Pháp luật về tiền lương tốithiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tiền lương tối thiểu tại việt nam hiện nay (Trang 25 - 31)

1.2.1. Khái niệm của pháp luật về tiền lương tối thiểu

Tiền lương tối thiểu là một chế định pháp lý quan trọng trong nền tài chính của một quốc gia. Chính vì vậy, Nhà nước đã sớm ghi nhận chế định này trong các văn bản pháp luật chuyên nghành. Ở Việt Nam hiện nay, chế định tiền lương tối thiểu được ghi nhận trong Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

Khái niệm tiền lương được quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động 2012: “1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao độngđể thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”.

Mức lương tối thiểu được quy định tại Điều 91 Bộ luật lao động 2012 như sau:

1. Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo

vùng, ngành.

2. Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

3. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố”.

Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định có ý nghĩa bắt buộc đối với cả hai bên trong quan hệ lao động. Điều 3 Công ước số 26 năm 1928 của ILO về việc thiết lập những phương án ấn định lương tối thiểu cho rằng mức lương tối thiểu không thể bị hạ thấp bởi giới chủ và giới thợ, dù là bằng thỏa thuận cá nhân hay bằng thỏa ước tập thể, trừ khi được thông qua bằng một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy có thể hiểu: pháp luật về lương tối thiểu là hệ thống các quy tắc xử sự, làcông cụ điều chỉnh các quan hệ về tiền lương do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước trong quan hệ lao động. Nội dung của pháp luật về tiền lương tối thiểu được xác định bao gồm tổng thể các quy định liên quan như khái niệm, phân loại, phương pháp xác định tiền lương tối thiểu, căn cứ điều chỉnh, công bố tiền lương tối thiểu…

1.2.2. Các căn cứ xác định mức lương tối thiểu

Việc xác định tiền lương tối thiểu có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động và ảnh hưởng tới sự phát triển chung của kinh tế xã hội. Tiền lương tối thiểu được xác định theo từng bộ tiêu chí. Các tiêu chí được sử dụng tại các nước khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên, các tiêu chí này thường nằm trong hai nhóm chính: Các nhân tố về xã hội – nhu cầu của người lao động và nhóm nhân tố về kinh tế.

Theo tổ chức Lao động Quốc tế, tại Điều 3 Công ước số 131 năm 1970 về Ấn định lương tối thiểu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển: Trong chừng mực có thể và thích hợp, xét theo thực tiễn và điều kiện quốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định mức lương tối thiểu phải gồm:

(i) Những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, xét theo mức lương chung trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an sinh xã hội và mức sống so sánh của các nhóm xã hội khác;

(ii) Những nhân tố về kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm trong việc đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động

Trong Khuyến nghị số 135 năm 1970 của tổ chức Lao động Quốc tế (Khuyến nghị 135), để xác định mức lương tối thiểu, cần phải xem xét các tiêu chí sau, cùng với các tiêu chí khác:

(i) Nhu cầu của người lao động và gia đình của họ; (ii) Mức tiền lương chung của quốc gia;

(iii) Chi phí sinh hoạt và các thay đổi liên quan; (iv)Các chế độ an sinh xã hội

(v) Các tiêu chuẩn sống tương đối của các nhóm xã hội;

(vi) Các yếu tố kinh tế, bao gồm các yêu cầu về phát triển kinh tế, mức độ năng suất và mong muốn đạt được và duy trì mức độ làm việc cao.

Có thể thấy, các tiêu chí từ (i) đến (v) đều có liên quan đến nhu cầu của người lao động; tiêu chí (vi) là yếu tố kinh tế, nhằm xem xét mức lương tối thiểu về cơ bản phải có thể chi trả được và không nên có những tác động tiêu cực đáng kể tới thị trường lao động và nền kinh tế nói chung.

Từ đó, có thể khái quát nhóm các cơ sở xác định tiền lương tối thiểu như sau: (i) Nhu cầu của người lao động

Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho bản thân người lao động (trong đó có quyền nuôi con). Mục đích của tiền lương tối thiểu là đảm bảo cho người lao động có thể duy trì cuộc sống của mình và tiếp tục tái sản xuất sức lao động. Ngoài ra, tiền lương tối thiểu còn được người lao động sử dụng để nuôi con. Vì vậy, việc xác định tiền lương tối thiểu phải trên cơ sở các nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho bản thân và gia đình người lao động.

(ii) Cơ sở tiền công trung bình cho người lao động trên thị trường lao động. (iii) Cơ sở khả năng chi trả của doanh nghiệp, cơ sở xác định này nhằm không những bảo vệ quyền lợi người lao động mà còn đảm bảo cho quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động.

