3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
3.2.1.1. Xác định đúng, đủ mức sống tối thiểu của người lao động làm căn cứ xây dựng chính sách tiền lương tối thiểu
Các căn cứ quan trọng nhất để xác định mức sống tối thiểu bao gồm: (1) Chi phí sinh hoạt tối thiểu của người lao động và gia đình họ, bao gồm chi phí lương thực thực
giáo dục, chăm sóc sức khỏe, quần áo, đi lại và các chi phí thiết yếu khác); (2) Các chỉ số kinh tế- xã hội (năng suất lao động, chỉ số giá tiêu dùng, mức thất nghiệp); (3) Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tương ứng với các căn cứ đã nêu là các chỉ số đánh giá quan trọng: (i) Chỉ số đánh giá mức đáp ứng chi phí sinh hoạt tối thiểu của người lao động và gia đình họ; (ii) Mức tăng năng suất lao động xã hội; (iii) số lượng doanh nghiệp bị giải thể hoặc ngừng hoạt động do tác động của tăng tiền lương tối thiểu. Như vậy, mức tiền lương tối thiểu được xác định cần đảm bảo hài hòa lợi ích toàn xã hội, góp phần phát triển nhân lực Việt Nam, tăng năng suất lao động xã hội, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Để chuẩn bị cho cuộc họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia tới đây bàn về phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2020, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có công văn đề nghị các địa phương rà soát báo cáo tình hình thực hiện, những thuận lợi và khó khăn trong triển khai mức lương tối thiểu vùng năm 2019 theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP của các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.
Đặc biệt là các vấn đề được và chưa được, nguyên nhân và cách thức điều chỉnh mức lương theo thang lương, bảng lương từ hợp đồng lao động của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra mới đây, Hội đồng Tiền lương quốc gia tổ chức khảo sát tình hình tiền lương, thu nhập của người lao động tại 4 doanh nghiệp da giày, may mặc tại TP.HCM và Đồng Nai. Kết quả khảo sát sẽ bổ sung vào khuyến nghị tới Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng năm 2020.
3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến tiền lương tối
thiểu
Thứ nhất, khái niệm tiền lương tối thiểu tại Khoản 1 Điều 91 Bộ luật lao động năm 2012 cần được quy định lại theo hướng bỏ đoạn “phải đảm bảo nhu cầu sống tốithiểu” vì nhu cầu sống tối thiểu là một đại lượng bất định rất khác nhau đối với từng người và luôn luôn biến đổi theo thời gian. Khái niệm về lương tối thiểu được sửa lại như sau: “Mức tiền lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường và phải đảm bảo chi phí sinh hoạt tối thiểu của người lao động và gia đình họ”.
Thứ hai, mức tiền lương tối thiểu đã có được xác định theo tháng trên cơ sở phânchia theo các vùng. Cần tiếp tục xây dựng tiền lương tối thiểu theo ngày, giờ; bởi vì đặc điểm quy mô việc làm khu vực không chính thức của nước ta rất lớn, các hình thức thuê lao động diễn ra rất phổ biến theo ngày, theo giờ. Nội dung tại Khoản 3 Điều 91 về mức tiền lương tối thiểu ngành là không phù hợp vì đó là kết quả của thương lượng tập thể ngành.
Thứ ba, từ nay đến năm 2025, hằng năm xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu để đáp ứng đủ chi phí sinh hoạt tối thiểu cho người lao động và gia đình họ, sau đó cứ 2 hoặc 3 năm xem xét, điều chỉnh một lần để phù hợp với mức tăng năng suất lao động, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng và mức thất nghiệp (nếu trên tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên).
Thứ tư, đổi mới cách tiếp cận đối thoại và đề xuất mức tăng tiền lương tối thiểu theo hướng “tăng cường đối thoại xã hội và sự tham gia từ dưới lên” và đơn giản, dễ áp dụng: Nhà nước ban hành quy định khung, các tỉnh đề xuất và áp dụng không dưới mức quy định của Nhà nước. Nhà nước chỉ nên quy định mức tiền lương tối thiểu được chia thành 3 vùng (dựa trên sự khác nhau về chỉ số giá tiêu dùng), còn lại các tỉnh tự đề xuất và áp dụng mức tiền lương tối thiểu phù hợp với điều kiện ở trên mức tiền lương tối thiểu quy định của Nhà nước.
