án hình sự năm 2010
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, hệ thống tư pháp của chế độ thực dân phong kiến bị xóa bỏ, hệ thống tư pháp của Nhà nước dân chủ nhân dân được thiết lập. Trong lĩnh vực THAHS, Nghị định số 37-TP, ngày 30-11-1945, của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc quản lý THAHS do Bộ Tư pháp đảm nhận. Trong cơ quan Bộ Tư pháp có Phịng giám đốc việc quản trị các nhà lao và giáo dục tù nhân. Các trại giam được xây dựng để người phạm tội chấp hành các bản án, quyết định phạt tù của Tòa án, bảo đảm cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh. Ở cấp trung ương, trên cơ sở tiếp nhận, cải tạo hệ thống nhà tù của chế độ cũ, đã thành lập 3 trại giam là Hỏa Lị (Hà Nội), Kỳ Sơn (Hịa Bình) và n Định (Thanh Hóa) do Nha Cơng an (thuộc Bộ Nội vụ) quản lý. Ở địa phương, Công an các tỉnh cũng được lập trại giam. Về tổ chức trại giam, Sắc lệnh số 150-SL, ngày 07-11-1950 của Chủ tịch nước quy định Bộ Nội vụ trách nhiệm tổ chức và quản lý các trại giam trong toàn quốc.
Trong hoàn cảnh kháng chiến chống Pháp, để thi hành Sắc lệnh nói trên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 181/NV-TP, ngày 12-6-1951, quy định cụ thể về tổ chức và quản lý các trại giam. Ban hành kèm theo Nghị định này là Quy tắc về tiếp nhận, tha, phân loại phạm nhân, chế độ sinh hoạt phạm nhân, sổ sách theo dõi phạm nhân. Cùng ngày 12-6-1951, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp ban hành Thơng tư số 176/NV-TP giải thích về tổ chức và quản lý các trại giam. Theo văn bản này, các trại giam đặt ở địa phương nào thì Ủy ban kháng chiến hành chính cấp
tỉnh ở địa phương đó sẽ trực tiếp quản lý. Trong những trường hợp các tỉnh bị địch uy hiếp có thể có hai trại giam là trại giam nhỏ và trại giam lớn. Trại nhỏ là để giam giữ những người giam cứu, còn trại lớn là để giam những phạm nhân đã thành án. Ngồi ra, mỗi Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu có thể thành lập một trại giam riêng để giam giữ chính trị phạm và những người có qút nghị đưa đi an trí hoặc những phạm nhân nguy hiểm, hung dữ, không chịu cải tạo.
Sau lần cải cách tư pháp 1950 (Sắc lệnh số 85/SL ngày 22-5-1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng), ngày 23-11-1952, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Quyết nghị số 26/NQ/TW về cơng tác Cơng an, trong đó chỉ rõ việc quản trị trại giam, giáo dục, cải tạo phạm nhân được chuyển giao từ Bộ Nội vụ và Ủy ban Kháng chiến hành chính cấp tỉnh sang ngành Cơng an. Đầu năm 1953, Sắc lệnh số 141-SL đã quy định đổi Nha Công an thành Thứ Bộ Công an. Tháng 8-1953, Hội đồng Chính phủ qút định đổi Thứ Bộ Cơng an thành Bộ Cơng an trực thuộc Hội đồng Chính phủ, mà một trong các nhiệm vụ của Bộ này là quản lý thi hành án phạt tù. Hệ thống trại giam thời kỳ này được phân thành hai cấp quản lý là cấp bộ và cấp tỉnh. Cấp bộ phân công Vụ Chấp pháp quản lý những người đã bị kết án tù thuộc loại phản cách mạng, nguy hiểm; cấp tỉnh do Ty Công an (nay là Công an tỉnh) quản lý, giam giữ những người bị kết án tù, bao gồm cả những người bị quyết nghị đưa đi an trí, phục vụ cho cơng tác trấn áp, khai thác, phục vụ đấu tranh phịng, chống tội phạm và cải hốn phạm nhân.
