Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án hình sự từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 62)

3.2.1. Những hạn chế, vướng mắc

Trong quá trình thực hiện Luật THAHS năm 2010, từ thực tiễn huyện Hóc Mơn có thể thấy một số hạn chế, vướng mắc cụ thể dưới đây.

3.2.1.1. Đối với người bị kết án đang bị giam:

- Trong hồ sơ thi hành án, đôi khi không đảm bảo thời hạn tống đạt quyết định thi hành hình phạt tù giam đối với bị án đang giam vì khi vừa hết thời hạn kháng cáo, thời hạn kháng nghị của VKSND huyện Hóc Mơn thì Cơ quan THAHS Cơng an huyện Hóc Mơn tiến hành chuyển bị án đi nơi khác hoặc đưa bị án đến Cơ quan THAHS Công an cấp cao hơn do nhà tạm giữ nhỏ nhưng số lượng bị can, bị cáo quá đông, nên việc giao cho bị án quyết định thi hành án, bản án không đảm bảo.

-Cơ sở vật chất hiện chưa thể đáp ứng được nhu cầu quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân để phục vụ công tác thi hành án phạt tù.

- Đội ngũ cán bộ phụ trách công tác thi hành án phạt tù tại Nhà tạm giữ phải kiêm nhiệm nhiều mặt công tác khác nhau, so với định mức biên chế còn thiếu nhiều, đặc biệt còn thiếu cán bộ quản giáo nữ; đa số chưa qua đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý giam giữ, nên đã gây khó khăn cho việc khám xét, kiểm tra vật cấm.

- Tình trạng phạm nhân vi phạm nội quy của Nhà tạm giữ vẫn còn phổ biến như: Đánh nhau với phạm nhân khác hay mang vật cấm vào buồng giam giữ và buôn bán vật cấm…

- Đồng thời, theo quy định về giáo dục và tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù trở về hòa nhập cộng đồng thì việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác giáo dục phạm nhân chưa đảm bảo đủ thời gian.

3.2.1.2. Đối với người bị kết án đang tại ngoại

- Khó xử lý vì chưa có hướng dẫn đối với trường hợp bị án tại ngoại nhưng bị án khơng cịn cư trú trên địa bàn huyện Hóc Mơn mà TAND huyện Hóc Mơn nhận ủy thác từ Tịa án khác để ra quyết định thi hành án.

- TAND huyện Hóc Mơn phải tiến hành xác minh làm rõ nội dung yêu cầu qua nhiều khâu, nhiều cơ quan trước khi giải qút u cầu xin hỗn thi hành án thì nên thời hạn giải quyết yêu cầu xin hoãn thi hành án cho bị án không đảm bảo đúng theo quy định.

- UBND xã, thị trấn không quản lý những đối tượng hoãn thi hành án theo quy định của pháp luật, để họ tự do đi lại, thậm chí ra nước ngồi (chỉ quản lý đối với trường hợp nào có dấu hiệu phạm tội mới hay có hành vi vi phạm pháp luật).

3.2.1.3. Đối với những người thi hành án treo:

- Việc chuyển giao hồ sơ thi hành án chậm trễ. Cơ quan THAHS Cơng an huyện Hóc Mơn bàn giao hồ sơ thi hành án treo, cải tạo không giam giữ cho UBND xã, thị trấn quản lý chưa đúng thời gian quy định.

- Việc quản lý vẫn còn lỏng lẻo đối với người phải chấp hành án treo. Trên thực tế việc quản lý, giám sát, giáo dục của UBND xã, thị trấn đối với những trường hợp hưởng án treo chỉ trên giấy tờ.

- Công tác kiểm sát việc thi hành án treo tại Cơ quan THAHS Cơng an huyện Hóc Mơn và UBND xã, thị trấn cịn lỏng lẻo.

- Trường hợp người hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ, việc xử lý vẫn còn yếu.

- Đơi khi cịn chưa phù hợp quy định pháp luật về việc rút ngắn thời gian thử thách án treo.

