2,7 2,8 2,9 3 3,1 3,2 3,3 3,4 Ban giám hiệu nhà trường
Giáo viên Cán bộ nhân
viên Cha mẹ học sinh Đoàn Thanh niên Bản thân học sinh THCS Hội phụ huynh
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy cả ban giám hiệu các trường và giáo viên đều cho rằng lực lượng giáo viên đóng vai trò chính yếu trong xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS. Thầy B.V.T. (giáo viên) cho rằng: “Để mỗi nhà trường đều có một không gian văn hóa học đường vừa thân thiện, cởi mở, vui vẻ và vẫn nghiêm túc, đòi hỏi thầy cô giáo phải thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử, luôn luôn giữ đúng chuẩn mực sư phạm từ trang phục đến lời nói, từ dáng điệu đi đứng đến cử chỉ diễn đạt. Bởi sự ảnh hưởng của thầy cô giáo đến các em học sinh là vô cùng đậm nét, nhất là ở cấp THCS”.
Như vậy, có thể thấy ban giám hiệu, GV, cán bộ nhân viên và HS là những lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng VH ứng xử trong các trường THCS huyện Yên Khánh. Sự tham gia thường xuyên của các lực lượng này cũng mang lại hiệu quả cao hơn đáng kể so với các lực lượng còn lại. Trong đó, vai trò của ban giám hiệu nhà trường được đánh giá cao. Kết quả này cũng tương đồng với những phân tích ở trên về mục tiêu, nội dung, hình thức xây dựng VH ứng xử trong nhà trường.
2.4. Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung
học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Bảng 2.12. Mức độ lập kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
TT Nội dung Mức độ thực hiện (%)
Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của bộ, phòng giáo dục
và đào tạo về xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường
0 15,0 52,9 32,0
2 Xác định mục tiêu, nội dung xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường
0 9,8 55,6 34,6 3 Phân tích đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử trong nhà
trường 0,7 12,4 55,6 31,4
4 Lên các phương án cụ thể để xây dựng văn hóa ứng xử
trong nhà trường 0,6 11,8 55,6 32,0
5 Xác định các biện pháp, cách thức, con đường cụ thể xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường
0 11,1 58,2 30,7 6 Xác định các nguồn lực (nhân lực vật lực tài lực …)
phục vụ cho việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường
0 17,6 56,2 26,1
Tổng 0,2 13,0 55,7 31,1
ĐTB = 3,17, ĐLC = 0,55
Bảng 2.12 với nội dung lập kế hoạch xây dựng VH ứng xử, ở nội dung này, phần trăm người chọn “khá” và “tốt” là 86,8%, các nội dung lập kế hoạch xây dựng văn hóa
ứng xử được đánh giá ở mức khá ĐTB = 3,17, ĐLC = 0,55. Hầu như không có người được hỏi đánh giá các hoạt động lập kế hoạch xây dựng VH ứng xử trong nhà trường ở mức yếu, càng phản ánh hiệu quả của hoạt động này.
Các hoạt động lập kế hoạch được thực hiện khá đồng đều nhau. Trong đó, nội dung “Xác định mục tiêu, nội dung xây dựng VH ứng xử trong nhà trường” được thực hiện tốt nhất, thể hiện qua phần trăm người đánh giá “khá ” và “Tốt” cao nhất trong 6 nội dung: 90,2%. Nội dung “Xác định các nguồn lực (nhân lực vật lực tài lực …) phục vụ cho việc xây dựng VH ứng xử trong nhà trường” có phần trăm người đánh giá “khá ” và “tốt” thấp nhất trong 6 nội dung: 82,3%. Tỉ lệ người đánh giá “tốt” cho nội dung 6 cũng thấp nhất trong 6 nội dung, 26,1%. Kết quả này cho thấy hiệu quả lập kế hoạch xây dựng VH ứng xử trong nhà trường THCS ở huyện Yên Khánh có xu hướng giảm dần khi việc lập kế hoạch đi vào thực tiễn. Nếu như việc xác định mục tiêu, nội dung xây dựng văn hóa ứng xử được thực hiện rất tốt thì càng đi vào hoạt động cụ thể như đánh giá tình hình VH ứng xử hiện tại, lên phương án xây dựng VHƯX, xác định cách thức, nguồn lực xây dựng VH ứng xử thì hiệu quả thực hiện càng giảm dần.
2.4.2. Thực trạng tổ chức xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Bảng 2.13. Mức độ tổ chức xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
TT Nội dung Mức độ thực hiện (%)
Yếu Trung bình
Khá tốt
1 Hình thành bộ phận chỉ đạo trong nhà trường xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường
1,3 11,8 54,2 32,7
2 Xác định các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường
1,3 15,7 53,6 29,4
3 Xác định các nội dung, nhiệm vụ cụ thể của từng lực lượng tham gia xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường
0,7 13,7 57,5 28,1
4 Xác lập và tổ chức cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường
1,3 12,4 58,8 27,5
5 Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường cho các lực lượng tham gia
2,6 16,3 54,2 26,8
Tổng 1,4 14,0 55,7 28,9
Bảng 2.13 về tổ chức xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình được đánh giá ở mức khá ĐTB = 3,12, ĐLC = 0,61, có 84,6% người được hỏi chọn “khá ” và “tốt”, tuy nhiên, tỉ lệ chọn mức khá là 55,7% , chọn “tốt” chỉ ở mức dưới 30%, cho thấy những hạn chế nhất định trong việc tổ chức xây dựng VH ứng xử trong các trường THCS huyện Yên Khánh.
