Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 43)

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng công tác quản lý xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Từ đó, rút ra những kết luận cần thiết, làm cơ sở thực tiễn cho luận văn nghiên cứu.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Dựa trên khung lý thuyết về quản lý xây dựng VH ứng xử trong nhà trường THCS đã được xác định ở Chương 1, đề tài tập trung khảo sát các nội dung sau:

- Thực trạng nhận thức về vai trò của xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

- Thực trạng xây dựng VH ứng xử tại các THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình: + Thực trạng thực hiện mục tiêu xây dựng VHƯX tại các THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

+ Thực trạng thực hiện nội dung xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình: Thực trạng thực hiện xây dựng không gian cảnh quan sư phạm; thực trạng thực hiện xây dựng bầu không khí sư phạm; thực trạng thực hiện xây dựng phong cách ứng xử; thực trạng thực hiện xây dựng chuẩn mực về văn hóa ứng xử; thực trạng thực hiện xây dựng giá trị VH ứng xử

+ Thực trạng thực hiện hình thức xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

+ Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

+ Thực trạng các lực lượng tham gia xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

- Thực trạng QL xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình:

+ Thực trạng lập kế hoạch xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

+ Thực trạng tổ chức xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

+ Thực trạng chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

+Thực trạng kiểm tra, giám sát xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

2.2.3. Khách thể khảo sát

Tổng số khách thể của đề tài là 358 người.

Khách thể khảo sát bằng bảng hỏi là 343 người, trong đó bao gồm: 118 giáo viên, 189 học sinh (khối 8, 9), và 36 cán bộ QL (gồm lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Yên Khánh; Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổng phụ trách tại các trường THCS huyện Yên Khánh).

Khách thể phỏng vấn sâu là 13 người, gồm lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Yên Khánh, hiệu trưởng, hiệu phó và giáo viên.

2.2.4. Địa bàn khảo sát

Việc khảo sát, thu thập số liệu được thực hiện tại 05 trường THCS trên địa bàn huyện Yên Khánh, gồm các trường: Trường THCS Khánh Hòa, trường THCS Khánh An, trường THCS Khánh Vân, trường THCS Khánh Cư, trường THCS Khánh Tiên.

2.2.5. Thời gian khảo sát

Quá trình khảo sát trực tuyến và trực tiếp diễn ra trong 2 tháng, từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2020.

2.2.6. Phương pháp khảo sát

2.2.6.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện nhằm thu thập các thông tin định lượng về xây dựng VH ứng xử và quản lý xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Để thực hiện phương pháp này, bảng hỏi khảo sát được xây dựng theo các nội dung trình bày ở phần 2.2.2. 100% các câu hỏi được thiết kế để đánh giá theo 4 mức độ:

- Các mức đánh giá mức độ thực hiện: Chưa tốt - Trung bình - Khá tốt - Rất tốt. - Các mức đánh giá mức độ tham gia: Hiếm khi - Thỉnh thoảng - Thường xuyên - Rất thường xuyên

- Các mức đánh giá mức độ hiệu quả: Chưa hiệu quả - Trung bình - Khá hiệu quả - Rất hiệu quả

Điểm cao ở các nội dung trong bảng hỏi thể hiện mức độ thực hiện tốt, mức độ tham gia thường xuyên, mức độ hiệu quả cao.

Đối tượng trả lời bảng hỏi gồm: Cán bộ QL cấp Phòng Giáo dục, cán bộ QL nhà trường, giáo viên, học sinh. Hai bảng hỏi được xây dựng, gồm 1 bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý và giáo viên, 1 bảng hỏi dành cho học sinh.

Bảng hỏi cho giáo viên được phát theo hình thức trực tuyến, qua nền tảng Google Forms. Bảng hỏi cho học sinh được phát theo hình thức trực tiếp. Kết quả thu được được nhập trên máy tính (với bảng hỏi trực tiếp) và thống kê theo file dữ liệu do nền tảng Google Forms cung cấp (với bảng hỏi trực tuyến). Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS.

2.2.6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm thu thập số liệu định tính về xây dựng VH ứng xử và quản lý xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Bảng hỏi phỏng vấn sâu được xây dựng dưới dạng câu hỏi mở cho các nội dung xác định ở phần 2.2.2.

Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu gồm lãnh đạo GD-ĐT huyện Yến Khánh, ban giám hiệu các trường THCS tại huyện, và giáo viên THCS.

Kết quả phỏng vấn sâu được thống kê làm kết quả bổ trợ cho số liệu nghiên cứu định lượng thu thập qua bảng hỏi.

2.2.6.3. Phương pháp thống kê toán học

Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để phân tích số liệu định lượng thu thập được qua điều tra bằng bảng hỏi. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp thống kê mô tả như: Phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn. Các phép thống kê toán học được thực hiện trên phần mềm phân tích dữ liệu SPSS.

