Điều kiện kinh tế xã hội và sự tác động đến việc thi hành pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 48)

hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp từ thực tiễn các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Việt Nam có tiềm năng khởi nghiệp rộng lớn từ một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo có quyết tâm khởi nghiệp cao, làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội, kết hợp với văn hóa khởi nghiệp, tư duy dám chấp nhận thất bại để trải nghiệm và học hỏi. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay.

Đã có nhiều Startup khởi đầu khá thành công, nhưng sau đó bị hụt hơi do thiếu kinh nghiệm, không có định hướng rõ ràng và rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn dẫn đến thất bại. Để phần nào khắc phục hạn chế này, trong hai năm 2016 – 2017, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam tổ chức khá nhiều buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm từ những người thành công cho các Startup.

Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức các chương trình chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp về công nghệ thông tin cho sinh viên các trường trên địa bàn Thành phố.

Trong xu hướng hiện nay, phần lớn giới khởi nghiệp cũng như những doanh nghiệp dựa vào công nghệ thông tin để khởi nghiệp, thường sử dụng hệ thống mạng Internet để phát triển. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp khởi nghiệp đã thành công khi đi ngược xu hướng đó, từ “kinh doanh hiện đại” chuyển sang “kinh doanh truyền thống”. Từ nền tảng cửa hàng Online được hình thành và thu hút người mua qua mạng. Tuy nhiên, nhận thấy xu hướng kinh doanh qua mạng có những hạn chế khó

phát triển mạnh, chủ cửa hàng đã dần chuyển sang kinh doanh truyền thống kết hợp kinh doanh qua mạng, mở cửa hàng cho khách đến xem và mua trực tiếp.

Những dự án khởi nghiệp trên đã chứng minh, không có một quy chuẩn nào cho khởi nghiệp thành công hay thất bại, mà sự sáng tạo của startup là nền tảng cho thành công. Nếu một ý tưởng hay, dự án hay thì các nhà đầu tư bên ngoài sẽ nắm bắt được ngay. Điều quan trọng là những người khởi nghiệp có được những kiến thức, kinh nghiệm gì để có thể nắm lấy cơ hội này để thu hút nguồn vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, Thành phố cần hỗ trợ mở các lớp dạy cho những người khởi nghiệp như định giá doanh nghiệp họ, kỹ năng đàm phán thương mại. Về mặt công nghệ, dự án, ý tưởng thì người khởi nghiệp phải lo, nhưng khi dồn sức vào công nghệ và sản xuất thì doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ thiếu kỹ năng đám phán với Quỹ đầu tư hoặc định giá quá thấp hoặc quá cao.

Với phong trào khởi nghiệp, nhất là trong giới trẻ đang phát triển, việc trang bị những kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp cho đối tượng này cần sớm thực hiện, nhất là khả năng đổi mới sáng tạo. Và một trong những ý tưởng ban đầu xuất phát từ chính trên ghế nhà trường cho sinh viên.

Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đã bắt đầu khoảng năm 2009, trước với việc hình thành một số doanh nghiệp khởi nghiệp trong các lĩnh vực thương mại điện tử, dạy học trực tuyến. Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển của cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo, mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp đang hình thành và hoạt động ngày càng hiệu quả, trong đó, nổi bật là vai trò của cố vấn khởi nghiệp vốn có từ lâu ở các nước, nay dần lớn mạnh và chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, mạng lưới nhà đầu tư cho công ty khởi nghiệp, bao gồm các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài làm cho nguồn lực về tài chính của các doanh nghiệp khởi nghiệp lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Đến nay hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam được xem là đã bao hàm đầy đủ các thành tố quan trọng như các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, vườn ươm, công viên nghiên cứu, mạng lưới các huấn luyện viên , nhà tư vấn, các cơ sở, đơn vị hỗ trợ

nghiên cứu và khởi nghiệp sáng tạo tại các trường đại học, viện nghiên cứu… thuộc cả khối tư nhân và Nhà nước.

