Thực tiễn thực hiện pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về lao động là người khuyết tật ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 61)

Nam hiện nay

2.2.1. Đảm bảo quyền lao động cho người khuyết tật

Trong suốt một thời gian dài, chúng ta đều cho rằng tình trạng không có việc làm và thu nhập của NKT là nguyên nhân đến từ sự sút kém về tinh thần và thể chất

của những người khuyết tật. Xa lánh, kì thị và hạn chế tiếp xúc là những điều mà dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày giữa mọi người bình thường xung quanh dành cho người khuyết tật.

Tổng cục Thống kê và UNICEF hôm 11/1/2019 đã công bố kết quả điều tra quốc gia về NKT tại Việt Nam. Đây là cuộc điều tra đầu tiên có quy mô lớn sử dụng tiêu chuẩn quốc tế để thu thập các thông tin toàn diện về cuộc sống của NKT tại Việt Nam, do Tổng cục Thống kê tiến hành cuối năm 2016 và đầu năm 2017 với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNICEF thực hiện tại 658/713 quận/huyện của 63 tỉnh thành. Việt Nam trong giai đoạn từ 2016 – 2017 có 6.199.048 NKT từ 2 tuổi trở lên, chiếm 7% dân số cả nước. Đến năm 2018 đầu 2019, theo số liệu thống kê của Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật, đến nay, cả nước hiện có 6.225.519 NKT từ 5 tuổi trở lên, trong đó có 671.659 trẻ khuyết tật từ 5-17 tuổi và 5.553.860 người từ 18 tuổi trở lên. Tỷ lệ NKT là nữ giới cao hơn, cụ thể NKT là nữ giới chiếm 58% so với nam giới là 42%. Cũng theo số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy cả nước có 4.985.792 hộ có ít nhất một người khuyết tật, chiếm hơn 20% số hộ của cả nước. Số hộ NKT khu vực nông thôn chiếm hơn 75% tổng số hộ có người khuyết tật. Số lượng NKT của 20% dân số nghèo nhất nhiều gấp 2,5 lần so với 20% dân số giàu nhất. [42, tr.14]

Từ sau khi LNKT được thông qua, tỷ lệ NKT được bảo đảm quyền lao động và có việc làm đã tăng lên đáng kể. Dưới sự hỗ trợ của các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích tuyển dụng NKT vào làm việc tại Điều 34 LNKT năm 2010 đã tạo ra làn sóng mạnh mẽ trong tạo việc làm và tuyển dụng. Đặc biệt ngày 20/6/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành theo Quyết định số 899/QĐ-TTg “Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020”. Trong đó “Hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật” là một nội dung quan trọng trong Dự án Phát triển thị trường lao động và việc làm thuộc chương trình này. Hiện cả nước có hơn 2.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT được hưởng chế độ ưu đãi. Trên 15.000 lao động là NKT đang làm việc tại hơn 400 cơ sở sản xuất kinh doanh của NKT và khoảng trên 16.000 lao động

khuyết tật khác đang làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình hoặc tự tạo việc làm [47]. Nhóm ngành nghề mà lao động là NKT đang tham gia làm việc chủ yếu là nông – lâm – ngư nghiệp và thủ công nghiệp.

Đầu tiên có thể kể đến ở đây đó là tiệm trà Reaching out café ở Hội An là một ví dụ những doanh nghiệp đang góp phần tạo việc làm cho cộng đồng người khuyết tật. Tiệm trà này được thiết kế và thực hiện mục đích kinh doanh nhằm tạo công việc cho lao động là khiếm thính. Cụ thể, khách hàng đến đây sẽ gọi đồ uống qua các miếng gỗ có ghi những câu lệnh trên đó. Nhân viên được sử dụng ở quán là NKT và các vật dụng lưu niệm khác được bày bán ở đây cũng đều là do NKT tạo ra. Phần lớn NKT đều dễ dàng tìm kiếm việc làm ở các lĩnh vực liên quan đến mỹ nghệ, thủ công. Bên cạnh rào cản về giáo dục thì hạn chế tuyển dụng NKT cũng là một trong những lý do mà ít có lao động là NKT làm việc trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, máy móc thiết bị ở Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2014 một công ty phần mềm sử dụng các chuyên gia điện toán khuyết tật đã được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh đó là Enablecode. Tại đây, lao động là NKT được bố trí công việc hợp lý và bổ trợ nhau các nhược điểm mà khiếm khuyết gây ra. Chẳng hạn, người bị khuyết tật vận động nửa phần dưới cơ thể có thể hỗ trợ người khiếm thị thiết kế web và gõ máy từ ý tưởng của người đó, một người gặp khó khăn trong di chuyển có thể gọi Skype để tham gia cuộc họp hằng tuần. Enablecode không nhìn vào khuyết tật của một người, mà nhìn vào tài năng của người đó. [41]

