Thi hành án hình sự ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án hình sự từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 31)

1.3.1. Liên bang Nga

Sau khi Liên xô sụp đổ (1991), tổ chức và hoạt động THAHS ở Liên bang Nga có nhiều thay đổi. Bộ luật THAHS của Liên bang Nga được Duma quốc gia Nga thông qua ngày 18-12-1996, Thượng viện Liên bang Nga phê chuẩn ngày 25-12-1996, Tổng thống ký lệnh công bố ngày 05-01-1997.

Tổng cục THAHS Liên bang Nga được thành lập trực thuộc thuộc Bộ Tư pháp. Tổng cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng do Tổng thống bổ nhiệm, miễn nhiệm. Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê chuẩn Quy chế hoạt động của cơ quan THAHS Liên bang. Tổng thống Liên bang Nga quyết định biên chế và kinh phí, quỹ lương của cơ quan THAHS Liên bang. Lĩnh vực THAHS của Liên bang Nga được thực hiện theo hướng áp dụng các quy định của Liên hiệp quốc, châu Âu và đạt được những sự tiến bộ lớn. Cải cách thực hiện theo hướng dân sự hóa, chuyển trại giam từ Bộ Nội vụ (Bộ Công an) về Bộ Tư pháp quản lý, bảo đảm ngày càng tốt hơn các điều kiện cho người phải chấp hành án phạt tù cả về vật chất, tinh thần và đặc biệt quan tâm tới vấn đề tái hòa nhập cộng đồng, hạn chế việc tái phạm tội đối với người đã chấp hành án.

Theo Bộ luật THAHS Liên bang Nga và Điều lệ Cơ quan THAHS Liên bang, Tổng cục THAHS Liên bang Nga thuộc Bộ Tư pháp, có các chức năng: kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong THAHS; quản lý những người bị tạm giữ, tạm giam do có hành vi phạm tội và những người đã bị xét xử đang cải tạo; kiểm tra việc thi hành án treo và những người được hoãn thi hành án. Đứng đầu cơ quan THAHS Trung ương của Liên bang Nga là Tổng cục trưởng; có 6 Phó Tổng cục trưởng, trong đó có 01 Phó Tổng cục trưởng thứ nhất. Tổng cục có 17 Cục và đơn vị trực thuộc. Thủ trưởng các Cục do Tổng thống bổ nhiệm và bãi miễn theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trừ trường hợp pháp luật của Liên bang có quy định khác. Ở địa phương, Thủ trưởng các cơ quan THAHS của các chủ thể của Liên bang cũng do Tổng thống bổ nhiệm. Chế độ sinh hoạt trong các trại giam đã được cải thiện đáng kể. Số lượng tù nhân giảm so với trước đây do sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự (gọi tắt là BLHS) theo hướng tăng việc áp dụng các hình phạt khác khơng phải tù giam. Hệ thống nhà trẻ, bệnh xá trong các trại giam cũng được xây dựng. Hiện có trên 500 Trung tâm giám sát hình sự để theo dõi, giám sát

những người bị giam giữ. Việc cải cách thi hành án hình sự dựa trên các quy định của Liên hiệp quốc và châu Âu như: không giam giữ người phạm tội lần đầu cùng với người tái phạm để tránh việc phạm nhân có cơ hội trao đổi về thủ đoạn phạm tội; một số đối tượng chấp hành xong án phạt tù vẫn phải chịu sự giám sát hành chính, đặc biệt đối với những đối tượng phạm tội giết người, khủng bố, xâm phạm vị thành niên. Các trại giáo dưỡng cho người chưa thành niên phạm tội cũng được cải cách theo kinh nghiệm của Thụy Sĩ. Các trại giam chú trọng tạo điều kiện cho phạm nhân lao động sản xuất (khoảng 30% phạm nhân có việc làm); quan tâm vấn đề trang bị kiến thức cho phạm nhân; xây dựng các nhà thờ trong trại giam để bảo đảm quyền tín ngưỡng của phạm nhân (hiện nay có hơn 530 nhà thờ và 700 phòng cầu nguyện). Vấn đề tái hòa nhập cộng đồng của phạm nhân được quan tâm. Hướng sắp tới là thành lập các trung tâm phục hồi cho các đối tượng chấp hành xong án phạt tù. [4]

1.3.2. Cộng hoà Pháp

THAHS cũng như thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp thống nhất quản lý. Trong THAHS có hệ thống các cơ quan quản lý trại giam gồm: Cục Quản lý trại giam thuộc Bộ Tư pháp, Cục trưởng do Tổng thống bổ nhiệm. Ban quản lý các trại giam ở địa phương, Ban quản lý nhân lực. Ở địa phương có 9 phịng quản lý THAHS cấp vùng; 01 phịng quản lý trại giam của các tỉnh và hải ngoại. Quản giáo là lực lượng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cải tạo phạm nhân. Họ là những người không thuộc lực lượng vũ trang nhưng có hàm cấp như cơng chức trong lực lượng cảnh sát quốc gia. Các nhân viên khác tham gia hoạt động THAHS có: giám thị, nhân viên hỗ trợ xã hội, kỹ thuật viên, nhân viên hành chính. [3]