(iv) Cơ sở khả năng chi trả của nền kinh tế và quỹ tiêu dùng dân cư. (v) Cơ sở tốc độ trượt giá so với lúc thiết kế tiền lương trước đây.

1.2.3. Nội dung của pháp luật về tiền lương tối thiểu theo quy định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và của một số quốc gia trên thế giới

Thứ nhất, tiền lương tối thiểu là một chế định pháp luật được ghi nhận và đảm bảo thực hiện.

Vì tiền lương tối thiểu là vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia và để bảo vệ cho hàng triệu lao động yếu thế, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã có một số công ước và khuyến nghị về tiền lương, trong đó công ước số 131 ấn định tiền lương tối thiểu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển năm 1970 và khuyến nghị số 135 về xác định lương tối thiểu, xem xét việc áp dụng đối với các nước đang phát triển, tại hội nghị lần thứ 54 Geneva ngày 22 tháng 06 năm 1970. Theo báo cáo của tổ chức này, đến năm 2015, có 171 nước chiếm 92% các nước thành viên có quy định mức lương tối thiểu. Một xu hướng xuất hiện những năm gần đây là ngày càng có nhiều quốc gia ban hành luật về tiền lương tối thiểu cũng như nhiều nước Chính phủ quyết định vấn đề này nhằm bảo vệ người lao động. Việt Nam là thành viên của ILO, cũng thuộc số đông thành viên quy định mức lương tối thiểu. Mục tiêu, tiêu chí cũng như cơ chế xác định mức lương tối thiểu của chúng ta thời gian gần đây đang đi theo các quy định trong các công ước và khuyến nghị của ILO;

Ví dụ điển hình như tại Trung Quốc. Năm 1978, Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế theo hướng thị trường và điều này đã làm xói mòn các nền tảng tư tưởng và thực tiễn của hệ thống lương bình quân chủ nghĩa. Sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống công vụ cạnh tranh có thể hấp dẫn và giữ được người tài, đã thúc ép các nhà cải cách Trung Quốc phải thay đổi hệ thống lương công vụ. Để tăng cường bảo vệ quyền lợi của những người lao động bằng mức lương tối thiểu, Luật Lao động năm 1994 của Trung Quốc đã quy định hệ thống lương tối thiểu chung phải đảm bảo hỗ trợ được những nhu cầu thiết yếu của người lao động.

Hay như tại Hàn Quốc, để thu hút nhân tài cho nền hành chính công, tháng 4/2007 Chính phủ nước này đã công bố chính sách lương mới. Theo đó, ngân sách nước này đã chi thêm 214 triệu đôla Singapore (SGD), nâng tổng số quỹ tiền lương mỗi năm

lên 4,7 tỷ SGD. Nhờ chính sách trên, có 95% trong số 64.000 công chức (tại thời điểm đó) được tăng lương và 2/3 trong số này được tăng tới 3-5%[5].

Chính sách pháp luật về tiền lương tối thiểu được xây dựng và đảm bảo thực hiện bằng hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia. Theo quy định tại Điều 14 Mục IV của Khuyến nghị 135 về xác định lương tối thiểu ghi nhận các biện pháp đảm bảo thực thi quy định về tiền lương tối thiểu; đồng thời đơn giản hóa các thủ tục thực thi và áp dụng nhằm đưa quy định này đền gần hơn với những người áp dụng, thực thi pháp luật và các bên trong quan hệ lao động.

Thực tế tại Việt Nam từ khi có chính sách tiền lương năm 1960 đến nay, vấn đề tiền lương tối thiểu luôn luôn được đặt ra nghiên cứu và Chính phủ quy định theo từng thời kỳ. Năm 1995, lương tối thiểu được quy định trong Bộ luật Lao động, đặc biệt Bộ luật Lao động năm 2012 quy định rất rõ về mục tiêu, tiêu chí và phương thức xác định mức lương tối thiểu (thực chất là chúng ta nghiên cứu công ước 131 của ILO để nội luật hóa vấn đề này).

Thứ hai, pháp luật về tiền lương tối thiểu đều được xây dựng trên những nguyên tắc và căn cứ chung .

