Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về tiền lương tối thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tiền lương tối thiểu tại việt nam hiện nay (Trang 63 - 68)

`3.1.1. Về cải cách chế định pháp luật về tiền lương

Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003. Kết luận Hội nghị Trung ương 8 khoá IX về Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2003 - 2007 đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện theo chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng các khoá X, XI, XII, Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khoá X, đặc biệt là các Kết luận số 23-KL/TW, ngày 29/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5 và Kết luận số 63-KL/TW, ngày 27/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khoá XI. Nhờ đó, tiền lương trong khu vực công của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã từng bước được cải thiện, nhất là ở những vùng, lĩnh vực đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao đời sống người lao động. Trong khu vực doanh nghiệp, chính sách tiền lương từng bước được hoàn thiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Trong tương quan với yêu cầu của nền kinh tế thị trường thì chính sách pháp luật tiền lương nói chung và tiền lương tối thiểu nói riêng cần được tiếp tục hoàn thiện, trong đó Nhà nước cần giao quyền tự chủ hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc xác định tiền lương và trả lương cho người lao động nhằm phát huy vai trò thương lượng, đàm phán, thỏa thuận của các bên trong quan hệ lao động; tăng cường và có cơ chế phát huy vai trò của các tổ chức đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động cùng tham gia vào quá trình xác định tiền lương tối thiểu; tiền lương phải được trả theo giá trị

sức lao động, tiền lương tối thiểu phải đảm bảo bù đắp hao phí lao động và có tích lũy; việc điều chỉnh lương tối thiểu phải linh hoạt, phù hợp với sự biến đổi cung – cầu lao động trên thị trường, từng bước cải thiện mức sống cho người lao động.

3.1.2. Về sự phù hợp với pháp luật quốc tế

Trong quá trình toàn cầu hóa, nhiều vấn đề lao động bức xúc vẫn xảy ra. Tình trạng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, bóc lột, tình trạng phân biệt đối xử trong lao động, điều kiện lao động tồi tàn, người lao động bị bóc lột vẫn diễn ra nhiều và có xu hướng phức tạp hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các tiêu chuẩn lao động quốc tế càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước số 131 của ILO về ấn định tiền lương tối thiểu. Theo nội dung Công ước 131 thì mọi thành viên của ILO phải nội luật hóa hệ thống tiền lương tối thiểu để áp dụng cho mọi nhóm người làm công ăn lương (sau khi cùng thỏa thuận hoặc đã tham khảo đầy đủ ý kiến của các tổ chức đại diện hữu quan) mà những điều kiện sử dụng lao động của họ khiến việc áp dụng cho họ là chính đáng. Hiện nay, Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành của pháp luật Việt Nam về cơ bản đã thể hiện đầy đủ nội dung trong Công ước của ILO về vấn đề tiền lương tối thiểu. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình thực tế và nâng cao vai trò, chức năng của tiền lương tối thiểu trong việc tạo lưới an toàn xã hội, bảo đảm đủ sống, đáp ứng nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ theo mục tiêu Công ước và các khuyến nghị của ILO thì chính sách tiền lương tối thiểu cần được luật hóa ở mức cao hơn và cụ thể hơn.

Bên cạnh đó, đối với Việt Nam, trong tổng số các FTA mà Việt Nam tham gia, Hiệp định CPTPP là FTA đầu tiên có chương riêng về lao động. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các cam kết về lao động trong FTA nói chung và trong Hiệp định CPTPP nói riêng, đánh giá những thuận lợi và khó khăn và dự báo các tác động về mọi mặt (chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội….); từ đó, đề xuất giải pháp phù hợp và

kiến nghị các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu là hết sức cần thiết, trong đó có các vấn đề cam kết về lao động, đặc biệt là chế định về tiền lương, tiền lương tối thiểu.

Hiện nay, mỗi một động thái về việc đề xuất, kiến nghị tăng, giảm lương tối thiểu đều nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của nhiều bên liên quan. Trong tương quan đánh giá tác động đối với nền kinh tế có thể nhận thấy:

Đối với doanh nghiệp, nếu nâng lương tối thiểu liên tục và ở mức cao, gắn với các khoản trích nộp theo lương cao sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và giảm nguồn thu trực tiếp từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Tác động gián tiếp là các doanh nghiệp trong nước không có khả năng đầu tư mở rộng sản xuất tạo việc làm, tuyển dụng lao động để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài với ưu thế về vốn, công nghệ, quản lý... sẽ dần lấn át các doanh nghiệp trong nước và tận dụng những lợi thế mà các hiệp định tự do thương mại mang lại. Doanh nghiệp trong nước chắc chắn sẽ thua ngay trên sân nhà. Không phải ngẫu nhiên mà hầu như tất cả các doanh nghiệp lớn và mạnh của ngành dệt may như Việt Tiến, Nhà Bè, Phong Phú, Việt Thắng, Đồng Nai, May 10, May Sông Hồng, May Hưng Yên.. đều lên tiếng phản đối tăng lương tối thiểu ở mức cao.

