Thực tiễn thi hành pháp luật về tiền lương tốithiểu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tiền lương tối thiểu tại việt nam hiện nay (Trang 47 - 63)

2.2.1. Kết quả đạt được

2.2.1.1. Về phương diện pháp lý

Về phương diện pháp lý, tiền lương tối thiểu đã được luật hóa trở thành một trong những chế định pháp lý quan trọng, đã hình thành được hệ thống lương tối thiểu, các mức lương tối thiểu vùng tương ứng. Cụ thể, tiền lương tối thiểu đã tạo xây dựng được lưới an toàn chung cho mọi người làm công ăn lương, tạo hành lang pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền lợi củacho người lao động, góp phần hạn chế, phòng ngừa bóc lột

trong lao động... Việc luật hóa chế định tiền lương tối thiểu thể hiện sự tương thích, phù hợp với pháp luật quốc tế trong công cuộc hội nhập hiện nay.

Hệ thống lương tối thiểu hiện tại đã thiết lập được khung tiền lương tối thiểu thống nhất theo vùng, miền; giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tách tiền lương tối thiểu chung (gắn với khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước và thực hiện trợ giúp xã hội) với tiền lương tối thiểu cho khu vực sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp) đảm bảo cho tiền lương tối thiểu được vận hành theo cơ chế thị trường; hình thành được mặt bằng tiền lương trong bối cảnh thị trường lao động khắc nghiệt. Đã bước đầu hình thành và ghi nhận tiền lương tối thiểu ngành trong thỏa ước lao động tập thể ngành. Tạo tiền đề để đàm phán, mở rộng quyền lợi cho người lao động trong quan hệ với người sử dụng lao động.

2.2.1.2. Về phương diện quản lý nhà nước

Về phương diện quản lý nhà nước đã xác định rõ chức năng của Nhà nước và chức năng thị trường trong mối quan hệ xác lập, điều chỉnh chế định lương tối thiểu. Quá trình xác lập và điều chỉnh lương tối thiểu cho thấy sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước đã giảm dần vào nhóm doanh nghiệp; thiết lập nguyên tắc thỏa thuận tiền lương và không trả mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Pháp luật về tiền lương tối thiểu tham gia điều tiết quan hệ cung – cầu lao động, làm cho thị trường lao động phát triển nhộn nhịp hơn; tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh dần trả đúng giá trị lao động, phụ thuộc vào năng suất công việc, hiệu suất kinh doanh, mức sống của người lao động ngày càng được cải thiện.

Về cơ bản, hiện nay Chính phủ đã có những điều chỉnh cần thiết với tiền lương tối thiểu khi có những thay đổi về mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và cung cầu lao động. Tuy nhiên, lương tối thiểu tăng còn phải tính đến dựa trên khả năng chi trả của ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của doanh nghiệp. Hiện nay, việc điều chỉnh lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng tương đối khác nhau. Một mặt, lương cơ sở được điều chỉnh phụ thuộc vào ngân sách quốc gia, do tiền lương chi trả cho lực lượng lao động khu vực công được định theo bậc dựa trên mức lương cơ sở. Mặt khác, lương tối thiểu

quốc gia, dựa trên kết quả đồng thuận thông qua thương lượng của ba bên:(i) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, (ii) Đại diện người lao động ở Trung ương (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), và (iii) Đại điện người sử dụng lao động ở Trung ương (Phòng Thương mạivà Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội Ngành nghề ở Trung ương có sử dụng nhiều lao động).

2.2.1.3. Về tác động đối với quan hệ lao động hài hòa

Xác lập mức lương tối thiểu và thương lượng tập thể là hai công cụ quan trọng, bổ trợ cho nhau trong hệ thống điều chỉnh tiền lương của một nền kinh tế thị trường. Trong khi mức lương tối thiểu bảo vệ những người lao động nghèo nhất, thì thương lượng tập thể đem lại cơ hội điều chỉnh tiền lương cho những người có thu nhập cao hơn mức lương tối thiểu. Việc phát triển quan hệ lao động hài hòa có thể giúp doanh nghiệp và người lao động thích ứng với những thay đổi do hội nhập sâu rộng hơn ở cấp khu vực và toàn cầu mang lại.

Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn tiền lương tối thiểu đã góp phần tích cực vào việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa đồng thuận, hạn chế tranh chấp lao động, đình công; đồng thời mặt bằng tiền lương chung cũng là cơ sở thu hút đầu tư, hạn chế làm tăng đột biến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ sở ấn định lương tối theo trong hệ thống pháp luật lao động, khâu áp dụng và thực hiện pháp luật về lương tối thiểu được quan tâm chỉ đạo, giám sát, công tác tuyên truyền, giáo dục được đẩy mạnh thường xuyên.

2.2.1.4. Một số kết quả từ việc áp dụng và thực hiện quy định của pháp luật về tiền lương tối thiểu

Theo tổng hợp từ liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, đến nay khoảng 90% số doanh nghiệp đã điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2018. Mức phổ biến trung bình là 208.000 đồng, mức trung bình cao nhất là 343.000 đồng và thấp nhất là 124.000 đồng [8].

Cơ sở để lên phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu cho năm 2019 được căn cứ vào yếu tố trượt giá năm 2018 - một trong ba cơ sở điều chỉnh lương tối thiểu. Theo

đó, Hội đồng Tiền lương quốc gia cho rằng sẽ bảo đảm bù trượt giá dự kiến khoảng 4% trong năm 2018 (tăng lạm phát khoảng 4% theo Nghị quyết Quốc hội).

Việc điều chỉnh lương tối thiểu ở các loại hình doanh nghiệp cũng khác nhau. Theo đó, trong khi nhiều doanh nghiệp điều chỉnh cho tất cả người lao động thì một số doanh nghiệp chỉ điều chỉnh cho bộ phận thấp hơn lương tối thiểu, điều chỉnh chỉ để đóng bảo hiểm mà không điều chỉnh đơn giá sản phẩm nên tiền lương thực tế không tăng.

Về mức điều chỉnh năm 2018, kết quả khảo sát mới đây của Viện Công nhân và công đoàn về tình hình lao động, tiền lương và đời sống người lao động trong doanh nghiệp cho thấy, chỉ có 3,5% người lao động tham gia khảo sát cho biết mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 là cao. Trong đó, tỷ lệ người lao động đánh giá mức điều chỉnh cao ở các doanh nghiệp vùng I là 1,7%, vùng II là 6,6%, vùng III là 4,1% và ở vùng IV là 2,3% [8].

2.2.1.5. Về việc áp dụng pháp luật tiền lương tối thiểu ngành

Thứ nhất, quy định về tiền lương tối thiểu ngành dệt may: Năm 2010, thỏa ước lao động thập thể được triển khai thí điểm với 69 doanh nghiệp sau khi tham gia thỏa ước, ngành đã điều chỉnh chế độ có lợi hơn cho người lao động nên không có đơn vị nào để xảy ra đình công, giảm thiểu tình trạng biến động lao động. Hoạt động triển khai thỏa ước cũng thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều doanh nghiệp chưa tham gia.

Ngày 24/6/2011, tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt - May Việt Nam và Công đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức Lễ ký thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt - May Việt Nam. Việc cụ thể hóa các quy định của pháp luật phù hợp với tính chất, đặc điểm của ngành Dệt - May Việt Nam trong thỏa ước sẽ đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động với những chính sách, phúc lợi phù hợp.

Về lương tối thiểu, thỏa ước tập thể ngành Dệt – May quy định: “Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể này áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ” [15].

1. Người lao động là công nhân nếu làm việc đầy đủ theo thời gian làm việc tiêuchuẩn (đủ 12 tháng và đủ thời gian tiêu chuẩn trong tháng) trong điều kiện lao động bình thường và đảm bảo định mức lao động, chất lượng thì hàng năm, người sử dụng lao động bảo đảm mức thu nhập bình quân (gồm tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng; không kể ăn ca và các khoản nộp bảo hiểm), tương ứng với các vùng 1, 2, 3, 4 được Nhà nước quy định về mức lương tối thiểu vùng, ít nhất là:….

