Chúng tôi khảo sát ý kiến của 50 cán bộ QL và giáo viên các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình về tính cần thiết và khả thi của 6 biện pháp được đề xuất. Kết quả đánh giá của cán bộ QL và GV được thể hiện ở các bảng dưới đây.
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý xây dựng văn
hóa hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
TT Biện pháp quản lý Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 𝑿 Th ứ bậc SL % SL % SL % SL % 1
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên và toàn thể học sinh về nội dung xây dựng văn hoá ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
10 20 30 60 6 12 4 8 2,92 4
2
Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
15 30 35 70 0 0 0 0 3,3 1
3
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho cán bộ, giáo viên trong các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
9 18 31 62 10 20 0 0 2,98 3
4
Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng và ngoài nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
6 12 29 58 11 22 4 8 2,74 5
5
Kiểm tra, đánh giá định kỳ việc xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh
20 40 27 54 2 4 1 2 3,32 2
6
Tổ chức các phong trào thi đua các cuộc vận động để phát huy vai trò nêu gương của những cá nhân, tập thể trong thực hiện ứng xử văn hóa trong nhà trường
15 30 17 34 17 34 1 2 2,92 4
Kết quả bảng 3.1 cho thấy 6 biện pháp đều được đánh giá cao về tính cần thiết. Trong đó, biện pháp 2 “Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong nhà trường trong xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” được đánh giá là cần thiết nhất: ĐTB = 3,3, 100% cán bộ quản lý và giáo viên
đánh giá “cần thiết” và “rất cần thiết”. Xếp thứ hai là biện pháp 5 “Kiểm tra, đánh giá định kỳ việc xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh”: ĐTB = 3,32. Biện pháp 4 “Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng và ngoài nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” được giá thấp nhất trong các biện pháp, nhưng vẫn có tới 70% cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá là “cần thiết” và rất cần thiết.
Kết quả bảng 3.1 phù hợp với phân tích ở chương 2 về ưu điểm và hạn chế của hoạt động quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Hai lĩnh vực mà cán bộ quản lý các trường thực hiện chưa tốt là tổ chức bộ máy và kiểm tra đánh giá; vì vậy, biện pháp 2 và 5 tác động trực tiếp vào 2 lĩnh vực này cũng được đánh giá là cần thiết nhất.
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
TT Biện pháp quản lý
Rất khả
thi Khả thi Ít khả thi
Không khả
thi 𝑿 Thứ bậc
SL % SL % SL % SL %
1
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên và toàn thể học sinh về nội dung xây dựng văn hoá ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
32 64 13 26 5 10 0 0 3,54 3
2
Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
35 70 11 22 1 2 3 6 3,56 2
3
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho cán bộ, giáo viên trong các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
26 52 20 40 0 0 4 8 3,36 5
4
Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng và ngoài nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình
5
Kiểm tra, đánh giá định kỳ việc xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh
30 60 7 14 10 20 3 6 3,28 6
6
Tổ chức các phong trào thi đua các cuộc vận động để phát huy vai trò nêu gương của những cá nhân, tập thể trong thực hiện ứng xử văn hóa trong nhà trường
45 90 5 10 0 0 0 0 3,9 1
Bảng 3.2.cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá ở mức khả thi. Trong đó, biện pháp 6 “Tổ chức các phong trào thi đua các cuộc vận động để phát huy vai trò nêu gương của những cá nhân, tập thể trong thực hiện ứng xử văn hóa trong nhà trường” được đánh giá là khả thi nhất: ĐTB = 3,9; 100% cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá “khả thi” và “rất khả thi”. Xếp thứ hai là biện pháp 2 “Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”: ĐTB = 3,56. Tiếp đến lần lượt là các biện pháp 1, 4 và 6.
Chúng tôi đánh giá mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất ở biểu đồ 3.1. Có thể thấy, biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất không phải là biện pháp có tính khả thi cao nhất. Trong 6 biện pháp, biện pháp 2 “Tổ chức xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” là biện pháp có sự tương đồng về tính cần thiết và tính khả thi cao nhất. Biện pháp 3 “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho cán bộ, giáo viên trong các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” có sự tương đồng về tính cần thiết và tính khả thi thấp nhất. Kết quả này giúp các hiệu trưởng, ban giám hiệu các trường THCS huyện Yên Khánh có cái nhìn rõ hơn về biện pháp nào cần được ưu tiên thực hiện trước, như biện pháp 2,5.
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Tiểu kết chương
Dựa trên nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, chương 3 đã đề xuất 6 biện pháp quản lý xây dựng VH ứng xử cho các nhà trường:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, GV, nhân viên và toàn thể HS về nội dung xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong nhà trường trong xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục VH ứng xử cho cán bộ, GV trong các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- Kiểm tra, đánh giá định kỳ việc xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh
- Tổ chức các phong trào thi đua các cuộc vận động để phát huy vai trò nêu gương của những cá nhân, tập thể trong thực hiện ứng xử văn hóa trong nhà trường
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS huyện Yên Khánh đều đánh giá cao các biện pháp về mức độ khả thi và mức độ cần thiết, trong đó nổi bật là biện pháp 2 và 5. Dù vậy, các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp đề xuất mới nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Cần thiết Khả thi
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Văn hóa ứng xử trong trường học quan tâm, chung tay giải quyết, trong đó vai trò chính yếu thuộc về hiệu trưởng nhà trường để quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS.