Thứ năm, đối với một số quy định trong Bộ luật lao động năm 2012 có tác động tới việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu. Ví dụ như về làm thêm giờ. Thời hạn làm thêm giờ của Việt Nam, theo quy định tại Điều 106 Bộ luật lao động năm 2012:
“1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ
30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.” [2]
Như quy định trên thì trong 1 ngày tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ; thời gian tăng ca, làm thêm giờ không quá 30 giờ/ tháng và không quá 200 giờ/1 năm. So với các nước và vùng lãnh thổ khác như Trung Quốc tối thiểu là 600 giờ/năm, Nhật Bản quy định thời gian làm thêm giờ là 720 giờ/năm. Trong khi thu nhập bình quân đầu người của các nước đó ở mức 40.000 USD/năm. Còn ở Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người mới ở mức 1.000 USD/năm nhưng chúng ta lại quy định thời gian làm thêm giờ quá thấp. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, quy định người lao động chỉ được phép làm thêm khoảng 200-300 giờ/ năm đang gây khó cho họ trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp sản xuất theo thời vụ, theo những đơn hàng xuất khẩu lớn.
3.2.1.3. Xây dựng Luật tiền lương tối thiểu
Chính sách tiền lương tối thiểu đóng vai trò hết sức quan trọng để bảo vệ người lao động trong kinh tế thị trường, là công cụ quan trọng nhất trong chính sách tiền lương để Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô về tiền lương và điều tiết quan hệ cung - cầu lao động, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay,
cần thiết phải xâydựng và ban hành Luật tiền lương tối thiểu, cụthể:
Thứ nhất, trong các chủ trương, quan điểm của Đảng đều khẳng định việc luậthóa chính sách tiền lương tối thiểu nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể:
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó quy định “Nghiên cứu ban hành Luật tiền lương tối thiểu”.
- Kết luận số 23-KL/TW ngày 8/4/2008 của Bộ Chính trị về những công việc cần cụ thể hoá để thực hiện các Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X), phân công chỉ đạo chuẩn bị và thời gian hoàn thành các đề án, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng Luật tiền lương tối thiểu.
- Kết luận số 20-KL/TW ngày 28/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X thông qua Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008 - 2012, trong đó xác định nhiệm vụ xây dựng và ban hành Luật tiền lương tối thiểu.
Đặc biệt Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 21/5/2018.
Mục tiêu cụ thể từ năm 2018 đến năm 2020 đối với khu vực doanh nghiệp
(i) Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
(ii) Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Về mức lương tối thiểu vùng
(i) Tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động.
(ii) Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người hưởng lương, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị
kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động, việc làm, thất nghiệp, khả năng chi trả của doanh nghiệp...).
(iii) Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Tiền lương quốc gia; bổ sung các chuyên gia độc lập tham gia Hội đồng.
Về quy định của pháp luật hiện hành, chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam bước đầu đã được luật hoá trong Bộ luật lao động. Tuy nhiên, nội dung về lương tối thiểu hiện nay mới chỉ được quy định bằng một điều trong Bộ luật lao động (Điều 91). Toàn bộ phạm vi, đối tượng áp dụng về lương tối thiểu vùng, lương tối thiểu ngành; tiêu chí, căn cứ, cơ chế hình thành, xác định mức lương tối thiểu mới quy định rất chung chung,
chưa được luật hóa cụ thể, đầy đủ, rõ ràng mà chủ yếu được thể hiện bằng các văn bản dưới luật, dẫn đến việc thực hiện chưa thống nhất, đồng bộ, linh hoạt theo nguyên tắc thị trường; mức lương tối thiểu thấp, phân biệt theo loại hình doanh nghiệp tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng; vấn đề thương lượng, thỏa thuận tiền lương và giám sát thực hiện, vai trò của tiền lương tối thiểu trong việc bảo vệ người lao động, nhất là lao động yếu thế còn hạn chế.
