Các quy định điều chỉnh hoạt động tiếp cận Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về tài CHÍNH DOANH NGHIỆP từ THỰC TIỄN các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 40 - 82)

doanh nghiệp nhỏ và vừa và Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Điều 9 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa:

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.

2. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết; không được từ chối bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện được bảo lãnh.

Theo Điều 20 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, thực hiện các chức năng sau đây:

- Cho vay, tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

- Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

1.5. Chủ thể quan hệ pháp luật tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là khái niệm được biết đến trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ XX. Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa được các nước quan tâm đầu tư và phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX. Trong các nghiên cứu hiện nay, có nhiều quan niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm

kinh tế - kỹ thuật, trình độ phát triển và các quan niệm khác nhau về vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa mà các nước cũng có các quan niệm không đồng nhất với nhau.

Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới (WB) và IFC [34]:

+ Doanh nghiệp siêu nhỏ (Micro - enterprise): Là doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 10 người với tổng tài sản có giá trị không quá 100.000 USD và tổng doanh thu không quá 100.000 USD.

+ Doanh nghiệp nhỏ (Small-enterprise): Là doanh nghiệp có quy mô lao động không quá 50 người với tổng tài sản có giá trị không quá 3.000.000 USD và tổng doanh thu không quá 3.000.000 USD.

+ Doanh nghiệp vừa (Medium- enterprise): Là doanh nghiệp có quy mô lao động không quá 300 người, tổng tài sản không quá 15.000.000 USD và tổng doanh thu không quá 15.000.000 USD.

- Ở Hàn Quốc:

Trong lĩnh vực chế tạo, khai thác, xây dựng: Doanh nghiệp có dưới 300 lao động thường xuyên và tổng vốn đầu tư dưới 600.000 USD được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong số này, doanh nghiệp nào có dưới 20 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ.

Trong lĩnh vực thương mại: Doanh nghiệp có dưới 20 lao động thường xuyên và doanh thu dưới 500.000 USD/năm (nếu là bán lẻ) và dưới 250.000 USD/năm (nếu là bán buôn) được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong số này, doanh nghiệp nào có dưới 5 lao động thường xuyên được coi là doanh nghiệp nhỏ. [35]

- Ở Thái Lan:

Doanh nghiệp có quy mô vừa có từ 50 đến 200 lao động, doanh nghiệp có quy mô nhỏ có dưới 50 lao động. Như vậy, Thái Lan chỉ quan tâm đến tiêu thức lao động mà không quan tâm đến các tiêu thức khác như số vốn hoặc doanh thu.[36]

- Ở Nhật Bản:

Doanh nghiệp sản xuất: Doanh nghiệp có dưới 300 lao động, vốn đầu tư dưới 100 triệu Yên được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong số này, doanh nghiệp có dưới 20 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ.

Doanh nghiệp bán buôn: doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có dưới 100 lao động và vốn đầu tư dưới 30 triệu Yên. Trong số này, doanh nghiệp có dưới 20 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ.

Doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ: doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có dưới 50 lao động và vốn đầu tư dưới 10 triệu Yên. Doanh nghiệp có dưới 20 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ. [36]

- Ở Đài Loan:

Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Doanh nghiệp có vốn dưới 40 triệu Đôla Đài Loan và số lao động thường xuyên dưới 300 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong khai khoáng: Doanh nghiệp có vốn dưới 40 triệu Đôla Đài Loan và số lao động thường xuyên dưới 500 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong lĩnh vực thương mại, vận tải và dịch vụ khác: doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có tổng doanh thu hàng năm dưới 40 triệu Đô la Đài Loan, số lao động dưới 50 người. [37]

Như vậy, trong thực tế việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các quốc gia phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế, tình hình việc làm của quốc gia đó, … Từ đó, dẫn đến nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chủ yếu được khái quát thành 3 loại quan điểm sau:

- Thứ nhất, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại doanh nghiệp nhỏ và vừa phải gắn với đặc điểm của từng ngành và phải tính đến số lượng vốn và lao động được thu hút vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thứ hai, khi định nghĩadoanh nghiệp nhỏvà vừa ngoài việc quán triệt các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành cần tính đến 3 yếu tố khác là: số lượng vốn sản xuất - kinh doanh (hoặc mức vốn nộp), lao động thu hút và doanh thu.

- Thứba, phân loại và tiếp cận khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa phải căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và số lượng lao động.