3.2.1.4. Trong việc ủy thác thi hành án

Trong thời hạn 07 ngày khi bản án phát sinh hiệu lực pháp luật, thì TAND huyện Hóc Mơn phải ra qút định thi hành các bản án, quyết định do mình xét xử sơ thẩm hoặc bản án, quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm xét xử lại bản án sơ thẩm của TAND huyện Hóc Mơn.

- Trường hợp bị án có hộ khẩu thường trú ở huyện Hóc Mơn nhưng đang cư trú, sinh sống ở nơi khác.

Nếu TAND huyện Hóc Mơn thực hiện ra qút định ủy thác thi hành án cho Tòa án nơi mà bị án đang cư trú, sinh sống; nhưng theo báo cáo của cơ quan có thẩm quyền, Tịa án nhận ủy thác phát hiện bị án khơng cịn cư trú trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Tịa án mình sau khi đã ra quyết định thi hành án thì hậu quả xảy ra là quyết định thi hành án này xử lý như thế nào? và hiệu lực của nó ra sao vì Tịa án nhận ủy thác khơng thể thực hiện được mà phải hoàn trả lại hồ sơ ủy thác cho TAND huyện Hóc Mơn đã ủy thác đến để ra quyết định thi hành án theo thẩm quyền.

-Trường hợp bị án có hộ khẩu thường trú ở nơi khác nhưng đang cư trú trên địa bàn huyện Hóc Mơn.

Theo quy định, TAND huyện Hóc Mơn ra quyết định thi hành án nhưng sau khi có báo cáo của cơ quan có thẩm quyền là bị án hiện khơng cịn cư trú trên địa bàn huyện Hóc Mơn, đi đâu khơng rõ.

Vì vậy, dựa vào cơ sở bị án có hộ khẩu thường trú ở nơi khác, TAND huyện Hóc Mơn phải ra quyết định ủy thác đi và khi Tòa án nhận ủy thác ra quyết định thi hành án thì theo báo cáo của cơ quan có thẩm quyền, Tịa án nhận ủy thác cũng lại phát hiện bị án khơng cịn cư trú trên địa bàn thuộc thẩm quyền của mình, đi đâu khơng rõ.

Tương tự quyết định thi hành án này xử lý như thế nào và hiệu lực của nó ra sao?

3.2.1.5. Trong việc xóa án tích

Người xin xóa án tích khơng thực hiện hết việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các qút định khác của bản án;

Cụ thể là, do luật không quy định về thời gian từ thời điểm hết thời hiệu thi hành phần hình phạt bổ sung hay các quyết định khác của bản án đến thời điểm xin xóa án tích thỏa mãn thời gian theo quy định của pháp luật về việc xóa án tích nên khơng thể giải qút được; nếu bắt họ thi hành lại thì thời hiệu xóa án tích lại phải tính lại từ đầu.

BLHS năm 2015 ban hành đã khắc phục được hạn chế trên, tuy nhiên quy định cũng chưa thật sự rõ ràng và vẫn còn nhiều tranh cãi.

Cụ thể, BLHS năm 2015 ban hành, việc áp dụng quy định tại Điều 70 BLHS năm 2015 về đương nhiên được xóa án tích có hai quan điểm khác nhau về vấn đề trên:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng: người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính mà khơng phạm tội trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015, cịn các hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án họ có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, chỉ cần trước ngày phạm tội mới.

-Quan điểm thứ hai cho rằng: người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu kể từ ngày chấp hành xong tồn bộ bản án mà khơng phạm tội mới trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015.

Xuất phát từ thực tế trên, TAND tối cao đã ban hành công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07 tháng 4 năm 2017để giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ, trong đó có nhận định trong hai quan điểm trên, quan điểm thứ nhất là đúng.

Như vậy, so với quy định tại khoản 2 Điều 64 BLHS năm 1999, quy định tại khoản 1 Điều 70 BLHS năm 2015 là quy định mới có lợi cho người phạm tội, được áp dụng kể từ ngày 01/7/2016.