2. Hàng năm, căn cứ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố, người sử dụng lao động có trách nhiệm trao đổi với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở để điều chỉnh mức thu nhập quy định tại khoản 1 Điều này cho phù hợp”.

Sau 3 năm triển khai, thỏa ước lao động tập thể phần nào đã giúp định hình rõ nét thị trường lao động dệt may Việt Nam. Tầm ảnh hưởng của thỏa ước lao động không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp tham gia ký kết mà còn tại các doanh nghiệp dệt may chưa

ký và doanh nghiệp ngoài ngành. Thỏa ước lao động tập thể lần thứ ba trên cơ sở giữ nguyên về kết cấu, số chương và phần lớn nội dung như bản Thỏa ước lao động tập thể lần hai như: Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Công đoàn cơ sở hoạt động; Tiền lương tối thiểu trả cho người lao động phải cao hơn ít nhất 3% so với mức tiền lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định.

Thứ hai, quy định về tiền lương tối thiểu ngành cao su: Lương tối thiểu ngành cao su là kết quả thỏa thuận thứ hai về vấn đề lương tối thiểu ngành sau thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt – May Việt Nam. Thỏa ước lao động tập thể Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam số 793/TƯLĐTT được ký kết ngày 28 tháng 3 năm 2014, đem lại kết quả to lớn cho người lao động. Tại Điều 7 quy định về lương tối thiểu như sau:

1. Người sử dụng lao động đảm bảo mức lương thấp nhất trả cho người làm công việc giản đơn nhất trong các doanh nghiệp theo từng địa bàn thuộc Tập đoàn cao hơn mức tiền lương tối thiểu theo vùng là 5%.

2. Hàng năm, căn cứ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố, Người sử dụng lao động có trách nhiệm trao đổi

với Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp để điều chỉnh mức thu nhập quy định cho phù hợp”[14].

Theo thỏa ước này, người sử dụng lao động đảm bảo mức lương thấp nhất trả cho người làm công việc giản đơn nhất trong các doanh nghiệp theo từng địa bàn thuộc VRG cao hơn mức tiền lương tối thiểu theo vùng là 5%. Căn cứ khả năng nguồn quỹ phúc lợi người sử dụng lao động sẽ hỗ trợ thêm cho người lao động 1 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động khi nghỉ hưu. Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận hằng năm người sử dụng lao động sẽ phấn đấu chi thưởng cho người lao động tối thiểu 1 tháng lương thực nhận.

Thứ ba, quy định về tiền lương tối thiểu ngành điện tử

Bên cạnh hai lĩnh vực có tỷ lệ lao động phổ thông lớn là dệt may và da giày, tháng 6-2016, Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng đã thực hiện việc ký thỏa ước lao động tập thể nhóm gồm năm doanh nghiệp Hàn Quốc, thuộc Khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng) tập trung trong lĩnh vực điện tử. Thỏa ước được ký giữa năm công ty gồm sáu chương, 21 điều, tập trung vào các nội dung chế độ phúc lợi, thời gian nghỉ ngơi, chính sách tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp; chính sách tuyển dụng, chính sách với lao động nữ; các bảo đảm cho công đoàn hoạt động. Tham gia ký kết “Thảo ước lao động tập thể” lần này có 5 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Tràng Duệ bao gồm: Công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng, Công ty TNHH Comet Việt Nam, công ty TNHH HI Logistics Việt Nam, Công ty TNHH HKTM Vina và Công ty TNHH Bluecom Vina. Nội dung “Thảo ước lao động tập thể” được các doanh nghiệp cam kết thực hiện tập trung vào điều kiện lao động, khoản phúc lợi tập thể cao hơn cho người lao động như: chính sách tuyển dụng, chính sách đối với lao động nữ; chính sách về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp; thời giờ nghỉ ngơi, các chế độ phúc lợi; các bảo đảm cho công đoàn hoạt động…

Thứ tư, quy định về tiền lương tối thiểu ngành du lịch

Cùng thời điểm tháng 06/2016, sau hai tháng nỗ lực đàm phán, trải qua nhiều phiên thương lượng khó khăn, với sự tham gia của chủ doanh nghiệp và người lao động