Sau khi miền Bắc được giải phóng, năm 1954 trong Bộ Cơng an đã thành lập Cục lao cải. Chức năng quản lý các trại giam được chuyển từ Vụ chấp pháp sang Cục lao cải. Sau khi có Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức Tịa án nhân dân năm 1960 được ban hành quy định cơ quan Cơng an có nhiệm vụ thi hành các khoản hình phạt trong những bản án và quyết định hình
sự, trừ những khoản phạt tiền. Khi Pháp lệnh Cảnh sát nhân dân năm 1962 ra đời, việc tổ chức, quản lý công tác thi hành án phạt tù được giao cho lực lượng Cảnh sát nhân dân. Lúc này Cục lao cải được đổi thành Cục Cảnh sát trại giam. Trước yêu cầu mới, Chính phủ đã quyết định chuyển giao việc quản các trại giam từ các Ty Công an về Bộ Công an quản lý. Trong những năm 70 của thế kỷ trước, nhiều văn bản pháp luật quy định về hoạt động THAHS hoặc liên quan đến công tác THAHS đã được ban hành như Thơng tri 561/TA ngày 05-12-1970 của Tịa án qn sự trung ương, Chỉ thị số 138-KC1 ngày 13-02-1974 của Bộ Công an, Chỉ thị số 07/TATC ngày 12-3-1974 của TAND tối cao, Chỉ thị số 31/CT ngày 17-5-1974 của VKSND tối cao, Pháp lệnh số 115/LCT ngày 02-12-1978 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 250/CP của Hội đồng Chính phủ quy định về tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Chỉ thị số 02 của Bộ Nội vụ về phân cấp quản lý trại giam, Thông tư liên ngành số 03/TT-LB của TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Luật tổ chức TAND về thi hành hình phạt tử hình; Bộ luật tố tụng hình sự (gọi tắt là BLTTHS) năm 1988, Chỉ thị số 123/BNV của Bộ Nội vụ về tăng cường quản lý, cải tạo phạm nhân.
Ngày 28/8/1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự được ban hành, theo đó, chấp hành viên thi hành án dân sự có trách nhiệm thi hành phần dân sự trong các quyết định, bản án hình sự. Ban Tư pháp xã được phân cấp thi hành các khoản thu từ 500.000 đ trở xuống đối với án phí.
Sau khi có Hiến pháp 1992, Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 được ban hành, đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về THAHS kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hịa (1945) đến thời điểm đó. Pháp lệnh quy định thành lập các trại giam (cơ quan tổ chức thi hành án phạt tù), giao Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án phạt tù trong phạm vi cả nước. Những cơ quan giúp Chính phủ quản lý cơng tác thi
hành án phạt tù và tổ chức công tác thi hành án phạt tù là Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng. Một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 được ban hành ở giai đoạn này như Thông tư liên ngành số 03/TTLN, ngày 30-6-1993 của TAND tối cao và VKSND tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh thi hành án phạt tù. Thông tư số 11/TTLB Thông tư số 12/TTLB của Liên bộ Nội vụ - Quốc phịng- Tài chính- Y tế- Lao động- Thương binh xã hội, Quyết định số 458- BNV (V19) ngày 13-12-1993 của Bộ Nội vụ về quản lý nhà nước về công tác thi hành án phạt tù trong lực lượng Công an nhân dân, Quyết định số 07- BNV-(X13) ngày 18-01-1994 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thành lập Bệnh xá tại các trại giam …Việc thi hành các biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng do Bộ Công an thực hiện cđược quy định tại Nghị định số 52/2001/NĐ-CP, ngày 23-8-2001. Việc thi hành hình phạt cấm cư trú và quản chế (được quy định tại Nghị định số 53/2001/NĐ-CP) được giao cho chính quyền cấp xã, nơi người bị kết án đến cư trú thực hiện một số nhiệm vụ. Hình phạt trục xuất thì theo Nghị định số 54/2001/NĐ-CP, ngày 23-8-2001 do Bộ Cơng an thực hiện.
Sau khi có Nghị qút số 08-NQ/TW, ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đã có những thay đổi. Cơng tác quản lý các Tòa án địa phương từ Bộ Tư pháp được chuyển sang TAND tối cao, bỏ chức năng kiểm sát chung của VKSND ... Đối với ngành Công an, Nghị định số 136/2003/NĐ-CP, ngày 14-11-2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an giao Bộ Công an chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về THAHS, quản lý các trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, trại giam, nhà tạm giữ, quản chế hành chính, phối hợp
với bộ, ngành, Ủy ban nhân dân (gọi tắt là UBND) thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
BLTTHS năm 2003 đã quy định cụ thể cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, qút định của tịa án, theo đó: cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án và quyết định của toà án được quy định như sau: cơ quan cơng an thi hành hình phạt trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tham gia Hội đồng thi hành hình phạt tử hình; chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giáo dục, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ; việc thi hành hình phạt quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định do chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi thi hành án đảm nhiệm; cơ sở chuyên khoa y tế thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh; cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự. Nếu cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cơ quan cơng an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp. Việc thi hành bản án và quyết định của toà án quân sự do các tổ chức trong Quân đội đảm nhiệm, trừ hình phạt trục xuất. Các cơ quan thi hành án phải báo cho chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được thi hành; nếu chưa thi hành được thì phải nêu rõ lý do. Hoạt động THAHS ổn định về tổ chức và hoạt động cho đến khi ban hành Luật THAHS năm 2010.