Trong 5 nội dung, nội dung 1 được thực hiện tốt nhất, thể hiện qua phần trăm người đánh giá “khá” và “tốt” cao nhất. Nội dung 2,5 có phần trăm người đánh giá “khá” và “tốt” thấp nhất trong 5 nội dung. Tỉ lệ người đánh giá “tốt” cho nội dung 2 cũng thấp nhất trong 5 nội dung. Kết quả này cho thấy các trường THCS có xu hướng gặp khó khăn trong tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong xây dựng VH ứng xử trong nhà trường. Kết quả phần 2.3.6 đã cho thấy dù có tới 7 lực lượng tham gia xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường nhưng chỉ có 4/7 lực lượng có đóng góp tích cực và có hiệu quả vào công tác này. Kết quả bảng 2.12 đã lý giải thực trạng này: Sự tham gia kém hiệu quả của các lực lượng ngoài nhà trường có thể bắt nguồn từ khó khăn của nhà trường trong việc xác định các lực lượng tham gia vào xây VH ứng xử trong nhà trường, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng này và tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các lực lượng này nhằm giúp họ tham gia có hiệu quả vào xây dựng VH ứng xử trong nhà trường.
Cô N.T.T (GV) cho rằng: “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học rất cần sự chung tay, phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc giáo dục học sinh, xây dựng VH ứng xử trong trường học phù hợp sẽ ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực trong trường học như bạo lực học đường, hướng đến xây dựng trường học hạnh phúc”.
Nhìn chung, các trường THCS huyện Yên Khánh thực hiện khá tốt việc tổ chức xây dựng VH ứng xử trong nhà trường. Tuy vậy, các trường chưa phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Đây là điểm cần chú ý nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng VH ứng xử trong các trường THCS huyện Yên Khánh.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Bảng 2.14. Mức độ chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
TT Nội dung Mức độ thực hiện (%)
Yếu Trung bình
Khá Tốt 1 Cụ thể hóa và ra các quyết định xây dựng văn hóa ứng xử
trong nhà trường có tính đến sự tham gia của gia đình, nhà trường, xã hội
0 13,1 54,9 32,0
2 Tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường với sự tham gia của các lực lượng theo vị trí công việc
0,7 12,4 54,2 32,7 3 Động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia xây dựng
văn hóa ứng xử trong nhà trường
0 13,1 57,5 29,4 4 Điều khiển và điều chỉnh các hoạt động xây dựng văn hóa
ứng xử trong nhà trường của từng bộ phận đã xác định
0,7 15,7 60,1 23,5 5 Đánh giá thực hiện xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà
trường của các bộ phận theo nội dung công việc
0 13,1 58,5 28,1
Tổng 0,3 13,5 57,0 29,2
ĐTB = 3,15, ĐLC = 0,56
Việc chỉ đạo xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình được đánh giá ở mức khá, phần trăm người chọn “khá” và “tốt” là 86,2%, Trong đó, số tỉ lệ số người chọn khá là 57% cho thấy đa số người trả lời đánh giá việc thực hiện nội dung chỉ đạo xây dựng VH ứng xử ở mức khá, tỉ lệ lựa chọn “tốt” chỉ ở mức dưới 30%, cho thấy những hạn chế nhất định trong việc chỉ đạo xây dựng VH ứng xử trong các trường THCS huyện Yên Khánh.
Trong 5 nội dung, nội dung 1,2,3 được thực hiện tốt nhất, thể hiện qua phần trăm người đánh giá “khá ” và “ tốt” cao nhất. Nội dung 4 có phần trăm người đánh giá “khá” và “tốt” thấp nhất. Kết quả này cho thấy các trường đang thực hiện tốt các hoạt động: Cụ thể hóa và ra các quyết định xây dựng VH ứng xử trong nhà trường có tính đến sự tham gia của gia đình, nhà trường, xã hội; tổ chức thực hiện xây dựng VH ứng xử trong nhà trường với sự tham gia của các lực lượng theo vị trí công việc. Các trường còn gặp một số khó khăn nhất định trong việc điều khiển và điều chỉnh các hoạt động xây dựng VH ứng xử trong nhà trường của từng bộ phận đã xác định và đánh giá thực hiện xây dựng VH ứng xử trong nhà trường của các bộ phận theo nội dung công việc còn hạn chế.