1.3.3. An-giê-ri

Hiện nay công tác THAHS tại An-giê-ri do Tổng cục quản lý trại giam và tái hòa nhập cộng đồng (gọi tắt là Tổng cục THAHS) quản lý. Bộ Tư pháp

chịu trách nhiệm quản lý về mặt hành chính, nhân sự và tài chính; Tịa án và Viện Cơng tố chịu trách nhiệm về nghiệp vụ thi hành án (giam giữ, cải tạo và tái hịa nhập cộng đồng). Tổng cục THAHS gồm có một Tổng cục trưởng và 4 trợ lý (tương đương Cục trưởng), Chánh Thanh tra thi hành án (là công tố hoặc thẩm phán), 5 Trưởng ban và 17 Phó trưởng ban. Tổng cục THAHS có 5 Ban: (1) Ban cơng tác quản giáo; (2) Ban an ninh thông tin; (3) Ban đào tạo (tổ chức học tập, dậy nghề cho phạm nhân và tái hòa nhập cộng đồng); (4) Ban tổ chức và phát triển nhân lực; (5) Ban tài chính và hậu cần; (6) Trường đào tạo quản lý trại giam. Hệ thống tổ chức các trại giam hiện nay gồm 140 trại giam, được phân ra các loại trại, trường và trung tâm như sau: các trại giam dành cho phạm nhân có mức án trên 5 năm; các trại dành cho phạm nhân có mức án dưới 2 năm tù; các trại giam dành cho phạm nhân có mức án từ 2 đến 5 năm tù; các trại giam mở (thực hiện giam giữ kết hợp với lao động, sản xuất, học tập đối với phạm nhân tiến bộ, có nghề và phạm nhân phạm tội về kinh tế); các trại giam dành riêng cho phụ nữ; Trung tâm giáo dưỡng trẻ em từ 13 đến 18 tuổi; các trung tâm xúc tiến dịch vụ hỗ trợ sau khi ra tù, tái hòa nhập cộng đồng. Lực lượng canh gác bảo vệ và đảm bảo an toàn các trại giam được tổ chức theo chế độ vũ trang dân sự, có cấp hàm sỹ quan, hạ sỹ quan do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.

An-giê-ri đặt ra mục tiêu cải cách việc giam giữ và cải tạo phạm nhân bao gồm việc oàn thiện hệ thống pháp luật trong giam giữ cải tạo; cải thiện điều kiện giam giữ; nâng cao giá trị nhân phẩm con người trong giáo dục cải tạo; hồn thiện chính sách, chương trình tái hịa nhập; tăng cường cơ sở vật chất cho các trại giam. [3]

1.3.4. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Theo các quy định của pháp luật hiện hành nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa thì việc THAHS do các cơ quan khác nhau quản lý và thực hiện

tùy thuộc vào loại hình phạt mà cơ quan quản lý sẽ là TAND tối cao, Bộ Công an hay Bộ Tư pháp. TAND tối cao quản lý việc thi hành các bản án do các cấp tịa án thi hành, đó là tịa các bản án tử hình cho thi hành ngay, các bản án tước quyền về chính trị, tịch thu tài sản: do Tịa án thi hành. Bộ Cơng an quản lý việc thi hành các bản án cải tạo không giam giữ, án treo, án tạm thời thi hành bên ngồi nhà tù, phóng thích trước thời hạn; Tạm giam hình sự, tù có thời hạn với thời gian cịn lại dưới 1 năm, áp dụng cùng cải tạo không giam giữ, tạm giam trước khi bị kết án. Việc thi hành các bản án tù có thời hạn mà thời gian cịn lại trên 1 năm, tù chung thân, tử hình nhưng cho tạm dừng thi hành án, tước quyền chính trị nhưng áp dụng cùng với hình phạt tù đều Bộ Tư pháp quản lý.

Trước năm 1983, nhà tù do Bộ Công an quản lý. Bộ Tư pháp chuyển sang quản lý từ năm 1983 đến nay. Khi chuyển giao, cán bộ, tài sản và cơ sở vật chất của các nhà tù được chuyển giao tồn bộ, khơng có ngoại lệ. Mọi cấp bậc, chức vụ và các chế độ đãi ngộ, bao gồm đồng phục, lương bổng, các khoản chi phí thường xuyên khác được giữ nguyên.

Qua tìm hiểu tổ chức và hoạt động THAHS ở một số quốc gia cho thấy mỗi quốc gia có cách tổ chức thi hành án riêng, có nước, hệ thống cơ quan thi hành án nằm trong Bộ Tư pháp, do Bộ Tư pháp quản lý, có nước do Tịa án quản lý, có nước do Bộ Cơng an quản lý, cũng có nước, việc THAHS được giao cho nhiều cơ quan thực hiện, trong đó có cả cơ quan thuộc lực lượng vũ trang… tùy thuộc vào hình phạt mà Tịa án đã tuyên. Tuy nhiên, xu thế chung của nhiều nước là THAHS dần được chuyển cho cơ quan tư pháp, do Bộ Tư pháp quản lý. [11]

Kết luận chương 1

- THAHS là việc đưa ra thi hành, đảm bảo tính nghiêm minh và thực thi của một bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.

- Đây là hoạt động hành chính – tư pháp mang tính quyền lực Nhà nước; được xem là khâu cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án, sau quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, nếu một bản án có hiệu lực pháp luật khơng thi hành thì tồn bộ hoạt động của tất cả các q trình trước đây trở thành vơ giá trị.

Chính vì vậy, việc đảm bảo hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định của Tòa án là một u cầu rất quan trọng, bởi nó đảm bảo tính thực thi của pháp luật, đảm bảo việc giáo dục cảm hóa tư tưởng, giáo dục nhân cách cũng như góp phần ngăn ngừa chung và tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng cho bị án sau khi chấp hành xong hình phạt.

- THAHS có những đặc điểm, nguyên tắc riêng biệt so với các ngành luật khác và THAHS ở Việt Nam cũng có những đặc điểm khác so với THAHS của một số quốc gia trên thế giới.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án hình sự từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)