Thị trường lao động yêu cầu đáp ứng công việc đòi hỏi rất đa dạng, có công việc vị trí đòi hỏi người lao động phải qua đào tạo ở trình độ nhất định và tích lũy kinh nghiệm ở mức nào đó thì mới đáp ứng được, ngược lại có công việc giản đơn không cần đào tạo hoặc thời gian đào tạo ngắn là đáp ứng yêu cầu, theo đó sự thỏa thuận tiền lương sẽ tạo ra thang giá trị giữa các công việc với nhau có mức cao nhất và mức thấp nhất (mức tối thiểu). Đối với công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao thì người lao động hoàn toàn có vị thế để thương lương với người sử dụng lao động, ngược lại người lao động làm công việc giản đơn thì vị thế thương lượng với người sử dụng lao động yếu hơn và kết quả thương lượng phụ thuộc rất lớn vào quan hệ cung cầu, nếu không có sự tham gia của bên thứ ba (tổ chức đại diện hoặc Nhà nước) trong quá trình thương lượng thì hai bên vẫn tìm ra được mức lương thấp nhất này nhưng phần lớn là người lao động sẽ bị thua thiệt vì mức thỏa thuận khó đảm bảo mức sống tối thiểu. Cho nên tổ chức đại diện hoặc Nhà nước phải đặt ra ngưỡng để hai bên thương lượng, thỏa

thuận không được thấp hơn ngưỡng này nhằm bảo vệ người lao động không bị rơi vào tình trạng nghèo khó. Vì vậy công ước của ILO và Bộ luật Lao động nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra quy định mức lương tối thiểu là mức lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất mà công việc này không cần qua đào tạo cũng làm được, trong điều kiện lao động bình thường, mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Theo công ước về tiền lương tối thiểu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ban hành, các yếu tố được xem xét để xác định mức lương tối thiểu gồm: nhu cầu của người lao động và gia đình họ, mức lương chung của nền kinh tế, chi phí cho cuộc sống và thay đổi nếu có, lợi ích về an sinh xã hội, mức sống tương quan của các nhóm xã hội và các nhân tố kinh tế, bao gồm yêu cầu phát triển kinh tế, mức tăng năng suất và lao động.

Thứ ba, những nội dung cơ bản của pháp luật tiền lương tối thiểu trong hệ thống pháp luật quốc tế.

Hệ thống pháp luật quốc tế ghi nhận đầy đủ những nội dung cơ bản của chính sách pháp luật về tiền lương tối thiểu, làm cơ sở cho các quốc gia nội luật hóa vào hệ thống pháp luật trong nước. Tùy vào đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà có xây dựng nội dung về chính sách tiền lương tối thiểu cho phù hợp. Thông tin tham khảo được đưa ra trong đoạn 2, Điều 4 của Khuyến nghị số 135 của Tổ chức Lao động quốc tế cần bao gồm, đặc biệt là những thông tin về các vấn đề sau đây:

“(a) lựa chọn và áp dụng các tiêu chí để xác định mức lương tối thiểu; (b) mức hoặc các mức lương tối thiểu sẽ được ấn định;

(c) điều chỉnh mức hoặc các mức lương tối thiểu theo thời gian;

(d) các vấn đề gặp phải trong việc thi hành quy định về lương tối thiểu; (e) thu thập dữ liệu và triển khai nghiên cứu về thông tin của các cơ quan ấn định lương tối thiểu.”

Như vậy, có thể thấy rằng, chính sách tiền lương tối được Tổ chức Lao động quốc tế vạch rõ những nội dung cần được đảm bảo trong chính sách tiền lương tối thiểu nói chung. Đây đều là những nội dung mang tính chất cơ bản và cốt lõi; qua đó, ý nghĩa của

Mức lương tối thiểu không phù hợp sẽ tạo ra các tác động vĩ mô bất lợi cho nền kinh tế. Vì lẽ đó, chính sách đối với tiền lương tối thiểu là một trong số các nội dung được quan tâm hàng đầu tại hầu hết các quốc gia trong hệ thống chính sách tiền lương. Hầu hết các quốc gia khi ban hành chính sách tiền lương tối thiểu đều nêu phương pháp xác định dựa trên căn cứ của Tổ chức Lao động quốc tế: “Khi xác định tiền lương tối thiểu, các yếu tố sau nên xem xét tối đa và phù hợp với từng trường hợp cụ thể như nhu cầu của người lao động và gia đình của họ và được xem xét vào tiền lương chung quốc gia, mức sống, trợ cấp xã hội và chất lượng cuộc sống. Các yếu tố kinh tế bao gồm các điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế và các yêu cầu đối với việc đạt được và duy trì các mức cao của năng suất và việc làm”[6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tiền lương tối thiểu tại việt nam hiện nay (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)