khác của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, mức lệ phí môn bài được áp dụng từ ngày 01/01/2017 sẽ được quy định cụ thể như sau: vốn điều lệ: trên 10 tỷ đồng: lệ phí môn bài phải nộp là: 3.000.000 đồng/năm; vốn điều lệ: từ 10 tỷ trở xuống: lệ phí môn bài phải nộp là: 2.000.000 đồng/năm. Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: lệ phí môn bài phải nộp là: 1.000.000 đồng/năm.
Theo Khoản 1, điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016, nếu doanh nghiệp được thành lập vào thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/06 của năm dương lịch thì nộp đủ 100% lệ phí môn bài được quy định bên trên. Nếu được thành lập từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 của năm dương lịch thì nộp 50% lệ phí môn bài theo quy định.
Căn cứ vào Khoản 3 điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 Đến các năm tiếp theo, lệ phí môn bài phải nộp là 100% theo quy định tại khoản 1 điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016.
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp: mức thuế suất 20% dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong các ngành kinh doanh thông thường.
- Thuế Giá trị gia tăng: hiện tại, các doanh nghiệp đăng kí thành lập mới đa số áp dụng phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng theo khấu trừ.
Số thuế Giá trị gia tăng phải nộp = Thuế Giá trị gia tăng đầu ra – (Thuế Giá trị gia tăng đầu vào + Thuế Giá trị gia tăng còn được khấu trừ ở kỳ trước chuyển sang)
Trong đó, thuế Giá trị gia tăng đầu ra là số tiền thuế được ghi trên hóa đơn Giá trị gia tăng mà doanh nghiệp của bạn xuất cho khách hàng/đối tác.
- Thuế Thu nhập cá nhân là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng doanh nghiệp đã chi trả phần thu nhập này thì phải tiến hành khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân của người lao động trước khi thực hiện chi trả. Doanh nghiệp bắt buộc phải kê khai và nộp số tiền thuế Thu nhập cá nhân (đã khấu trừ vào lương của người lao động) vào ngân sách nhà nước.
Trên đây là các loại thuế cơ bản, thường phát sinh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường như: thương mại, dịch vụ hay sản xuất. Ngoài ra, còn có một số loại thuế khác như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường,…sẽ có phát sinh trong cách doanh nghiệp kinh doanh ở các ngành nghề cụ thể.