Bên cạnh những kết quả đạt được thì Việt Nam hiện có khoảng hơn 40% NKT đang trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động, nhưng chỉ có 31,7% NKT làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Trong khi đó, số người lao động không khuyết tật đang làm việc lại các doanh nghiệp gấp 2,5 lần, con số đó là 82,14%.

Bảng 2.1: Tham gia lực lượng lao động/Participation in labor force

Đơn vị: %

Người Người không Tỷ lệ khuyết tật khuyết tật chênh lệch

15 – 17 tuổi 15,02 25,43 10,41 18 – 40 tuổi 46,30 91,80 45,50 41 – 64 tuổi 57,12 89,70 32,58 Trên 65 tuổi 16,07 43,60 27,53

Tổng 32,76 83,2 50,44

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2018), Việt Nam điều tra quốc gia người khuyết tật, Nxb Thống kê Hà Nội, tr.89.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy dù quyền lao động của NKT đã được Nhà nước quan tâm và bảo vệ thông qua các quy định pháp luật và chính sách song tỷ lệ NKT không được tham gia vào thị trường lao động vẫn còn cao. Để kéo khoảng cách dần ngắn lại trong cơ hội tham gia vào thị trường lao động giữa NKT và người không khuyết tật thì không chỉ có Nhà nước, mà cần có sự nổ lực của toàn thể xã hội, đặc biệt là của bản thân NKT và gia đình của họ. Có như vậy, quyền lao động của NKT mới được bảo đảm và phù hợp với xu thế của các công ước về quyền lao động của NKT mà Việt Nam là thành viên.

2.2.2. Đảm bảo bình đẳng và không phân biệt đối xử về khuyết tật

Thứ nhất, thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về việc làm và đảm bảo việc làm cho lao động là người khuyết tật.

Theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường được tiến hành năm 2017: “Một nửa số người tham gia vào nghiên cứu định lượng đang đi làm (hoặc làm thuê, hoặc tự kinh doanh). 27% số người trả lời không đi làm. Số người đang tìm việc và đang đi học chiếm gần 23% số người trả lời (xem Biểu 15). Người tham gia nghiên cứu này không có xu hướng thi tuyển để xin việc. 66% số người trả lời (n=389) chưa bao giờ đi thi tuyển xin việc. Tuy nhiên, khi đi thi tuyển,

họ có xu hướng bị từ chối việc việc vì khuyết tật của họ cao. Trong số những người đi thi tuyển, 53% đã từng bị từ chối việc vì khuyết tật của họ”. [46, tr.81]

Hình 2.1. Lý do người khuyết tật không làm việc hoặc không có nhu cầu tìm việc

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2018), Việt Nam điều tra quốc gia người khuyết tật, Nxb Thống kê Hà Nội, tr.94.

