Thi hành án hình sự theo Luật thi hành án hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án hình sự từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 40)

2.2.1. Những quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2010

Luật THAHS năm 2010 được ban hành đánh dấu bước phát triển quan trọng trong THAHS. Theo quy định của Luật này, nội dung của việc THAHS gồm thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân,

cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, biện pháp tư pháp; quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong THAHS. Luật cũng ghi nhận các nguyên tắc THAHS nhằm bảo đảm THAHS đúng mục đích, có hiệu quả và thực hiện đúng đắn và đầy đủ chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta trong trừng trị và giáo dục cải tạo người phạm tội. Trước yêu cầu của cải cách tư pháp, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp, Luật quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong THAHS gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các hành vi của người phải chấp hành án và những người có liên quan (Phá huỷ cơ sở quản lý giam giữ phạm nhân; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi quản lý phạm nhân; Không chấp hành quyết định THAHS; Tổ chức, kích động, xúi giục, lơi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về THAHS...). Nhóm thứ hai là các hành vi của cán bộ tư pháp là người có thẩm quyền trong THAHS (không ra quyết định THAHS; không thi hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật. Đưa, nhận, môi giới hối lộ, sách nhiễu trong THAHS. Tha trái pháp luật người đang bị giam, người bị áp giải thi hành án; Xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án...)

Về hệ thống tổ chức THAHS:, Luật quy định có 3 loại. Thứ nhất là cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng. Thứ hai là cơ quan THAHS. Thứ ba là cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS.

Với vai trò là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, Tịa án có nhiệm vụ ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình; ra quyết định hỗn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù; miễn giảm thời hạn chấp hành án; xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người chấp hành án tử hình; gửi các bản án, quyết định và thực hiện chế độ

thống kê, báo cáo về thi hành án hình sự. Việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong THAHS do cơ quan Viện kiểm sát thực hiện.

Về thi hành án phạt tù, Luật quy định về việc ra quyết định thi hành án phạt tù, thi hành quyết định thi hành án phạt tù; thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù, thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù; hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù; chế độ tiếp nhận, quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân; thơng báo tình hình chấp hành án và phối hợp với gia đình phạm nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục, cải tạo phạm nhân; trả tự do cho phạm nhân và thi hành quyết định tiếp nhận, chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù. Các quy định về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, bảo đảm tính nhân đạo, sự phát triển bình thường cả về thể chất lẫn tinh thần cho họ cũng được quy định cụ thể. Thực hiện bắt buộc học chương trình tiểu học, phổ cập trung học cơ sở và học nghề.

Một trong những điểm mới của Luật THAHS là việc thay đổi hình thức thi hành án tử hình. Theo luật mới thay vì xử bắn như hiện nay, người chấp hành án tử hình sẽ bị tiêm thuốc độc. Thi hành quyết định thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ là nhiệm vụ của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án; nghĩa vụ của người chấp hành án, thực hiện việc kiểm điểm người chấp hành án, bổ sung hồ sơ thi hành án và trách nhiệm của gia đình người chấp hành án Luật đã quy định giao cho Trưởng Cơng an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Tịa án tun hình phạt cảnh cáo và được thi hành ngay tại phiên tịa.

Ngồi ra một số nội dung khác như bảo đảm điều kiện cho hoạt động THAHS; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong THAHS; nhiệm vụ, quyền hạn của

cơ quan nhà nước trong quản lý công tác THAHS cũng được quy định rất cụ thể để dễ áp dụng.