Nếu giảm mức lương tối thiểu hoặc mức tăng không đáp ứng kịp nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, tính an toàn trong việc đảm bảo sự ổn định của quan hệ lao động có nguy cơ bị phá vỡ. Một loạt các vấn đề về an sinh xã hội, công bằng xã hội đặt ra để Chính phủ phải giải quyết. Hơn hết, các bài toàn xã hội là các bài toán không phải của riêng Chính phủ, hậu quả trực tiếp và đầu tiên là toàn bộ lực lượng lao động đang tham gia làm công ăn lương; sau đó kéo theo hệ lụy về gia đình của họ. Đặt bài toán xã hội trở thành bài toán kinh tế vô cùng khó giải quyết.

Thứ hai, tác động đến người lao động và các chính sách an sinh xã hội.

Với cơ chế tính lương ở nước ta thì lương tối thiểu là một cơ sở thu nhập hết sức quan trọng với người lao động. Mức lương tối thiểu cao sẽ dẫn đến lương thực tế cao. Như vậy, nó có tác dụng cả về mặt vật chất và tinh thần đối với người lao động.

Về tinh thần là làm cho người lao động bằng lòng vui vẻ và hăng say với công việc hơn, tránh được tình trạng thiếu nhân công do người lao động nghỉ việc, nhảy việc. Về vật chất, tức là giá trị của số tiền lương mà họ nhận được: điều này liên quan tới giá trị thực của tiền (lạm phát). Nếu lạm phát quá cao thì nhiều tiền chưa hẳn đã mang lại lợi

ích xã hội tốt hơn cho người lao động, vì khi đó giá cả hàng hóa tăng, họ phải chi thêm nhiều tiền hơn. Như thế lương tăng lên cũng thường chỉ phù hợp với mức tăng đó của giá cả. Đi cùng với tăng trưởng kinh tế là lạm phát và tăng lương tối thiểu là một biện pháp đảm bảo đời sống cơ bản của người lao động được như cũ hoặc ngày một tốt hơn.

Việc điều chỉnh lương tối thiểu có tác động rất lớn đến các chính sách an sinh xã hội. Việc điều chỉnh lương tối thiểu hợp lý đã đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu, đáp ứng tốt hơn các dịch vụ xã hội; là cơ sở đảm bảo chính sách an sinh sẽ bảo phủ ở mức tối đa nhất đối với người lao động. Theo số liệu tổng điều tra lao động, hiện nay còn gần 40% lao động chưa được tham gia bảo hiêm xã hội. Tỷ lệ lao động không được tham gia bảo hiểm xã hội đặc biệt cao ở ngành xây dựng, tiếp theo là ngành thương mại. Dự báo tăng lương tối thiểu sẽ dần tới tổng chi phí lao động của doanh nghiệp tăng lên và cầu về lao động của doanh nghiệp sẽ giảm đi. Các lao động này có thể mất việc hoặc chuyển sang lao động phi chính thức không tham gia bảo hiểm xã hội. Ở các mức tăng lương tối thiểu cao hơn thì rõ ràng tác động tiêu cực lên việc làm sẽ lớn hơn.

Thứ ba, tác động đối với các doanh nghiệp.

Trường hợp “sức khỏe” của doanh nghiệp đủ mạnh, số người lao động còn lại ít nhiều có thể được nâng theo. Trường hợp doanh nghiệp chưa đủ mạnh, doanh nghiệp sẽ phải giảm thu nhập của đa số người lao động từ phần lương “mềm” (hiện chiếm khoảng 30% thu nhập) để bù vào các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn tăng thêm và dành một khoản nhất định chia cổ tức cho cổ đông. Các doanh nghiệp yếu, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ đứng trước nguy cơ ngừng sản xuất, phá sản. Doanh nghiệp có quy mô lớn hơn (thể hiện qua số lượng lao động nhiều hơn) thì cắt giảm việc làm nhiều hơn. Về đầu tư máy móc, khi mức lương tối thiểu tăng, các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, sản phẩm gỗ và nội thất có xu hướng thay thế lao động bằng máy móc, trong khi các ngành công nghiệp thâm dụng vốn như điện tử và sản xuất máy móc lại giảm đầu tư máy móc.

