Các quy định điều chỉnh hoạt động mua bán, chuyển nhượng vốn, rút vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về tài CHÍNH DOANH NGHIỆP từ THỰC TIỄN các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 31 - 34)

vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Đối với doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn:

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, các vấn đề pháp lý liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp gồm mua lại phần vốn góp và chuyển nhượng phần vốn góp.

+ Mua lại phần vốn góp: trường hợp thành viên Công ty bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau thì có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình: sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty; các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề trên. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu Công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên theo giá thỏa thuận hoặc giá thị trường hoặc giá theo nguyên tắc trong Điều lệ. Việc thanh toán chỉ được thực hiện sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại,

công ty đã thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác có liên quan. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

+ Chuyển nhượng phần vốn góp: trường hợp Công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định trên, thành viên có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp thì trình tự chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện như sau: phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

- Đối với doanh nghiệp Cổ phần:

Doanh nghiệp cổ phần quy định cổ đông "không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần" (Khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2014) nhưng "được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông" (điểm d Khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm doanh nghiệp cổ phần là mô hình tổ chức theo hình thức đối vốn, có tính chất đại chúng (phản ánh cấu trúc vốn linh hoạt và khả năng chuyển đổi dễ

dàng mà không làm mất đi tính ổn định trong cấu trúc vốn) khác hẳn với mô hình tổ chức theo hình thức đối nhân nên việc chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp cổ phần dễ dàng hơn so với công ty Trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh.

Các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác một cách công khai trên thị trường chứng khoán theo những điều kiện mà pháp luật cũng như điều kiện của công ty quy định:

+ Đối với các cổ phần phổ thông được coi là nền tảng cơ bản về vốn của doanh nghiệp cổ phần, tổng giá trị loại cổ phần này chiếm tỷ lệ chủ yếu trong công ty. Những người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông - họ là hiện thân về lợi ích của doanh nghiệp cổ phần trên thương trường. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, một cổ phần phổ thông sẽ có một phiếu biểu quyết, như vậy mọi cổ đông phổ thông đều có quyền tham gia biểu quyết, quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động của công ty. Một đặc trưng nữa của cổ phần phổ thông là quyền tự do chuyển nhượng của người sở hữu nó. Khi không còn nhu cầu đầu tư vào công ty, cổ đông phổ thông có thể chuyển quyền sở hữu của mình đối với công ty cho người khác thông qua việc chuyển quyền sở hữu các cổ phần. Các điều kiện về chào bán, chuyển nhượng loại cổ phần này có thể do Điều lệ công ty quy định hoặc không quy định.

+ Đối với các loại cổ phần ưu đãi: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ữu đãi hoàn lại và một số cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty nếu có quy định. Giống với các cổ đông phổ thông, các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại đều là những người đầu tư vào công ty bằng cách mua cổ phần trong công ty và hoàn toàn có quyền tự do chuyển nhượng các loại cổ phần này. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa các loại cổ phần này là: các cổ đông phổ thông hoàn toàn có quyền biểu quyết thì ngược lại các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và ưu đãi hoàn lại không có quyền quan trọng đó.

Đối với các loại cổ phần ưu đãi (trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết), việc chuyển nhượng chúng như thế nào hoàn toàn mang tính chất tùy nghi và do Điều lệ công ty quy định. Đương nhiên nếu Điều lệ không cụ thể hóa vấn đề này các cổ đông sở hữu chúng sẽ tự do chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về tài CHÍNH DOANH NGHIỆP từ THỰC TIỄN các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)