2.3. Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Biểu đồ 2.1. Mức độ nhận thức về vai trò của xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Khi được hỏi về tầm quan trọng của việc xây dựng VH ứng xử tại nhà trường mà mình đang công tác, 98% giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh đánh giá công việc này là quan trọng và rất quan trọng; chỉ có 0,16% cho rằng không quan trọng. Trong đó 56,1% người được hỏi đánh giá mức độ quan trọng ở mức cao nhất “rất quan trọng”. Tỉ lệ đánh giá “rất quan trọng” ở giáo viên và cán bộ quản lý là tương đương nhau, lần lượt là 62,7% và 65,7%, cao hơn nhiều so với ở học sinh là 50,5%.

Khi được hỏi về vai trò của xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS cô Đ.T.H. (phó hiệu trưởng) nhấn mạnh: “Việc xây dựng văn hóa ứng xử là điều rất cần thiết, môi trường nhà trường có vai trò rất lớn trong việc giáo dục nhân cách cho học trò.

Trong bối cảnh hiện nay, bạo lực học đường ngày càng bộc lộ tính nguy hiểm và phức tạp. Nếu triển khai tốt xây dựng VH ứng xử ở các nhà trường sẽ góp phần giảm thiểu bạo lực học đường và xây dựng trường học thân thiện, học sinh thanh lịch văn minh”.

Thầy Đ.V.K. (phó phòng GD&ĐT) nói: “Với tôi văn hóa học đường lành mạnh giúp các thầy cô và các em học sinh chia sẻ với nhau những kinh nghiệm và kiến thức, phát triển khả năng hợp tác giữa các thầy - trò trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Từ đó, tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, giúp mọi thành viên trong nhà trường quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học, tích cực hoạt động vì sự phát triển chung của nhà trường. Vì thế, phòng giáo dục đã chỉ đạo các trường xây dựng, triển khai và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học một cách hiệu quả nhất...”

Cô T.T.H (giáo viên) bày tỏ quan điểm: “Trong các hoạt động của mỗi nhà trường, VH ứng xử đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học, giúp cho thầy mẫu mực hơn, trò lễ độ, khuôn phép hơn, trường học thân thiện, bình đẳng...”.

Như vậy, có thể thấy cả cán bộ quản lý, GV và HS các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng VH ứng xử tại nhà trường THCS.

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Bảng 2.4. Mức độ thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

TT Mục tiêu xây dựng văn hóa ứng xử Mức độ thực hiện (%) Yếu Trung

bình

Khá Tốt

1 Giúp cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh có được nhận thức đúng đắn để có HVUX có văn hóa trong làm việc, học tập, sinh hoạt và trong các môi trường xã hội khác nhau

0 6,1 54,1 39,8

2 Giúp văn hóa học đường trở nên tốt đẹp hơn, xây dựng môi trường học tập lành mạnh, trong sáng, đầy tính nhân văn, có sức cảm hóa, lan tỏa sâu rộng trong xã hội, góp phần hình thành nhân cách con người mới

0,6 8,2 51,8 39,4

3 Tạo môi trường thân thiện giúp cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh cảm thấy an toàn, cởi mở, biết sẻ chia và chấp nhận những nhu cầu, hoàn cảnh khác nhau

0,3 8,8 46,2 44,7

4 Góp phần rèn luyện phẩm chất, kỹ năng và thái độ và hành vi phù hợp với đạo đức người học sinh và đạo đức nghề sư phạm

1,5 7,3 44,4 46,8

Tổng 0,6 7,6 49,1 42,7

Kết quả đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về thực trạng mục tiêu xây dựng VH ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình cho thấy nhìn chung các mục tiêu xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THCS được thực hiện ở mức tốt: ĐTB = 3,33. Tỉ lệ giáo viên và cán bộ QL đánh giá việc thực hiện mục tiêu ở mức “khá ” và “tốt” tổng cộng là 91,8%. Trong đó, gần 50% người được hỏi đánh giá các mục tiêu xây dựng văn hóa ứng xử ở mức “tốt”. Điều này cho thấy các trường THCS đã làm tốt việc xác định các mục tiêu xây dựng VH ứng xử trong nhà trường.

Trong các mục tiêu xây dựng VH ứng xử trong trường THCS, mục tiêu “Giúp cán bộ giáo viên, nhân viên và HS có được nhận thức đúng đắn để có hành vi ứng xử có văn hóa trong làm việc, học tập, sinh hoạt và trong các môi trường xã hội khác nhau” được đánh giá ở mức độ cao nhất, 93,8% người được hỏi đánh giá ở mức “khá” và “tốt”. Được đánh giá ở mức thấp nhất trong 4 mục tiêu là “Tạo môi trường thân thiện giúp cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh cảm thấy an toàn, cởi mở, biết sẻ chia và chấp nhận những nhu cầu, hoàn cảnh khác nhau”, với gần 10% giáo viên, cán bộ nhà trường cho rằng mục tiêu này chỉ được thực hiện ở mức trung bình trở xuống.