Bảng 1.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước đang phát triển

Nước Số lượng lao động (người)

Nhỏ Nhỏ và vừa

Thái Lan Dưới 50 Dưới 200

Malaysia - Dưới 500

Philipines Dưới 30 Dưới 500

Indonesia - Dưới 500

(Nguồn: Trích từ Phạm Văn Hồng, 2007)

Qua bảng 1.1 có thể thấy với các nước đang phát triển thì tiêu chí để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa là số lượng lao động nhưng giới hạn số lao động lại khác nhau giữa các quốc gia. Đa phần các quốc gia đều lấy tiêu chí số lao động bình quân làm cơ sở cốt lõi để phân loại doanh nghiệp theo quy mô. Điều này là phù hợp hơn so với việc lựa chọn các tiêu chí khác như doanh thu, vốn... là các chỉ tiêu có thể lượng hóa được bằng giá trị tiền tệ. Các tiêu chí như doanh thu, vốn rất quan trọng nhưng thường xuyên chịu sự tác động bởi những biến đổi của thị trường, sự phát triển của nền kinh tế, tình trạng lạm phát,... nên thiếu sự ổn định trong việc phân loại doanh nghiệp. Đây là lý do chính giải thích tại sao tiêu chí số lao động bình quân được nhiều quốc gia lựa chọn vì tiêu chí này thường có tính ổn định lâu dài về mặt thời gian, lại thể hiện được phần nào tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia trong nền kinh tế.

Ở Việt Nam, trong khoa học có khá nhiều định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo Ngô Kim Thanh (2013) “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng hóa hoặc làm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội, thông qua hoạt động hữu ích đó mà kiếm lời”. [30]

Thuật ngữ doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng điều chỉnh của pháp luật được giải thích trong Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2015 (26/11/2014): “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của

pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Trong đó, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

Ngày 12/6/2017, Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, trong đó quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

- Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

- Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, ngày 11 tháng 03 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

1.6. Khách thể của quan hệ pháp luật tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích lợi nhuận. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức lao động để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợi nhuận.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có các yếu tố đầu vào đòi hòi doanh nghiệp phải có lượng vốn tiền tệ nhất định. Đối với mỗi loại hình pháp lý tổ chức, doanh nghiệp có phương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu, từ số vốn tiền tệ đó, doanh nghiệp có thể mua sắm máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu… phục vụ cho hoạt động sản xuất. Sau khi sản xuất, doanh nghiệp thực hiện bán hàng và thu được tiền hàng. Từ số tiền bán hàng, doanh nghiệp sử dụng để bù đắp các khoản chi phí vật chất đã tiêu hao, trả tiền công cho người lao động, các khoản chi phí khác, nộp thuế cho nhà nước và phần còn lại chính là lợi nhuận sau thuế.

Từ số lợi nhuận sau thuế này, doanh nghiệp tiếp tục phân phối cho các mục đích có tính chất tích lũy và tiêu dùng. Như vậy, quá trình của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Quá trình đó đã làm phát sinh sự vận động của các dòng tiền bao gồm dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh thường xuyên, hàng ngày của doanh nghiệp.

Các chủ thể có lợi ích gắn với doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan đều quan tâm đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm theo các góc nhìn và với mục tiêu khác nhau. Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

- Các nhà quản lý doanh nghiệp

- Nhà đầu tư (kể cả các cổ đông hiện tại và tương lai)

- Những cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp như: Ngân hàng, tổ chức tài chính, người mua trái phiếu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khác...

- Những người hưởng lương trong doanh nghiệp - Cơ quan quản lý Nhà nước;

- Nhà phân tích tài chính;

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan một số vấn đề lý luận về pháp luật tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa như: khái niệm tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nguồn hình thành tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu; nguồn vốn vay tín dụng của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng để từ đó xem xét chính sách pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tác giả đã trình bày định nghĩa và đặc điểm pháp luật tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa; việc xác định này sẽ giúp xây dựng các quy định, chính sách pháp luật nhằm hỗ trợ hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tác giả cũng xác định cơ sở pháp lý tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa; chủ thể và khách thể quan hệ pháp luật tài chính doanh nghiệp bao gồm:

- Nhóm quy phạm tạo cơ sở pháp lý hình thành, tạo lập vốn và tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Nhóm quy phạm điều chỉnh hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Nhóm quy phạm điều chỉnh hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Nhóm quy phạm điều chỉnh hoạt động chuyển nhượng vốn, rút vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Nhóm quy phạm điều chỉnh hoạt động doanh thu, chi phí của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nhóm quy phạm điều chỉnh hoạt động nộp thuế, phí, nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Pháp luật điều chỉnh hoạt động phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Pháp luật về hình thành, quản lý, sử dụng các loại quỹ của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nhóm quy phạm điều chỉnh hoạt động tiếp cận Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo Điều 9 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) và Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo Điều 20 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa).

Trên cơ sở nghiên cứu trên, trong Chương 2 tiếp theo luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật về tài chính doanh nghiệp từ thực tiễn thực hiện của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đối chiếu so sánh giữa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về tài CHÍNH DOANH NGHIỆP từ THỰC TIỄN các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 40 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)