Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 83)

3.2.1.1. Pháp luật về cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút gọn thời gian xử lý, đơn giản hóa các thủ tục hành chính dành cho đối tượng doanh nghiệp khởi nghiệp và các đối tượng liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo thiết thực và cụ thể nhất không phải là trợ cấp vốn, tín dụng mà điều quan trọng nhất là gỡ bỏ những giấy phép con, những quy định và thủ tục hành chính bất hợp lý tạo ra rào cản và gánh nặng kinh doanh cho doanh nghiệp.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trung ương cần ban hành văn bản quy định và hướng dẫn về việc thực hiện hỗ trợ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chủ trì việc tổ chức thực hiện các thủ tục gia nhập thị trường, rút khỏi thị trường hoàn toàn có thể quy định về quy trình đăng ký, giải thể rút gọn dành riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, bên cạnh đó cần tư vấn miễn phí của cán bộ Nhà nước cho doanh nghiệp khởi nghiệp biết, hiểu và thực hiện các quy định này, phối hợp với Bộ Tài chính để quy định trường hợp giảm phí, lệ phí đối với chủ thể đăng ký là doanh nghiệp khởi nghiệp.

Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan quản lý về bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ, có thể quy định về quy trình rút gọn cho đăng ký bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính để quy định các trường hợp miễn giảm phí đăng ký ban đầu, phí duy trì bảo hộ hàng năm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp về cơ chế tài chính

Pháp luật cần hỗ trợ cho việc xây dựng cơ chế kết hợp tài chính từ các ngân hàng với tài chính từ các quỹ đầu tư mạo hiểm có phần góp vốn từ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo duy trì thường xuyên nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Để doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng và hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung phát triển mạnh và bền vững, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng các chính sách và quy định pháp luật phù hợp, đồng thời có những chương trình cụ thể giúp hình thành và phát triển những doanh nghiệp khởi nghiệp mới, trong đó, việc quan trọng nhất là thiết lập các cơ chế tài chính để tham gia cùng khối đầu tư tư nhân vào khởi nghiệp, theo mô hình mà nhiều quốc gia đã thực hiện thành công.

3.2.1.3. Tạo hành lang pháp lý về thời gian thu thuế Thu nhập doanh nghiệp Sau khi doanh nghiệp đạt doanh thu ở một mức nhất định thì mới tiến hành thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tập trung nguồn lực cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Việc đáp ứng và tuân thủ các quy định về thuế là một gánh nặng lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầu khởi sự kinh doanh.

Với đặc thù là các công ty chuyên phát triển các sản phẩm mới, tạo ra phân khúc hoàn toàn mới trên thị trường, tạo ra tính đột phá, do vậy việc yêu cầu khai báo thuế và thực hiện các thủ tục bắt buộc về thuế ngay từ lúc doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn, về nhân sự và về vấn đề chấp hành chủ trường của pháp luật đáp ứng các yêu cầu khai báo thuế, kế toán. Vấn đề này tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức nhưng hiệu quả quản lý không cao. Thay vào đó nên có những quy định, doanh nghiệp đạt đến mức độ doanh thu bao nhiêu trên một năm thì mới thực hiện các thủ tục báo cáo thuế, kê khai thuế và nộp thuế cho nhà nước. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tập trung cho

lĩnh vực hoạt động chuyên môn của mình, hạn chế bị phân tâm trong quá trình vận hành.

3.2.1.4. Xây dựng quỹ đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở cấp trung ương Cần phải có sự thống nhất và chung tay của trung ương, vì xây dựng quỹ ở cấp địa phương sẽ không mang lại hiệu quả thiết thực bởi cơ chế quản lý không rõ ràng, lãng phí nguồn lực, còn mang tính cục bộ địa phương.

Do đó cần xây dựng một quỹ đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở cấp trung ương mang các đặc điểm sau:

+Chính phủ dự kiến một khoản ngân sách để rót vào quỹ;

+Tạo lập cơ chế thành lập, quản lý nhà nước đối với của quỹ về mặt thủ tục hành chính;

+Dự kiến cơ chế vận hành đầu tư của quỹ;

3.2.1.5. Kết hợp biện pháp hỗ trợ trợ cấp với các biện pháp hỗ trợ khác

Xây dựng các biện pháp hỗ trợ mang tính miễn trừ, tài trợ bên cạnh biện pháp trợ cấp nhằm cân bằng tài chính, tạo ra nguồn lực dài hạn tiến đến hỗ trợ bền vững cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Theo kinh nghiệm của thực tiễn của nhiều quốc gia trên thế giới, việc kết hợp biện pháp hỗ trợ trợ cấp với các biện pháp hỗ trợ khác như cải tiến các thủ tục hành chính, miễn giảm nghĩa vụ đóng góp về thuế, hiệu quả dự kiến cao hơn rất nhiều bởi:

- Không quá tốn kém về nguồn lực: Để triển khai các biện pháp hỗ trợ này, ngoài các chi phí tối thiểu phải bỏ ra một lần như chi phí để điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy định về quy trình, mức phí, lệ phí, miễn giảm thuế và giảm các nguồn thu trong tương lai như các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp trong giai đoạn đầu nhưng doanh nghiệp khởi nghiệp được ưu tiên miễn, giảm, các biện pháp này không yêu cầu Nhà nước phải bỏ ra thêm nguồn lực nào khác để triển khai.

