2.1.1. Tiền lương tối thiểu vùng
2.1.1.1. Chính sách pháp luật về tiền lương tối thiểu vùng
Lương tối thiểu vùng được hiểu là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Trong nhiều năm qua, mức lương tối thiểu vùng đã dần được điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tiền lương tối thiểu vùng được áp dụng rộng rãi tại đa số các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam...[11]
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 157/2018/NĐ-CP của Chính Phủ định nghĩa tiền lương tối thiểu vùng:
“1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhấtlàm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Về phạm vi phân cấp vùng áp dụng, địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.
Về đối tượng áp dụng, tại Điều 2 Nghị định số 157/2018/NĐ-CP của Chính phủ, quy định mức lương tối thiểu vùng, quy định đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm:
người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Ngoài ra, Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động cũng phải áp dụng mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động. Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.
Dưới đây là tổng hợp các lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng của Chính phủ từ năm 2009 đến năm 2019, biến động tiền lương tăng khá đồng đều qua các năm, nếu tính trong vòng 10 năm từ 2009 đến 2019 mức biến động này là 522,5% (Vùng 1),
501,4% (Vùng 2), 471% (Vùng 3), 449,2% (Vùng 3):
Bảng 2. 1. Biến động tiền lương tối thiểu thời kỳ 2009 – 2019 Mức lương
Thời điểm (đồng/tháng) Căn cứ pháp lý
Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Năm 2009 800.000 740.000 690.000 650.000 Nghị định 110/2008/NĐ-CP Năm 2010 980.000 880.000 810.000 730.000 Nghị định 97/2009/NĐ-CP Năm 2011 1.350.000 1.200.000 1.050.000 830.000 Nghị định 108/2010/NĐ-CP Năm 2012 2.000.000 1.780.000 1.550.000 1.400.000 Nghị định 70/2011/NĐ-CP Năm 2013 2.350.000 2.100.000 1.800.000 1.650.000 Nghị định 103/2012/NĐ-CP Năm 2014 2.700.000 2.400.000 2.100.000 1.900.000 Nghị định 182/2013/NĐ-CP Năm 2015 3.100.000 2.750.000 2.400.000 2.150.000 Nghị định 103/2014/NĐ-CP
122/2015/NĐ-CP Năm 2017 3.750.000 3.320.000 2.900.000 2.580.000 Nghị định 153/2016/NĐ-CP Năm 2018 3.980.000 3.530.000 3.090.000 2.760.000 Nghị định 141/2017/NĐ-CP Nghị định Năm 2019 4.180.000 3.710.000 3.250.000 2.920.000 157/2017/NĐ-CP
( Nguồn: Khảo sát của tác giả)
2.1.1.2. Phương pháp xác định, điều chỉnh và phương pháp phân vùng mức lương tối thiểu vùng hiện nay
Thứ nhất, về phương pháp xác định mức lương tối thiểu vùng.
Như đã đề cập tại Chương 1, Để xác định mức lương tối thiểu, trong Khuyến nghị của ILO đã nêu rõ: “Trong chừng mực có thể và thích hợp, xét theo thực tiễn và điều kiệnquốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định mức lương tối thiểu gồm:
Những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, xét theo mức lương chung trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an toàn xã hội và mức sống so sánh giữa các đối tượng khác nhau;
Những nhân tố về kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao” .
Việt Nam đã cụ thể hóa nội dung này tại các văn bản pháp luật, gần đây nhất tại Khoản 2 Điều 91 Bộ luật lao động năm 2012: “Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động”. Trên thực tế việc xác định và căn cứ điều chỉnh mức lương tối thiểuđược thực hiện theo bốn phương pháp sau:
Một là, xác định mức lương tối thiểu dựa vào nhu cầu tối thiểu của người làm công việc đơn giản nhất, chưa qua đào tạo, trong điều kiện bình thường và nhu cầu nuôi con gồm: Nhu cầu lương thực, thực phẩm; nhu cầu phi lương thực, thực phẩm; nhu cầu chi nuôi con của một người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng phương pháp này cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Khi vận dụng nhu cầu dinh dưỡng để tính mức chi phí, Tổng cục Thống kế đã không loại bỏ một số bộ phận “phế phẩm” không dùng được của các khoản lương thực, thực phẩm như vỏ trứng, cuống rau…; hoặc tính
tiền nhà ở vào trong nhu cầu sống tối thiểu ở mức 80 ngàn đồng/người/tháng là không phù hợp. Phía Tổng liên đoàn lao động Việt Nam khi tính nhu cầu tối thiểu được xác định theo mức chi tiêu thấp nhất của người lao động, chứ không xuất phát từ nhu cầu tối thiểu của người lao động nên không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hoặc có lúc xác định mức sống tối thiểu từ bữa ăn thực tế của công nhân, chỉ tính trên một số mặt hàng thiết yếu thông dụng hàng ngày.
