và vừa
Vốn kinh doanh của một doanh nghiệp được huy động, khai thác từ những nguồn vốn sau:
1.4.2.1. Nguồn vốn thuộc chủ sở hữu
Đây là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, nguồn hình thành nguồn vốn này cũng khác nhau.
Theo quy định của pháp luật, để được kinh doanh trong một lĩnh vực cụ thể, nguồn vốn này phải đạt đến một mức độ nhất định.
Các doanh nghiệp thường xác định quy mô nguồn vốn chủ sở hữu ở mức vừa phải để vừa tranh thủ các khoản nợ, làm tăng mức doanh lợi vốn và vừa san sẻ rủi ro trong kinh doanh.
1.4.2.2. Các nguồn vốn tín dụng
Vốn từ nguồn tín dụng là các khoản vốn mà doanh nghiệp có thể huy động dưới hình thức vay của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, hoặc các tổ chức tài chính trung gian khác và cũng có thể bằng hình thức doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Những hình thức tín dụng điển hình hiện nay bao gồm: - Tín dụng ứng tiền qua tài khoản,
- Tín dụng cầm cố hoặc thế chấp tài sản. - Tín dụng có bảo lãnh.
- Tín dụng thông qua chiết khấu. - Tín dụng thương mại
Hình thức tín dụng ứng tiền qua tài khoản thường được áp dụng trong trường hợp giữa người cho vay và người đi vay đã hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau, và người đi vay phải có tài khoản tại một ngân hàng nhất định, vì thế uy tín của người đi vay là điều kiện thay cho việc bảo lãnh hoặc cầm cố, thế chấp tài sản.
Tín dụng thương mại cũng là một hình thức tín dụng khá phổ biến. Khác với tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại là khoản vay tương đương với giá trị hàng hóa mua bán chịu giữa người mua và người bán.
Theo quy định của pháp luật các doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện của pháp luật sẽ được vay vốn ở các tổ chức tín dụng trên cơ sở giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn, các doanh nghiệp có thể được vay vốn theo các kỳ hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nguồn vốn tín dụng ngắn hạn đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của các doanh nghiệp trong kinh doanh. Nguồn vốn tín dụng trung hạn và dài hạn đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp để mua sắm tài sản cố định, sửa chữa mới, mở rộng quy mô thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ trong sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể được vay vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình xây dựng cơ bản trong sản xuất, kinh doanh.
Dẫn chứng căn cứ pháp lý về huy động vốn trong công ty cổ phần: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:
"3- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn". (theo khoản 3 Điều 110)
"3-Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
5- Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;" (Khoản 3, 5 Điều 111)
Như vậy, công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách:
1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ.
Hội đồng quản trị sẽ quyết định thời điểm, phương thức và giá bán cố phần. Giá bán cố phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điếm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ trường hợp:
(i) Cổ phần chào bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập;
(ii) Cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty;
(iii) Cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo hành. Trường hợp này, số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
- Chào bán cho các cổ đông hiện hữu.
(i) Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm sổ lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty.
(ii) Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 (khoản 2 Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2014). Công ty phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông chậm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn như thông báo thì cổ đông có liên quan coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua. cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác. Trường hợp cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại cho cổ đông hoặc người khác theo cách thức hợp lý với điều kiện không thuận lợi hơn những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc cổ phần được bán qua Sở giao dịch chứng khoán.
(iii) Chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Chào bán cổ phần ra công chúng.
Chào bán cổ phần ra công chúng là việc chào bán cổ phần theo một trong các phương thức sau đây:
(i) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;
(ii) Chào bán cổ phần cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
(iii) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.Hình thức chào bán cổ phần ra công chúng bao gồm chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng, chào bán thêm cổ phần hoặc quyền mua cổ phần ra công chúng và các hình thức khác. Điều kiện chào bán cổ phần ra công chúng gồm:
(iv) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kể toán;
(v) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ kế tính đến năm đăng ký chào bán;(vi) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Chào bán cổ phần ra công chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Chào bán cổ phần riêng lẻ
(i) Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc công ty cổ phần chào bán cổ phần cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet.
(ii) Việc chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần đại chúng được thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán.
(iii) Việc chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng được thực hiện theo quy định tại Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2014. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ, công ty phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Công ty có quyền bán cổ phần sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được ý kiến phản đổi của Cơ quan đãng ký kinh doanh.
2. Phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty để huy động vốn.
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của công ty cổ phân phát hành. Trái phiếu thực chất là một hợp đồng vay để tăng vốn vay của công ty.
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu cho vốn kinh doanh. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì Hội đồng quản trị có quyền quyết định loại trái phiếu, tông giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành.
Công ty không được phát hành trái phiếu trong trường hợp: (i) Không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành;
(ii) Không thanh toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đó.
Việc phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn không bị hạn chế bởi quy định trên.
3. Một số hình thức huy động vốn khác
Ngoài các hình thức huy động vốn nêu trên, có thể kể đến các hình thức huy động vốn khác được ghi nhận trong Điều lệ như vay tài sản, vay tín dụng, chuyển từ các quỹ sở hữu, giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư và chuyển thành cổ phần cho các cổ đông, chuyển trái phiếu thành cổ phiếu theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và quy định của pháp luật,...