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Bảng 2.15. Mức độ kiểm tra, giám sát xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
TT Nội dung Mức độ thực hiện (%)
Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Xác định tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng
văn hóa ứng xử trong nhà trường
0,7 12,4 57,5 29,4 2 Tổ chức kiểm tra công tác xây dựng văn hóa ứng xử
trong nhà trường theo nhiệm vụ của các bộ phận đã xác định
1,3 10,5 56,9 31,4
3 Kiểm tra việc phối hợp giữa các bộ phận tham gia xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường
0 14,4 55,6 30,1 4 Phát hiện các sai sót và điều chỉnh kế hoạch xây dựng
văn hóa ứng xử trong nhà trường
0,7 15,0 58,2 26,1 5 Khen thưởng, tuyên dương các bộ phận, cá nhân tham
gia tích cực và hiệu quả trong xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường
2,0 15,0 51,0 32,0
6 Sử dụng kết quả kiểm tra xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường để phát triển nghề nghiệp cho giáo viên
0 15,7 54,2 30,1
Tổng 0,8 13,8 55,6 29,8
ĐTB = 3,14; ĐLC = 0,57
Với bảng 2.15 về việc giám sát xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình được đánh giá ở mức khá
Các nội dung 1,2 được thực hiện tốt nhất, thể hiện qua phần trăm người đánh giá “khá tốt” và “rất tốt” cao nhất trong 6 nội dung. Nội dung 5 có phần trăm người đánh giá “khá” và “tốt” thấp nhất. Tỉ lệ người đánh giá “ tốt” cho nội dung 2 cũng thấp nhất trong 6 nội dung. Kết quả này cho thấy các trường đang thực hiện tốt về tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng VH ứng xử trong nhà trường, tổ chức kiểm tra công tác xây dựng VH ứng xử trong nhà trường theo nhiệm vụ của các bộ phận đã xác định và chưa thực sự chú trọng hoạt động khen thưởng, tuyên dương các bộ phận, cá nhân tham gia tích cực và hiệu quả trong xây dựng VH ứng xử trong nhà trường.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Chúng tôi khảo sát 4 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 2.16: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
TT Nội dung
Mức độ ảnh hưởng
X Thứ bậc Không ảnh
hưởng Phân vân
Ảnh hưởng nhiều Anh hưởng rất nhiều SL % SL % SL % SL %
1 Năng lực quản lý của hiệu
trưởng 0 0 0 0 54 35 100 65 2,65 1
2 Năng lực xây dựng văn hóa
ứng xử của giáo viên 0 0 15 9,7 49 31,8 90 58,5 2,48 2 3 Sự tích cực. chủ động của
học sinh 0 0 60 38,9 6 3,9 88 57,2 2,18 3 4
Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo và địa phương
0 0 45 29,2 39 25,3 70 45,5 2,16 4
Trong 4 yếu tố được khảo sát, năng lực QL của hiệu trưởng được cho là có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả quản lý xây dựng VH ứng xử trong các trường THCS huyện Yên Khánh: ĐTB = 2,65; 65% người được hỏi cho rằng năng lực quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng rất nhiều, 35% cho rằng ảnh hưởng nhiều. Không có ai lựa chọn ở mức phân vân hay không ảnh hưởng. Như vậy, cán bộ QL cấp trên, ban giam hiệu và GV các trường THCS huyện Yên Khánh đều cho rằng những hoạt động của người hiệu trưởng đóng vai trò quyết định đến hiệu quả QL. Kết quả này phù hợp với đánh giá trước đó về các lực lượng tham gia xây dựng VHƯX: Hiệu trưởng mặc dù có mức độ tham gia xây dựng VH ứng xử thấp hơn giáo viên nhưng mức độ hiệu quả (tức tầm ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử) lại cao nhất trong các lực lượng tham gia.
Trong các yếu tố còn lại, năng lực xây dựng VH ứng xử của giáo viên được đánh giá cao hơn sự tích cực, chủ động của học sinh: ĐTB lần lượt là 2,48 và 2,18. Các khách thể khảo sát cho rằng GV cần đóng vai trò chủ động trong xây dựng VH ứng xử trong nhà trường, từ nêu gương về tác phong ứng xử, xây dựng bầu không khí sư phạm tích cực, giám sát hoạt động ứng xử của học sinh cho đến thiết kế các hoạt động giáo dục ứng xử có văn hóa. Học sinh dù được đánh giá là đối tượng quan trọng trong xây dựng bầu không khí sư phạm, hình thành các giá trị và chuẩn mực ứng xử trong nhà trường, nhưng tính tích cực chủ động của học sinh vẫn chưa được đề cao.
Yếu tố sự chỉ đạo của Đảng. Nhà nước và các cấp giáo dục cũng được đánh giá là yếu tố quan trọng (hơn 70% người được hỏi đánh giá là ảnh hưởng nhiều và rất nhiều) nhưng được cho là yếu tố bối cảnh, ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động quản lý xây dựng VH ứng xử trong nhà trường THCS tại huyện Yên Khánh.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Bảng 2.17. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Nội dung ĐTB ĐLC
1 Lập kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử 3,17 0,55