Thứ hai, trong quá trình triển khai thực hiện đang đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với chính sách tiền lương tối thiểu.
Trong kinh tế thị trường, tiền lương do hai bên thỏa thuận, nhưng người lao động phải được chia sẻ những rủi ro hoặc hưởng thêm lợi ích từ việc tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, năng lực thỏa thuận của người lao động, vai trò của công đoàn cơ sở còn hạn chế, sức ép việc làm lớn, cho nên tiền lương phụ thuộc chủ yếu vào sự ấn định của doanh nghiệp. Xu hướng của các doanh nghiệp là ép tiền công của người lao động. Người lao động phần lớn không được doanh nghiệp chia sẻ khi giá cả tăng, lạm phát tăng cao hoặc được chia sẻ các lợi ích từ việc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Về bản chất đây là sự bóc lột sức lao động của người lao động.Để đáp ứng yêu cầu thực tế bảo vệ người lao động khỏi bị trả lương thấp, quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chia sẻ những rủi ro hoặc chia sẻ lợi ích từ việc tăng năng suất lao động, hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp thì phải luật hóa đầy đủ trong chính sách tiền lương tối thiểu.
Thứ ba, chính sách tiền lương tối thiểu phải được thể chế hóa cụ thể, rõ ràng, minh bạch.
Theo Công ước số 131 của ILO mà Việt Nam đã phê chuẩn và kinh nghiệm của các nước trên thế giới (khoảng trên 90% số quốc gia có quy định tiền lương tối thiểu, trong đó gần 70 quốc gia là thành viên của ILO có Luật Tiền lương tối thiểu) thì mức lương tối thiểu phải đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động; các nội dung của chính sách tiền lương tối thiểu phải được thể chế cụ thể, rõ ràng, minh bạch về: căn cứ xác định; tiêu chí xác định và điều chỉnh; tần xuất/thời gian điều chỉnh; tổ chức định chế, xác định, điều chỉnh, công bố mức lương tối thiểu; quản lý nhà nước, kiểm tra, giám giát, đánh giá định kỳ để điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Từ những căn cứ nêu trên, Việt Nam cần thiết phải xây dựng Luật tiền lương tối thiểu để phát huy vai trò của tiền lương tối thiểu trở thành lưới an toàn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, ngăn chặn sự nghèo đói, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, củng cố và phát triển thị trường lao động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Luật tiền lương tối thiểu có thể bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
(i) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
Luật tiền lương tối thiểu quy định vai trò, chức năng của tiền lương tối thiểu, căn cứ, nguyên tắc xác định, cơ chế áp dụng, cơ chế điều chỉnh, quản lý nhà nước về tiền lương tối thiểu.
Đối tượng áp dụng Luật tiền lương tối thiểu là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
(ii) Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính.
với giải quyết việc làm; bảo vệ quyền lợi của người lao động; tạo sự ổn định và thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của doanh nghiệp; giải quyết hài hoà về lợi ích của các bên trong quan hệ lao động; tăng sức cạnh tranh trên thị trường; góp phần củng cố và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bảo đảm tính mềm dẻo, linh hoạt của chính sách tiền lương phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiền lương tối thiểu phải trở thành lưới an toàn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, ngăn chặn sự nghèo đói, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, ngăn ngừa, hạn chế tranh chấp lao động và đình công, củng cố và phát triển thị trường lao động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tạo hành lang pháp lý bình đẳng trong chính sách tiền lương của Nhà nước, tạo sự ổn định và thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của doanh nghiệp; giải quyết hài hoà về lợi ích của các bên trong quan hệ lao động; tăng sức cạnh tranh trên thị trường; góp phần củng cố và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phân định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của Nhà nước, đại diện người sử dụng lao động, đại diện người lao động trong xác định và điều chỉnh tiền lương tối thiểu phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, làm cơ sở xây dựng quan hệ hợp tác ba bên và quan hệ lao động lành