1.1. Phân tích các nghiên cứu về xây dựng văn hóa ứng xử và quản lý xây dựng
văn hóa ứng xử tại các trường THCS, đề tài đã xây dựng khung lý luận về Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở.
Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại trường trung học cơ sở là một quá trình tác động hợp lý có mục đích, kế hoạch, hệ thống của chủ thể quản lí (tức Hiệu trưởng) đến đối tượng quản lý (cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường) nhằm sửa đổi những giá trị, chuẩn mực chưa phù hợp về giao tiếp trong nhà trường trung học cơ sở, đồng thời phát huy và xây dựng mới những giá trị tốt đẹp, bao gồm việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ với bản thân, với những người xung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động giáo dục hằng ngày để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Nội dung Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại trường trung học cơ sở bao gồm: Lập kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THCS; Tổ chức xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THCS; Chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THCS; Kiểm tra, giám sát xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THCS.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại trường trung học cơ sở gồm: các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý và các yếu tố thuộc về môi trường quản lý.
1.2. Khảo sát và phỏng vấn sâu 358 cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình cho thấy: Xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, Ninh Bình đều đạt mức cao. Các nhà trường thực hiện tốt nhất việc xây dựng không gian cảnh quan sư phạm và bầu không khí sư phạm, trong khi đó, việc xác định các giá trị văn hóa ứng xử phù hợp với nhà trường còn chưa hiệu quả. Các nhà trường đều nhận thức rõ tầm quan trọng của xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường; và đã bước đầu áp dụng một số hình thức sáng tạo để truyền bá và xây dựng văn hóa ứng xử.
Trong quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, Ninh Bình, các nhà trường thực hiện ở mức khá. Hoạt động lập kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử được đánh giá cao nhất, tiếp đến là hoạt động chỉ đạo và kiểm tra, giám sát xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường. Các nhà trường còn gặp khó khăn trong tổ chức các bộ phận thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử đã đề ra.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình gồm 3 nhóm yếu tố: Yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và môi trường quản lý
1.3. Luận văn đề xuất 6 biện pháp quản lý xây dựng văn hóa ứng xử cho các nhà trường: 1- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên và toàn thể học sinh về nội dung xây dựng văn hoá ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình; 2- Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình; 3- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho cán bộ, giáo viên trong các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình; 4- Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng và ngoài nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình; 5- Kiểm tra, đánh giá định kỳ việc xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh; 6- Tổ chức các phong trào thi đua các cuộc vận động để phát huy vai trò nêu gương của những cá nhân, tập thể trong thực hiện ứng xử văn hóa trong nhà trường.
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS huyện Yên Khánh đều đánh giá cao các biện pháp về mức độ khả thi và mức độ cần thiết.
2. Kiến nghị
2.1. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường THCS là một công việc lâu dài, khó khăn. Chính vì vậy, Phòng GD & ĐT huyện Yên Khánh cần:
- Triển khai và cụ thể hóa các văn bản của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT tỉnh Ninh Bình về xây dựng văn hóa nhà trường nói chung và văn hóa ứng xử trong nhà trường nói riêng để phổ biến cho các trường THCS.
- Chỉ đạo các trường, trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, của Bộ GD-ĐT, của Phòng GD&ĐT tiến hành lập kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa ứng xử sao cho phù hợp nhất với điều kiện của từng trường, đặc thù riêng của trường, đặc điểm của đội ngũ giáo viên, học sinh trong nhà trường.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc xây dựng văn hóa ứng xử của các trường THCS trong địa bàn huyện để chỉ ra những mặt đã thực hiện tốt, những mặt còn hạn chế để khắc phục.
- Trong điều kiện cho phép, cần tăng cường cơ sở vật chất để các trường THCS thiết kế các khẩu hiệu, biển chỉ dẫn, tranh ảnh trang trí về xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường.
2.2. Với các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Hiệu trưởng các trường THCS huyện Yên Khánh cần cụ thể hóa các quy định của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT tỉnh Ninh Bình, Phòng GD & ĐT huyện Yên Khánh về xây dựng văn hóa nhà trường thành các tiêu chí cụ thể trong xây dựng văn hóa ứng xử tại trường của mình.
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh và phòng chống bạo lực học đường; xây dựng kế hoạch và tổ chức giáo dục VH ứng xử cho học sinh;
- Ban hành và triển khai bộ quy tắc ứng xử theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của địa phương. Phổ biến các tiêu chí xây dựng văn hóa ứng xử cho các cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ, giáo viên và học sinh trong nhà trường để thực hiện. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm trao đổi với phụ huynh học sinh để giáo dục con em mình và bản thân tham gia xây dựng VH ứng xử trong nhà trường.
- Phối hợp tích cực với các cơ quan đoàn thể tại địa phương, đoàn thể trong trường trong triển khai, xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử.
2.3. Với cha mẹ học sinh
- Phối hợp với nhà trường trong quá trình giáo dục các con, tạo điều kiện cho