Qua hình ảnh biểu đồ trên có thể thấy, lý do không tham gia lao động tỷ lệ với lí do khuyết tật rất cao, chiếm 14,07%. Trong đó, có 13% NKT trong độ tuổi lao động từ 15 đến 59 tuổi trả lời rằng khuyết tật là lý do khiến họ không có việc làm. Qua đây có thể thấy tuy đã có nhiều quy định và chính sách để bảo đảm việc làm cho lao động là người khuyết tật, song về thực tế NKT vẫn gặp nhiều rào cản, nhất là sự phân biệt và hạn chế tuyển dụng từ phía cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Tổ chức quốc tế về NKT đã ghi nhận việc NKT không tham gia vào xã hội là không đến từ sự khiếm khuyết của họ mà vì không được tạo cơ hội, hỗ trợ để tham gia vào cộng đồng. Mặc dù đã có nhiều ưu đãi để thúc đẩy tuyển dụng từ phía Nhà nước, song vẫn chưa đạt được hiệu quả. Rất ít doanh nghiệp có thể tuyển dụng được tỷ lệ 30% lao động là khuyết tật. Vì sử dụng NKT làm việc phải đi kèm với nghĩa vụ và trách nhiệm về điều kiện làm việc, khám chữa bệnh và cơ sở vật chất nhiều hơn cơ hội được ưu đãi. Bên cạnh đó, việc tiếp cận ưu đãi cũng khá khó khăn, do

đó, các doanh nghiệp vẫn lựa chọn liệu pháp an toàn là tuyển dụng người lao động bình thường hơn là người khuyết tật.

Bảng 2.2: Tỷ lệ tìm được việc làm của người lao động dựa trên trình độ học vấn

Đơn vị: %

Trình độ Người Người không Chênh lệch khuyết tật khuyết tật

Chưa học xong tiểu học 23,78 80,93 57,15

Tiểu học 35,96 86,79 50,83

Trung học cơ sở 48,36 78,15 29,79 Trung học phổ thông 41,36 85,69 44,33

Trung cấp 39,40 84,76 45,36

Cao đẳng, đại học 37,14 82 44,86 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2018), Việt Nam điều tra quốc gia người khuyết tật, Nxb Thống kê Hà Nội, tr.91.

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, NKT có trình độ từ trung học cơ sở trở lên có tỷ lệ tìm được việc làm cao hơn. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì so với người bình thường thì NKT có cùng trình độ với người bình thường lại có cơ hội tham gia lao động thấp hơn với tỷ lệ chênh lệch gần 50%, đặc biệt NKT có trình độ thấp càng khó tìm kiếm được việc làm hơn so với người bình thường. Điều đó minh chứng rằng trong thực tiễn, các doanh nghiệp chưa thật sự cởi mở trong tuyển dụng NKT vào làm việc là vì lý do sự khiếm khuyết của họ chứ không phải vì NKT không đáp ứng đủ điều kiện về chuyên môn.

Thứ hai, thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về giáo dục và dạy nghề cho lao động là NKT

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018, số cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho NKT đã tăng lên cả về số lượng, quy mô và chất lượng đào tạo, công tác dạy nghề cho NKT từng bước được xã hội hóa với sự tham gia của khu vực tư nhân. Tính đến

hợp NKT được xem xét để được miễn giảm học phí. Ngoài ra, các hội, đoàn thể cũng tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm cho hàng nghìn NKT. Riêng năm 2017, cả nước có khoảng 20.000 NKT được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm thông qua chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. [47]

Việc được học nghề và giáo dục nâng cao trình độ học vấn ảnh hưởng rất tích cực đến cơ hội có việc làm và trụ lâu dài với công việc đó của người khuyết tật. Hiện đã có hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cấp tỉnh, cấp huyện ở khoảng 20 tỉnh thành phố; đã có 17 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cấp tỉnh và cấp huyện; 7 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật; 97 cơ sở giáo dục chuyên biệt và triển khai giáo dục hòa nhập ở tất cả các cấp mầm non, phổ thông trong cả nước. [5, tr.79]

Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 20% NKT không được học tập và 93,5% không tham gia đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề, phần lớn là sinh sống ở nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa [42, tr.85]. Giáo dục và dạy nghề không chỉ giúp NKT có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn mà còn giúp họ dễ dàng hòa nhập hơn vào cộng đồng. Nguyên nhân của việc không được đi học của NKT đến từ cả chính sách lẫn gia đình.