Với vai trò là đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, hàng năm Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp khoảng 30% tổng thu ngân sách cả nước. Sản lượng công nghiệp thành phố chiếm khoảng 30% giá trị sản lượng toàn quốc và thu hút lượng lớn vốn FDI cho cả nước. Năng động, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế trở thành một truyền thống của người dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua tổng kết thực tiễn và chỉ đạo thực tiễn của Đảng và Nhà nước. Kết luận số 21-KL/TW ngày 24-10-2017 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 54/2017 ngày 24-11- 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh mở ra bệ phóng cho những đột phá mang tầm chiến lược về phát triển kinh tế, với mục tiêu xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh, hiện đại và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, một tầm nhìn dài hơi cho kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng nhanh và bền vững là vấn đề quan tâm của nhân dân cả nước. Đề án đô thị thông minh - đô thị công nghệ cao và thông minh, dựa trên mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức đang là hành trình đột phá chủ đạo của thành phố. Hướng đi này được đúc rút từ những cách làm mới, mô hình thí điểm trước đó của thành phố như khu chế xuất, công viên phần mềm, trung tâm công nghệ sinh học, khu công nghệ cao.

Với hệ sinh thái khởi nghiệp đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, có sự tham gia của nhiều trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, khu công nghệ cao có vị trí chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của khu đô thị sáng tạo phía đông thành phố. Khu công nghệ cao hiện thu hút thành công hơn 10 tập đoàn, công ty công nghệ vào đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao như Intel, Nidec, Jabil, Sonion, Sanofi, FPT, Nipro, Datalogic, Samsung,… Hàm lượng giá trị tạo ra từ nghiên cứu và phát triển (R&D) trong cơ cấu giá trị sản phẩm tăng dần, vượt gấp nhiều lần so với sản phẩm từ các khu công nghiệp cả nước.

Dự kiến đến năm 2020, khu công nghệ cao sẽ đóng góp khoảng 20% GDP của thành phố. Điểm nhấn của đề án xây dựng thành phố thông minh là xác định phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên dịch vụ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức, mà một trong những trọng tâm là phát triển thành công mô hình Khu đô thị sáng tạo tại phía đông của thành phố với tổng diện tích khoảng 22.000 ha thuộc ba quận 2, 9 và Thủ Đức. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nơi đây khá hiện đại, tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, có nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, cũng là nơi thu hút nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao, cụ thể như Khu Công nghệ cao tại quận 9, 12 trường đại học, sáu viện nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trên địa bàn quận Thủ Ðức, kết nối thuận tiện với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Qua đó cho thấy khu đô thị sáng tạo dựa trên hai trụ cột chính là Khu Công nghệ cao và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Việc hình thành Khu Đô thị sáng tạo kết nối chặt chẽ, hiệu quả các chức năng trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực trình độ cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, dịch vụ trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế và hỗ trợ tài chính, thương mại hiệu quả như trung tâm tài chính; trung tâm hội chợ, triển lãm, hình thành các chuỗi giá trị gia tăng từ khâu nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng, thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm phụ trợ, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ.

Khu đô thị sáng tạo sẽ trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của thành phố và khu vực. Điều này minh chứng cho khẩu hiệu năm 2018 của thành phố "Đổi mới - Sáng tạo để xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, hiện đại" quyết tâm thực hiện đạt hiệu quả cao các nội dung của bảy chương trình đột phá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X đề ra.

Tinh thần đột phá của thành phố mang tên Bác được minh chứng bằng những hành động quyết liệt, thi đua sớm hoàn thành những mục tiêu mang tính chiến lược

về phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như năm 2017 là năm đầu tiên thành phố công bố đề án xây dựng thành phố thông minh, thì năm 2018 với quyết tâm đổi mới - sáng tạo đã mở ra những cơ sở vững chắc trong hành trình xây dựng đô thị thông minh. Diễn đàn kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (HEF 2018) với chủ đề: "Kiến tạo đô thị sáng tạo, tương tác - Vai trò động lực của doanh nghiệp" HEF 2018 nhằm giới thiệu với các nhà đầu tư về kế hoạch xây dựng khu vực phía đông theo xu hướng đô thị sáng tạo. Đáng chú ý, sau thành công của Chương trình giao lưu văn hóa - thương mại các nước ASEAN tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuối năm 2018, thành phố đã chấp thuận chủ trương đổi tên gọi thành "Chương trình giao lưu văn hóa - thương mại quốc tế năm 2018", mở rộng đối tượng tham gia là các doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn thành phố và các doanh nghiệp ở các quốc gia đang quan tâm, có nhu cầu mở rộng thị trường tại Việt Nam.