Lao động Việt Nam và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Liên đoàn lao động thành phố Đà Nẵng phối hợp Hiệp hội Du lịch TP.Đà Nẵng tổ chức lễ ký Thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp du lịch. Thỏa ước được mong đợi mang lại quyền lợi cho khoảng 700 người lao động, với gần 60% lao động của bốn công ty kinh doanh dịch vụ du lịch, thương mại. Một số điều khoản chung được thống nhất trong thỏa ước, với những nội dung: Mức lương tối thiểu trả cho người lao động tại bốn doanh nghiệp phải cao hơn ít nhất 3,3% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; tăng mức phụ cấp ăn giữa ca và các khoản trợ cấp khác... Các điều khoản này được áp dụng chung cho cả bốn doanh nghiệp.

2.2.1.6. Tác động của pháp luật về tiền lương tối thiểu đối với doanh nghiệp và người lao động

Với mức điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2018, 2019 thấp hơn nhiều so với các năm trước đó, nên nhìn chung tác động đến chi phí, sản xuất kinh doanh không nhiều, doanh nghiệp phát triển ổn định.

Theo quy định của Bộ luật Lao động, doanh nghiệp không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Do vậy, nếu đề xuất tăng 5,3% lương tối thiểu vùng năm 2019 của Hội đồng Tiền lương quốc gia được Chính phủ thông qua thì những người lao động đang có mức lương thấp hơn mức quy định, sẽ được điều chỉnh tăng lương.

Theo Báo cáo 64/BC-TLĐ ngày 26/06/2017 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, dựa trên ngành nghề thì lĩnh vực khai khoáng người lao động có mức lương cơ bản cao nhất đạt khoảng 5.206.000 đồng/tháng; thấp nhất là ngành chế biến nông lâm, thủy hải sản chỉ đạt hơn 3.888.000 đồng/tháng [1].

Nhìn chung, mức lương cơ bản của người lao động tại các doanh nghiệp cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Điều này đã đáp ứng được về cơ bản một phần nhu cầu sống tối thiểu của những người làm công ăn lương. Góp phần vào việc ổn định sản xuất, là kết quả minh chứng cho sự điều chỉnh hợp lý, không tạo sức ép quá lớn cho các doanh nghiệp.

2.2.1.7. Về công tác tuân thủ pháp luật đối với quy định về tiền lương tối thiểu

ngành

Qua 04 năm thực hiện, người lao động ở các doanh nghiệp trực tiếp tham gia thỏa ước lao động tập thể ngành được chủ doanh nghiệp quan tâm đầu tư tương đối tốt về thu nhập, phương tiện và điều kiện làm việc, đặc biệt nhiều đơn vị tổ chức hoặc có sự hỗ trợ chăm sóc con nhỏ cho công nhân, y tế, thậm chí nhà ở cho người lao động. Thu nhập thực tế bình quân kể từ năm đầu ký thỏa ước lao động tập thể ngành đến nay tăng 1,5 lần (thu nhập bình quân hiện tại là 5,8 triệu đồng/tháng/người) [12]... Những kết quả trên đã góp phần hình thành thị trường lao động trong lĩnh vực dệt - may Việt Nam. Điều này rất có ý nghĩa khi hình thành các hiệp định thương mại quốc tế, bởi khi các nhà đầu tư vào Việt Nam tới đây, họ sẽ căn cứ mức lương người lao động theo Thỏa ước lao động tập thể ngành để trả cho người lao động thay vì căn cứ vào mức lương tối thiểu Nhà nước quy định (mức thấp hơn).

Theo kết quả báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) được công bố ngày 14/9/2016 cho thấy Việt Nam có tỷ lệ không tuân thủ quy định về lương tối thiểu trong ngành dệt may và da giày thấp nhất trong số 07 quốc gia xuất khẩu may mặc tại châu Á, với tỷ lệ 6,6%. Điều đó có nghĩa là cứ mỗi 100 lao động làm công ăn lương trong ngành này, thì 6,6 người nhận lương thấp hơn mức lương tối thiểu, vốn được định ra nhằm mục đích bảo vệ người làm công ăn lương không bị trả lương quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tiền lương tối thiểu tại việt nam hiện nay (Trang 47 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)