Mặc dù ngày càng nhiều các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình hỗ trợ giáo dục hòa nhập được mở song vẫn chủ yếu tập trung ở các thành phố hoặc tỉnh thành lớn, cơ sở vật chất còn nghèo nàn do đó những NKT ở nông thôn và miền núi ít có cơ hội tham gia. Tỷ lệ NKT sau khi đào tạo nghề tìm được việc làm còn thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm. Bên cạnh đó, bản thân NKT thường sống khép kín, thụ động, cộng thêm những rào cản xã hội như thái độ phân biệt, đối xử khiến họ không đủ động lực để học nghề và tìm việc. Gia đình cũng thiếu sự ủng hộ hoặc không coi trọng việc giáo dục và dạy nghề đối với NKT nên vô hình chung cơ hội có trình độ chuyên môn để tìm kiếm việc làm cho NKT gần như rất thấp. Trong nghiên cứu định tính do Viện nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường thực hiện trên mẫu đối với người điếc/khiếm thính thì số người đi học muộn hơn so với tuổi quy định rất cao. “Có người 19 tuổi học lớp 1, đa phần trung bình 10 tuổi mới bắt

đầu học, học hai năm một lớp, giáo viên không dạy bằng ngôn ngữ ký hiệu khiến những người này khó khăn trong việc nắm kiến thức và hiểu nghĩa của từ hay các khái niệm giáo viên đưa ra”. Gia đình của NKT cũng không đề cao vấn đề được giáo dục và học nghề của họ. Một trong số những ví dụ về không được gia đình cho học đến nơi đến chốn đó là một NKT về thính giác tại Thành phố Hồ Chí Minh, anh đã từng đặt vấn đề về ước mơ đi học cao đẳng và phản ứng của bố mẹ khá là tiêu cực: “Bố mẹ em không muốn em đi học cao thêm nữa. Nếu đi học tiếp phải đi tận Đồng Nai, xa quá, bố mẹ không muốn em đi và cũng không đủ tiền. Hơn nữa, bố mẹ em có nói học đến lớp 12 như thế là đủ rồi ạ”. [5, tr.79]

Ngoài ra, thiếu cơ sở vật chất và nguồn nhân lực tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho NKT vẫn đang là vấn đề đáng chú ý. Vì môi trường giảng dạy đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, sự kiên nhẫn và cả lương tâm nghề nghiệp cao do đó rất ít giáo viên lựa chọn, đặc biệt là giáo viên trẻ. Thiếu dụng cụ học tập và cơ sở vật chất chuyên biệt dành cho NKT cũng là rào cản trong giáo dục và học nghề. Nhiều NKT phải tạm dừng việc học lại vì không có giáo trình chuyên biệt dành cho mình hoặc không thể tiếp thu được các kiến thức mà giáo viên dạy theo phương pháp giáo dục thông thường.

2.2.3. Bảo hộ lao động đối với lao động là người khuyết tật

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động khuyết tật đã nổ lực rất nhiều trong việc tạo điều kiện môi trường phù hợp và bố trí, phân công lao động hợp lí. Tuân thủ đúng các quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi. Số lao động là NKT được có cơ hội tiếp cận với các phương tiện hỗ trợ đi lại, làm việc tăng lên hơn so với trước. Cụ thể, là ngày càng nhiều NKT tham gia vào làm việc ở nhiều ngành nghề hơn so với trước chỉ lao động ở lĩnh vực thủ công và nông – lâm – ngư nghiệp. Quy định về không phân biệt thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NKT đã giúp người sử dụng lao động cân nhắc mở rộng tuyển dụng hơn. Tuy nhiên, với thời giờ ngang bằng như vậy thì câu hỏi đặt ra là liệu về lâu dài tuổi thọ và khả năng trụ lại lâu dài ở một công việc của NKT có đảm bảm không? Vì hiện nay, trên thế giới rất nhiều quốc gia đang có xu hướng giảm giờ làm việc

xuống chỉ còn 40 giờ một tuần, thậm chí là thấp hơn 40 giờ. Ví dụ như, Hoa kì có số giờ làm việc một tuần là 38 giờ, Hà Lan với giờ làm việc trung bình là 29 tiếng/ 1 tuần. Ngay cả với những người không khuyết tật mà pháp luật các quốc gia còn nổ lực giảm giờ làm, tăng thời giờ nghỉ ngơi thì đối với bản thân người khuyết tật,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về lao động là người khuyết tật ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)