Các quy định pháp luật về đảm bảo bình đẳng và không phân biệt đối xử trong giáo dục và dạy nghề cho người khuyết tật
Giáo dục và dạy nghề là một nội dung quan trọng trong việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội nói chung và bảo đảm yêu cầu giải quyết việc làm cho lao động nói riêng. Đối với người khuyết tật, giáo dục và dạy nghề là tiền đề tạo nhằm giúp họ có chuyên môn và năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống và hoà nhập cộng đồng. Nhà nước ta đã có nhiều quy định nhằm đảm bảo bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi từ phát triển cơ sở hạ tầng cho đến chính sách trợ giúp NKT tham gia giáo dục và học nghề cũng như nâng cao chất lượng và đạo đức của giáo viên dạy nghề. Cụ thể:
Thứ nhất, Nhà nước bảo đảm để NKT được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác. NKT sẽ được tư vấn miễn phí và lựa chọn ngành nghề theo học phù hợp với khả năng lao động và hạn chế khiếm khuyết của mình. Dưới sự hỗ trợ và đảm bảo của Nhà nước, NKT sẽ được tham gia các hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Theo quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và LNKT năm 2010 thì Nhà nước có nhiều chính sách để hỗ trợ và khuyến khích tham gia học nghề với NKT, cụ thể: (i) NKT được hưởng học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại Luật giáo dục; (ii) được tư
vấn học nghề, sau khi hoàn thành khóa học sẽ được tư vấn việc làm miễn phí; (iii) có nhiều chế độ giảm hoặc miễn học phí; (iv) Nếu NKT học nghề thuộc hộ nghèo sẽ được miễn học phí, được cấp học bổng và hỗ trợ ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, vềgiáo dục đối với NKT không tham gia học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nhà nước tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để đảm bảo bình đẳng về giáo dục cho người khuyết tật. Hiện nay, số lượng NKT tham gia học tập cũng tăng lên đáng kể bao gồm học tập trong các cơ sở giáo dục có dạy NKT và giáo dục hòa nhập chung với người không khuyết tật. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách về giáo dục đối với NKT có nhiều ưu tiên trong nhập học và tuyển sinh; miễn, giảm một số nội dung môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục; đánh giá kết quả giáo dục; chính sách về học phí; chính sách về học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập. Độ tuổi nhập học đối với NKT cao hơn người bình thường là 3 tuổi. Được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc rất ít người.
Thứ ba, cơ sở giáo dục nghềnghiệp cho NKT phải bảo đảm điều kiện giáo dục và dạy nghề cho người khuyết tật. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp là nơi đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng cho người học, đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho NKT thì ngoài các điều kiện theo các yêu cầu như những cơ sở cơ bản khác thì theo khoản 3 Điều 18 của Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 còn phải đáp ứng các điều kiện riêng về: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; giáo trình, phương pháp và thời gian dạy nghề phù hợp với NKT; giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho NKT. Vì NKT là đối tượng học đặc biệt, ngoài những hạn chế vì sự khiếm khuyết thì họ còn gặp nhiều rào cản, tự ti trong giao tiếp và tiếp thu. Do đó, đòi hỏi người dạy và cơ sở đào tạo phải hết sức chuyên nghiệp và có trình độ cao, vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy cũng như phương tiện hỗ trợ phù hợp cho người học. Sau khi hoàn thành khóa học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách
nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi NKT học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề. [25, tr.49]
Thứ tư, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho NKT và giáo viên giảng dạy cho NKT được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Theo Điều 27 của Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho NKT khi có dự án dạy nghề, sẽ được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ việc làm cho NKT của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các nguồn vốn của Nhà nước; được ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất ở những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề và được miễn thuế theo quy định của Bộ Tài chính. Và cũng như cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho NKT,