Có sự khác biệt giữa cán bộ QL, GV và HS trong việc đánh giá mục tiêu xây dựng VH ứng xử trong nhà trường THCS huyện Yên Khánh. Nhìn chung, cán bộ QL và giáo viên đánh giá các mục tiêu xây dựng VH ứng xử được thực hiện tốt hơn đánh giá của học sinh. Cô H.T.T.N. (hiệu trưởng) cho biết: "Nhà trường đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” vì đội ngũ nhà giáo phải thực sự gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách mới có thể có ảnh hưởng và tác động tốt tới các em học sinh. Trường đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử, trong đó quy định rõ trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc thực hiện quy tắc ứng xử trong nhà trường”.

Như vậy, có thể thấy, nhìn chung các mục tiêu xây dựng VH ứng xử được các trường THCS tại huyện Yên Khánh xác định tốt. Các nhà trường THCS tại huyện Yên Khánh có xu hướng tập trung vào mục tiêu xây dựng VH ứng xử nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về hành vi ứng xử có văn hóa, hướng tới lan tỏa các hành vi này ra cộng đồng. Mục tiêu xây dựng VH ứng xử ít quan tâm hơn tới việc tạo môi trường làm việc thân thiện, an toàn, tôn trọng bên trong nhà trường.

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Bảng 2.5. Mức độ thực hiện nội dung xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Nội dung ĐTB ĐLC

1 Không gian cảnh quan sư phạm 3,34 0,45

2 Bầu không khí sư phạm 3,33 0,49

3 Phong cách ứng xử 3,32 0,46

4 Chuẩn mực về văn hóa ứng xử 3,32 0,47

5 Các giá trị văn hóa ứng xử 3,22 0,54

Tổng 3,31 0,41

Bảng 2.5 cho thấy việc thực hiện xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ở mức tốt: ĐTB = 3,31, ĐLC = 0,41. Cả năm nội dung xây dựng văn hóa ứng xử đều được đánh giá thực hiện ở mức tốt, với điểm trung bình của các nội dung đồng đều nhau, cho thấy các nhà trường THCS huyện Yên Khánh thực hiện tốt đồng đều các nội dung xây dựng VH ứng xử.

Trong 5 nội dung, nội dung không gian cảnh quan sư phạm được đánh giá thực hiện tốt nhất: ĐTB = 3,34; nội dung các giá trị văn hóa ứng xử được đánh giá ở mức thấp nhất: ĐTB = 3,22.

Dưới đây chúng tôi đánh giá từng nội dung cụ thể của việc xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Yên Khánh.

2.3.3.1. Không gian cảnh quan sư phạm

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện xây dựng không gian cảnh quan sư phạm tại các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

TT Nội dung Mức độ thực hiện (%)

Yếu Trung bình

Khá Tốt 1 Trưng bày các khẩu hiệu về văn hóa ứng xử trong nhà

trường

1,2 11,7 48,2 38,9 2 Trưng bày nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường ở vị

trí dễ quan sát

0,7 9,6 44,7 45,0 3 Cán bộ giáo viên và học sinh mang trang phục gọn gàng,

lịch sự, phù hợp với văn hóa của nhà trường

0 5,2 43,9 50,9 4 Cán bộ giáo viên và học sinh luôn ý thức giữ nhà trường

xanh, sạch, đẹp, an toàn

0,9 7,0 43,0 49,1 5 Cán bộ giáo viên sắp xếp bài trí phòng làm việc an toàn,

khoa học, gọn gàng, sạch sẽ

0 5,9 56,4 37,7 6 Học sinh giữ vệ sinh lớp học 0,6 10,8 50,6 38,0

Tổng 0,5 8,4 47,8 43,3

Bảng 2.6 cho thấy các nội dung xây dựng không gian cảnh quan sư phạm được đánh giá ở mức cao, ĐTB = 3,34; ĐLC = 0,45. 91,1% giáo viên và cán bộ QL được hỏi đánh giá các nội dung xây dựng không gian cảnh quan sư phạm ở mức “khá” và “tốt”.

Trong 5 nội dung, các nội dung liên quan đến trưng bày trong nhà trường được đánh giá ở mức thấp nhất. Nội dung “Trưng bày các khẩu hiệu về VH ứng xử trong nhà trường” được 12,9% người được hỏi đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình. Tương tự, nội dung “Trưng bày nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường ở vị trí dễ quan sát” cũng được 10,3% đánh giá ở mức trung bình hoặc thấp hơn.

Trong khi đó, các biểu hiện không gian cảnh quan sư phạm thể hiện qua hành động của giáo viên và học sinh lại được đánh giá tích cực hơn rõ rệt. Trong đó, trang phục phù hợp với VHNT là nội dung được đánh giá cao nhất: 94,8% đánh giá ở mức khá trở lên. Tiếp đến là nội dung “Cán bộ giáo viên sắp xếp bài trí phòng làm việc an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)