1.3.1.1. Nghị định số 66/2008/NĐ-CP
Ngày 28/5/2008, Chính phủ đã ký Nghị định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với mục tiêu xác định rõ cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, được thực hiện bằng các hình thức phù hợp, biện pháp và nội dung hỗ trợ pháp lý mà các cơ quan nhà nước phải thực hiện để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và các chương trình theo nhu cầu của từng đối tượng được hỗ trợ, nhằm định hướng, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển dựa trên một nền tảng pháp lý ổn định, chắc chắn, bền vững, lâu dài.
Nghị định quy định hai phương thức hỗ trợ pháp lý của nhà nước đối với doanh nghiệp, đó là:
-Phương thức thứ nhất, hỗ trợ thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước. Đây là phương thức hỗ trợ thường xuyên được thực hiện thông qua 5 hình thức như: xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp; giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp và tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện pháp luật.
- Phương thức thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, bao gồm Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành và chương trình hỗ trợ pháp lý của Bộ, ngành và các địa phương. Phương thức này hỗ trợ được xác lập căn cứ vào thực trạng và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong mỗi thời kỳ, ở mỗi địa phương, được áp dụng ưu tiên cho các đối tượng khác nhau. Đây là phương thức giúp khai thác tốt các nguồn lực và sự tham gia của các chủ thể khác ngoài cơ quan nhà nước trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
1.3.1.2. Quyết định 844/QĐ-TTg
Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025"(đề án 844), tập trung vào các hoạt động như: xây dựng cổng thông tin hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp tại các bộ, ngành, địa phương; kết nối mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với quốc tế; ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật.
Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đến năm 2025 đã có những nội dung rõ ràng về pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo liên quan tới sử dụng kinh phí của Nhà nước để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Mục tiêu của đề án là đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng. Đến năm 2025, hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệpghiệpkhởiđổin mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư ma hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
Một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững gồm năm yếu tố cấu thành: nguồn cung là các viện nghiên cứu, trường đại học, các nhà khoa học; nguồn cầu là các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp; cơ sở dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp; các nhà đầu tư; cơ sở pháp lý, hệ thống pháp luật để bảo hộ, bảo vệ cho những nhà đầu tư, cá nhân khởi nghiệp. Một trong những kênh hỗ trợ chính là không gian làm việc chung cho hàng trăm doanh nghiệp.
1.3.1.3. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngày 12/6/2017, Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thêm cơ sở pháp lý cho việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Luật được thiết kế theo hướng các hỗ trợ trọng tâm chỉ tập trung cho 3 đối tượng doanh nghiệp, gồm Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập trên cơ sở chuyển ổiđ
từ hộ kinh doanh, Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Vềchính sách hỗ trợ cụ thể, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tiếp cận tín dụng, thuế, kế toán, hỗ trợ mặt bằng sản xuất; công nghệ, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật và khu làm việc chung, giúp mở rộng thị trường, hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp tùy vào ngành nghề cụ thể.
1.3.1.4. Quyết định số 585/QĐ-TTg ngày 05/5/2008
Trên cơ sở Nghị định 66/2008, Bộ Tư pháp đã xây dựng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 585/QĐ-TTg ngày 05/5/2008 (Chương trình 585) giai đoạn 2010- 2014 và Quyết định 2139/QĐ-TTg ngày 28/11/2014 giai đoạn 2015-2020, nhằm triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, phòng chống rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp là một bộ phận trong tổng thể các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp.
Tiếp đó, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 108/QĐ-BTP ngày 23/01/2017 và Công văn 1154/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 10/4/2017 về kế hoạch theo dõi thực hiện pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2017
được xác định là lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Bộ đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến hoạt động khởi nghiệp. Bộ Tư pháp cũng yêu cầu các bộ, ngành có liên quan cần tập trung rà soát, tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các bộ ngành. Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, doanh nghiệp khởi nghiệp để tổ chức hoạt động hỗ trợ là các doanh nghiệp hoạt động trong khoảng thời gian 02 năm tính từ thời điểm được thành lập, với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - thương mại, thông tin - truyền thông và xây dựng.