Ngay từ những ngày đầu năm 2019, sinh khí đô thị thông minh được lan tỏa mạnh mẽ trong và ngoài nước qua việc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hàng loạt sự kiện hữu ích mang tầm thời đại. Thành phố là nơi đầu tiên sớm tổ chức hội thảo khoa học "Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo" hướng tới đề án xây dựng hệ sinh thái ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 - 2025, góp phần thực hiện thành công Đề án "Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025" và Đề án xây dựng khu đô thị sáng tạo.

Cuối quý I năm 2019, liên tục các đoàn giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng tâm do lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố trực tiếp đi kiểm tra, lắng nghe nguyện vọng và trực tiếp tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ dự án. Mở đầu là việc thị sát Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 với nguồn vốn gần 10 nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng bằng hình thức BT.

Hội nghị lần thứ 26 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Nét mới của kỳ họp này là đã dự báo được triển vọng hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong nhiệm kỳ, thể hiện trách

nhiệm của Đảng bộ thành phố với nhân dân, nhờ đó thực hiện các nhiệm vụ của quý II với quyết tâm cao hơn. Phát biểu đầy trách nhiệm này thể hiện tinh thần "Nói đi đôi với làm" về cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, có như vậy thành phố mới có thể hoàn thành chủ đề "Năm 2019 là năm đột phá thực hiện cải cách hành chính". Tiếp đó, tại kỳ họp thứ 13 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 8/4/2019 tiếp tục nhấn mạnh, việc tìm kiếm những giải pháp và thay đổi cách tiếp cận để thu hút các nhà đầu tư lớn đầu tư vào thành phố.

Tiến hành xác định từ 10 đến 15 nhà đầu tư lớn nước ngoài để mời gọi đầu tư vào các ngành chế tạo, dịch vụ trọng yếu. Thành phố chủ động cử các đoàn lãnh đạo đến một số quốc gia để gặp gỡ, mời gọi đầu tư; đưa ra những điều kiện cụ thể về quỹ đất, giá thuê đất, nguồn lực lao động... để thu hút các nhà đầu tư vào các dự án sản xuất và dịch vụ có quy mô lớn. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua tiếp tục tổ chức các hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ và công ty lớn của các quốc gia như Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Mỹ,... để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về lợi ích của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học để tìm kiếm các giải pháp mới phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2030 như: tổ chức Hội thảo khoa học nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) lần thứ 2 vào tháng 5/2019 để xây dựng chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo của thành phố. Với hành trình xây dựng đô thị thông minh, với điểm nhấn là khu đô thị sáng tạo, lãnh đạo thành phố đặt niềm tin trở thành hạt nhân của cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, duy trì mức đóng góp 30% GDP ngân sách quốc gia.

Tháng 4/2019, Thành phố phấn đấu triển khai và đưa vào vận hành, khai thác giai đoạn 1 các trung tâm thành phần thuộc đề án "Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017- 2020, tầm nhìn đến năm 2025" gồm Trung tâm điều hành, Trung tâm dữ liệu dùng chung, Trung tâm dự báo và đơn vị bảo đảm an toàn an ninh thông tin; triển khai Đề án xây dựng "Khu đô thị sáng tạo"

tại phía đông thành phố, đến năm 2020 và những năm tiếp theo quyết tâm hoàn thành việc đầu tư nâng cấp, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật trọng điểm để liên kết các khu vực quan trọng trong khu đô thị sáng tạo. Hết sức hợp lý với đề xuất xây dựng cơ chế liên kết giữa khu đô thị sáng tạo với các trung tâm sáng tạo khác của Thành phố Hồ Chí Minh như Công viên phần mềm Quang Trung. Hành trình xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh cũng chính là xây dựng thành phố trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước. Liên tục đề ra và thực hiện bằng được những chương trình đột phá nhằm tạo sự chuyển biến thật sự về phát triển kinh tế - xã hội luôn là nét đẹp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố mang tên Bác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)