2.2.2. Thi hành án hình sự trên địa bàn cấp huyện theo Luật thi hành án hình sự năm 2010

2.2.2.1. Vai trò của Tòa án nhân dân cấp huyện

Hiện nay có một số quan điểm khác nhau về thẩm quyền của Tịa án trong THAHS. Có quan điểm cho rằng THAHS khơng phải là một công tác chủ yếu của Tịa án mà đó chỉ là những việc liên quan đến Tịa án; có quan điểm cho rằng THAHS là một trong những cơng tác chủ ́u của Tịa án; có quan điểm cho rằng THAHS là việc chung của nhiều cơ quan tư pháp mà khơng phải của riêng Tịa án. Thực tế thì hiện nay cũng không phân định rõ rệt cơ quan tư pháp nào có chức năng "chủ trì" trong THAHS được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Do đó mỗi quan điểm trên đều đưa ra những lập luận riêng để bảo vệ quan điểm của mình. Nhưng xét về góc độ thực tiễn thì trong trường hợp có nhiều bị cáo, có nhiều loại hình phạt được áp dụng hoặc có nhiều qút định về dân sự, về hình phạt bổ sung trong một bản án, qút định về hình sự thì có thể sẽ do nhiều cơ quan thi hành.

Ngồi thẩm quyền xét xử, Tịa án cịn có các thẩm quyền khác trong hoạt động THAHS như:

-Ra quyết định THAHS hoặc quyết định ủy thác THAHS. -Ra qút định hỗn hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù;

- Quyết định giảm thời gian chấp hành hình phạt tù hoặc miễn chấp hành hình phạt tù;

-Quyết định việc giảm thời gian thử thách của án treo;

-Qút định xố án tích hoặc cấp giấy chứng nhận xố án tích;

- Theo dõi việc đưa người bị phạt tù giam vào trại giam để thi hành án hoặc theo dõi việc thi hành án của những người bị kết án mà Tịa án đã giao

cho chính quyền địa phương nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ quan tổ chức nơi người bị kết án làm việc.

- Xem xét việc miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt, án phí;…

Bước phát triển lớn trong lịch sử lập pháp của nước ta là việc ban hành Luật THAHS, về hình thức thì Luật THAHS giá trị pháp lí cao hơn pháp lệnh, về nội dung thì Luật THAHS quy định chặt chẽ, chi tiết về trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định và trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan THAHS.

2.2.2.2. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

VKSND cấp huyện thì chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của Tịa án; cơ quan THAHS Cơng an huyện; các cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ THAHS; những người có thẩm quyền; cơ quan, tổ chức hay cá nhân có liên quan trong việc THAHS.

Trình tự, thủ tục ra quyết định thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện thực hiện các quyết định thi hành án của Tòa án.

2.2.2.3. Vai trò của cơ quan thi hành án hình sự cơng an cấp huyện Trình tự, thủ tục ra quyết định thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án

nhân dân cấp huyện, Cơ quan THAHS Công an cấp huyện chỉ thực hiện quyết định, không phải Cơ quan THAHS Công an cấp huyện thực hiện hết tất cả các quyết định của Tòa án trong hoạt động THAHS mà chỉ thực hiện một số loại quyết định thi hành án như: quyết định thi hành hình phạt tù giam, hình phạt cải tạo khơng giam giữ và hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Bên cạnh việc thực hiện các quyết định thi hành án của TAND cấp huyện, Cơ quan THAHS sự Công an cấp huyện còn thực hiện các quyết định thi hành án khác của TAND cấp tỉnh, thành phố; cấp độ nghiên cứu của Luận văn chỉ nghiên cứu việc thực hiện các quyết định thi hành án của TAND cấp huyện.

2.2.2.4. Vai trò của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong hoạt động thi hành án trên địa bàn cấp huyện

UBND cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật THAHS cụ thể như sau:

- Đối với bị án tại ngoại thi hành hình phạt tù giam đang được hỗn thi hành án thì theo quy định tại khoản 3 điều 24 Luật THAHS thì người được hỗn thi hành án khơng được đi khỏi nơi cư trú, nếu không được sự đồng ý của UBND cấp xã.

- Đối với hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo hay hình phạt cải tạo khơng giam giữ theo quy định thì nhiệm vụ của UBND cấp xã được giao là giám sát, giáo dục người chấp hành án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án hình sự từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)