Cùng với việc nâng nền đóng bảo hiểm xã hội bao gồm lương và phụ cấp có tính chất lương đã khiến tình hình kinh doanh của họ gặp nhiều khó khăn. Hiện nhiều doanh

chính sách tiền lương chung cần trên mục tiêu nuôi dưỡng để các doanh nghiệp khỏe mạnh, họ mới có thể tăng lương bền vững cho người lao động. Khi đó, thu nhập của người lao động hãy để thị trường điều tiết dựa trên thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động. Nhà nước chỉ quy định sao cho mức lương đó không ảnh hưởng tới điều kiện sống tối thiểu của người lao động.

Từ các phân tích trên, có thấy thể chính sự tác động toàn diện của chính sách tiền lương tối thiểu mà yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh lương tối thiểu là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bất kỳ động thái nào của Nhà nước về chính sách tiền lương tối thiểu đều có sự ảnh hưởng, tác động ở một giác độ nhất định đối với các lực lượng trong xã hội. Chính vì vậy, việc điều chỉnh lương tối thiểu phải có sự tính toán, phân tích kỹ lưỡng, chi tiết và phù hợp.

3.1.2. Về sự phù hợp với quan hệ cung – cầu trên thị trường lao động

Trên thực tế, thị trường lao động luôn có sự biến đối trong quan hệ cung – cầu. Việt Nam là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động lớn. Cụ thể, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, tình hình lao động việc làm trong quý I/2017 được xem là ổn định, tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ. Lao động trong các ngành có sự chuyển dịch rõ, tỷ lệ lao động trong các ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh, lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều tăng, tăng mạnh nhất là ngành dịch vụ. Đáng chú ý, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/04/2017 ước tính là 54,5 triệu người, tăng 104,9 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2016. Trong đó, bao gồm: Lao động nam 28,0 triệu người, chiếm 51,4%; lao động nữ 26,5 triệu người, chiếm 48,6%. Xét theo khu vực, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 18,1 triệu người, chiếm 33,2%; khu vực nông thôn là 36,4 triệu người, chiếm 66,8%.

Còn tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý I/2017 ước tính là 2,30%, trong đó khu vực thành thị là 3,21% ,khu vực nông thôn là 1,82%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15-24 tuổi) quý I/2017 ước tính là 6,96%. Số người thất nghiệp quý I năm nay ước tính là 1,14 triệu người, tăng 20,2 nghìn người so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 16,2 nghìn người so với Quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp chung Quý 1 năm nay là

2,08%, so với Quý trước (Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý 1/2016 ước tính là 2,23%), tỷ lệ thất nghiệp chung giảm nhẹ [4].

Như vậy, tỉ lệ thất nghiệp tương đã giảm nhưng vẫn còn là một con số đáng quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp, trong đó có nguyên nhân của việc làm không đáp ứng đủ cầu lao động hoặc do tiền lương thấp dẫn đên người lao động không muốn làm việc, bỏ việc. Hiện nay, tiền lương tối thiểu của nước ta chưa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, nhiều doanh nghiệp lại trả lương dựa trên tiền lương tối thiểu. Tiền lương của người lao động thấp, không đảm bảo nhu cuộc sống của bản thân, mà mỗi người lao động họ còn có cả gia đình, con cái,... từ những mối liên quan này, mà lương tối thiểu không đảm bảo được điều này sẽ dẫn đến một ý nghĩ phát sinh trong người lao động là học muốn tìm đến nhũng môi trường, nhưng nơi có việc làm mà thu nhập có thể đáp ứng được yêu cầu của người lao động, chính điều này là nguyên nhân làm cho người lao động dễ bỏ việc, nhảy việc.

Ngoài yếu tố quy mô lao động tăng, trình độ lao động thấp tạo áp lực đối với giải quyết việc làm thì tình trạng phát triển không đồng đều của thị trường lao động giữa các vùng (chủ yếu phát triển ở các vùng kinh tế trọng điểm), xu hướng dịch chuyển lao động từ nông thôn đến thành thị và từ các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung bộ vào Tây nguyên và Đông Nam bộ, dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp

- xây dựng và thương mại - dịch vụ cũng tạo thêm áp lực đối với cung cầu về lao động, về cầu lao động. Các yếu tố này đang làm cho quan hệ lao động trở nên căng thẳng, phức tạp hơn.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về tiền lương tối thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tiền lương tối thiểu tại việt nam hiện nay (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)