3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trên đây gồm: Thứ nhất, về bố cục sắp xếp các nội dung của Luật THAHS có liên quan đến các chế định về chế độ của phạm nhân.

Tại Mục 1 Chương III, việc sắp xếp các điều bị bất hợp lý. Điều 21 quy định về Quyết định thi hành án phạt tù, Điều 22: Thi hành quyết định thi hành án phạt tù nhưng Điều 23, Điều 24 lại quy định về hỗn chấp hành án phạt tù. Sau đó, các Điều 25, 26, 27, 28, 29 và Điều 30 là những chế định trong quá trình thi hành án phạt tù. [32]

Thứ hai, đối với quy định về hoãn chấp hành án phạt tù

- Trường hợp hỗn chấp hành hình phạt tù hay tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với với người bị phạt tù đang bị bệnh nặng thì luật quy định như sau:"… phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên…". Quy định này theo Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT/BCA-BQP-BYT-TANDTC- VKSNDTC ngày 18/05/2006 của Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Y tế, TAND tối cao, VKSND tối cao và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 61, Điều 62 BLHS 1999 (nay là điều Điều 67, Điều 68 BLHS 2015). Hai văn bản nói trên đã tạo ra sự thiếu thống nhất trong nhận thức, dẫn đến việc áp dụng một cách tùy tiện do không nêu rõ "kết luận" là một văn bản kết luận riêng của bệnh viện cấp tỉnh trở lên hay bằng nội dung kết luận trong bệnh án điều trị.

Vì khơng có quy định nào bắt buộc phải cung cấp văn bản kết luận riêng cho bệnh nhân điều trị của bệnh viện cấp tỉnh trở lên nên hiện nay đều sử dụng kết luận trong bệnh án điều trị tại bệnh viện cấp tỉnh trở lên cho hầu

hết các trường hợp xin hỗn, tạm đình chỉ thi hành án. Do quy định, hướng dẫn về căn cứ để xét hoãn chấp hành án đối với trường hợp bệnh nặng chưa cụ thể, dẫn đến việc áp dụng chưa được thống nhất trong hoãn, thi hành án phạt tù.

TAND tối cao chưa có hướng dẫn thế nào là sức khỏe đã hồi phục (hay được hồi phục), mới chỉ hướng dẫn các trường hợp bị bệnh nặng được hoãn chấp hành hình phạt tù. Vậy khi lý do hỗn vì “sức khỏe” đã hết, căn cứ quan trọng làm cơ sở để Tòa án ra quyết định thi hành án phạt tù là có xác nhận người bị kết án đã hồi phục sức khỏe và có đủ sức khỏe để chấp hành hình phạt tù nhưng hiện khơng có quy định về Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền xác nhận. Điều này gây khó khăn cho cơng tác hỗn thi hành án phạt tù.

Thứ ba, cán bộ làm công tác quản lý về THAHS tại cơ quan Cơng an huyện Hóc Mơn nhiều nhưng khơng chuyên sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý đối tượng.

Ngồi ra, cơng tác thi hành án phạt tù thực hiện bị phân tán ở nhiều cơ quan khác nhau.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ làm cơng tác THAHS tại TAND huyện Hóc Mơn cịn mỏng (chỉ một người), chưa đáp ứng hết yêu cầu nhiệm vụ công tác này.

Mặt khác; ở một số nơi, tại các địa phương trong huyện nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động thi hành án phạt tù còn hạn chế, vẫn coi đó là hoạt “bổ trợ”, là hoạt động phụ của các cơ quan tư pháp nên chưa được đầu tư đúng mức.

Thứ năm, công tác quản lý, theo dõi phạm nhân kém hiệu quả, còn

chồng chéo do một số trại giam sau khi tiếp nhận phạm nhân có lập danh sách chuyển TAND huyện Hóc Mơn nhưng về cơ bản là không đầy đủ và thiếu kịp thời nên trên thực tế đã tồn tại tình trạng là sau khi ra quyết định thi hành án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án hình sự từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)