Hai là, xác định lương tối thiểu dựa vào kết quả điều tra tiền lương, tiền công thấp nhất trên thị trường lao động mà các doanh nghiệp đang trả cho người lao động giản đơn, chưa qua đào tạo (theo vùng, ngành và tính chất sở hữu). Mức lương tối thiểu này về cơ bản sát với thị trường nhưng chưa hẳn đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu thực sự của người lao động.
Ba là, xác định mức lương tối thiểu dựa trên khả năng của nền kinh tế. Phương pháp này phải sử dụng các công cụ kinh tế lượng để dự báo, dựa trên số liệu thống kê vĩ mô hàng năm của cả nước và đưa vào tương quan giữa tiền lương tối thiểu và GDP bình quân đầu người theo từng thời kỳ.
Bốn là, tính theo tốc độ trượt giá sinh hoạt so với kỳ gốc của mức lương tối thiểu đã xác định, sau đó tính toán điều chỉnh mức lương tối thiểu của kỳ tiếp theo, theo chỉ số giá tiêu dùng tại một thời điển nhất định. Hạn chế của phương pháp này chỉ đảm bảo bù trượt giá, còn các yếu tố khác như năng suất lao động, nhu cầu đời sống con người ngày càng tăng thì không được tính đến.
Thứ hai, về điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.
Về điều chỉnh mức lương tối thiểu phải tuân thủ và đảm bảo các nguyên tắc khách quan và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh khi: giá tiêu dùng được tính trong cơ cấu tiền lương tối thiểu tăng, làm ảnh hưởng đến tiền lương tối thiểu thực tế; khi mức thu nhập chung của toàn xã hội tăng lên theo mức tăng năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng kinh tế; phải phù hợp với nền kinh tế, đảm bảo quan hệ hợp lý giữa tích lũy và tiêu dùng.
(i) Căn cứ vào chỉ số tăng trưởng kinh tế GDP, vì các bên đều cho rằng khi nền kinh tế phát triển thì bản thân người lao động hưởng lương – lực lượng chủ yếu tạo ra sản phẩm cho xã hội phải được hưởng lợi. Tuy nhiên hiện nay việc xác định yếu tố năng suất lao động tổng hợp góp phần vào năng suất xã hội chưa được tính toán đầy đủ và thường được xác định xấp xỉ 50% mức tăng GDP.
(ii) Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng CPI đã được áp dụng từ sớm. Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên, làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút, thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiếu để đảm bảo tiền lương thực tế.
(iii)Căn cứ vào diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, biến động thị trường lao động cho thời gian tiếp theo. Đánh giá cá mặt thuận lợi và khó khăn đối với các diễn biến này để có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp.
Đối với Việt Nam, việc thương lượng 03 bên đối với các thành viên của Hội đồng tiên lương quốc gia là bắt buộc. Khi mức lương tối thiểu còn thấp, chưa đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, thì tùy theo lộ trình mà điều chỉnh tiền lương tối thiểu
tăng lên phù hợp với mức sống tối thiểu. Chính điều này đã gây ra không ít bất đồng giữa các bên trong các cuộc họp Hội đồng trong những năm gần đây.
Thứ ba, phương pháp phân vùng lương tối thiểu.
Phương pháp xác định các mức tiền lương tối thiểu vùng được xây dựng theo các vùng cùng mức sống trên cơ sở các chỉ tiêu: Chênh lệch về thu nhập và mức chi tiêu giữa các vùng; chênh lệch về tỉ lệ chi lương thực, thực phẩm trong cơ cấu chi tiêu giữa các vùng; chênh lệch về chỉ số phát triển chi tiêu giữa các vùng, quan hệ giữa cung và cầu giữa các vùng.
Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng trong một số trường hợp cụ thể được ấn định như sau:
(i) Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
(ii) Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
(iii)Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
(iv) Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc
nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP.
2.1.1.3 Về mức lương tối thiểu vùng và áp dụng mức lương tối thiểu vùng Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động trong các đơn vị doanh nghiệp, có 15 địa phương sẽ được điều chỉnh tăng lương tối thiểu. Đáng chú ý, nghị định 157/2018/NĐ-CP cũng đã thay đổi mức lương tối thiểu vùng ở một số địa phương. Về việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 157/2018/NĐ-CP được thực hiện như sau:
Mức lương tối thiểu vùng chính là mức thấp nhất để doanh nghiệp và người lao động làm cơ sở thỏa thuận và trả lương. Theo đó, mức lương người lao động được hưởng trong điều kiện lao động bình thường không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động làm công việc giản đơn nhất.
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật
nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
2.1.1.4. Yêu cầu của việc xây dựng chính sách pháp luật tiền lương tối thiểu vùng Đối với người lao động, thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu giúp bảo vệ được quyền lợi cho người lao động, ngăn chặn không bị người sử dụng lao động trả lương thấp hơn theo quy định, loại trừ bóc lột thậm tệ có thể xảy ra đối với những người lao động trước sức ép mức cung quá lớn của thị trường sức lao động. Đảm bảo cho người lao động có thể duy trì cuộc sông và tái sản xuất sức lao động. Nếu nhận được mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu thì cuộc sống của người lao động khó tồn tại và không thể tiếp tục làm việc.
Đối với tổ chức Công đoàn, thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu có hiệu quả là góp phần đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Qua đó, khẳng định vai trò thực tiễn của Công đoàn, làm cho người lao động ngày càng tin tường và tích cực gia nhập và tham gia hoạt động Công đoàn.
Đối với người sử dụng lao động, thiết lập mối ràng buộc kinh tế giữa người sử dụng lao động và người lao động, phù hợp với khả năng chi trả, duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp; phòng ngừa, giảm thiểu các cuộc tranh chấp lao động và đình công; khuyến khích nâng cao hiệu suất sử dụng lao động. Tiền lương tối thiểu là cơ sở để doanh nghiệp làm căn cứ trả lương, xây dựng thang, bảng lương, bậc lương và tính toán các loại phụ cấp và trả thưởng cho người lao động phù hợp.
Đối với nhà nước, tiền lương tối thiểu là công cụ của Nhà nước trong việc điều tiết thu nhập giữa người sử dụng lao động và người lao động, giảm thiểu mâu thuẫn trong quan hệ lao động, ảnh hưởng tích cực đến sản xuất kinh doanh. Chính sách tiền lương tối thiểu của Nhà nước được coi là một trong những biện pháp nhằm chống nghèo đói, ngăn cản bần cùng hóa dưới mức cho phép và thúc đẩy kinh tế phát triển. Việc quy định mức lương tối thiểu vùng trong các doanh nghiệp đảm bảo sức mua của đồng tiền phù hợp với các yếu tố tự nhiên, kinh té, chính trị, xã hội theo vùng, đặc biệt là đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
2.1.1.5. Bất cập trong quy định về mức lương tối thiểu vùng hiện nay
Thứ nhất, tiền lương tối thiểu chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu.
Chính sách tiền lương hiện nay còn nhiều bất cập với mức lương thấp, chưa đáp ứng đầy đủ mức sống tối thiểu ở khu vực thành thị, chưa sát với đặc thù nghề nghiệp và tính chất lao động của một số ngành. Gửi ý kiến đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14, cử tri tỉnh Long An đề nghị tăng mức lương tối thiểu vùng vì hiện nay lương của công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp còn thấp, không đảm bảo cuộc sống [13]. Hiện có quá nhiều loại phụ cấp đang tồn tại, có người hưởng cùng một lúc nhiều loại phụ cấp. Phụ cấp đang chiếm tỷ lệ cao trong lương làm mất đi bản chất của tiền lương.
Theo nguyên lý chung, phần lương chính bao giờ cũng chiếm 70% trong tổng