- Phạm vi hỗ trợ có thể mở rộng: Do khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ này, Nhà nước không phải trực tiếp chi từ Ngân sách nên không bị ràng buộc bởi các giới hạn nguồn lực, và vì vậy có thể thực hiện đồng thời cho nhiều đối tượng thụ hưởng. Hơn nữa, trong quá trình triển khai các biện pháp hỗ trợ này, Nhà nước không phải

tạo dựng thêm bộ máy hay cơ chế mới mà hoàn toàn có thể dùng các cơ quan, cách thức hiện tại để thực hiện việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở bất kỳ khu vực địa lý, lĩnh vực hoạt động nào cũng đều có thể tiếp cận và thụ hưởng các hỗ trợ theo chính sách này.

- Hỗ trợ đúng đối tượng, đúng nhu cầu của doanh nghiệp: Với quan điểm là cần hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nên chính sách chỉ áp dụng khi doanh nghiệp khởi nghiệp triển khai các thủ tục, hoặc phát sinh khoản thuế, phí, lệ phí liên quan, trên nguyên tắc một doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ không thể hưởng lợi quá một lần cho các thủ tục, khoản thuế, phí, lệ phí được hỗ trợ. Vì thế, các biện pháp hỗ trợ này cho phép hạn chế tối đa tình trạng trùng lặp, lãng phí hay thông đồng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

3.2.1.6. Xác định pháp luật về cơ chế lựa chọn doanh nghiệp khởi nghiệp nhận hỗ trợ từ Chính phủ

-Cần xây dựng bộ tiêu chí và các quy định rõ ràng để các doanh nghiệp khởi nghiệp căn cứ thực hiện khi nộp đơn đăng ký nhận hỗ trợ từ Chính phủ. Cần phân làm 2 loại, hỗ trợ thông thường mang tính miễn trừ, tài trợ và hỗ trợ đặc biệt mang tính trợ cấp cho các doanh nghiệp đăng ký, tránh lãng phí nguồn lực và tạo công bằng cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động trong nền kinh tế.

-Cần rà soát kinh nghiệm quốc tế từ các quốc gia đã thực hiện bộ tiêu chí để làm căn cứ, hiện nay phần lớn các nước đều quy định các tiêu chí khác nhau cho từng nhóm biện pháp hỗ trợ để đáp ứng đa dạng các nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp với những ngành nghề, lĩnh vực đặc trưng khác nhau. Đối với các nhóm hỗ trợ không cần thiết phải có nguồn lực lớn, trong khi nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp có nhu cầu thì áp dụng các điều kiện thụ hưởng đơn giản, dễ đáp ứng để ngày càng nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp được hưởng hỗ trợ càng tốt, qua đó tạo ra hỗ trợ rộng khắp, lan tỏa, thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp.

Tuy nhiên, đối với nhóm hỗ trợ cần nguồn lực lớn, điều kiện thụ hưởng sẽ thắt chặt, khó khăn hơn, quy trình chặt chẽ hơn, cho phép lựa chọn các đối tượng mục tiêu hẹp hơn, tiềm năng hơn.

Thông thường thì các điều kiện để thụ hưởng các hỗ trợ về vốn, tín dụng hay tài trợ tài chính sẽ nhiều hơn, khó khăn hơn. Trong khi đó, các điều kiện để thụ hưởng các hỗ trợ về thủ tục hành chính như thủ tục nhanh chóng khi gia nhập thị trường, rút khỏi thị trường, quy trình kế toán cần đơn giản hơn, giảm các loại phí, lệ phí chính thức như phí đăng ký duy trì bảo hộ sở hữu trí tuệ, phí đăng ký kinh doanh, đơn giản hơn, quy trình xét cấp hỗ trợ cũng nhanh chóng hơn.

3.2.1.7. Pháp luật về hỗ trợ phát triển các cơ sở mặt bằng, cơ sở hạ tầng, thuế, công nghệ cho các vườn ươm, khu làm việc chung

Nhà nước cần xem xét cụ thể hóa các quy định phát luật tại các Nghị định, Thông tư hướng dẫn nhằm hỗ trợ vốn, ưu đãi mặt bằng, cơ sở hạ tầng, thuế,… để các chủ thể đầu tư vào các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như khu làm việc chung, vườn ươm công nghệ, khu thí nghiệm, khu thử nghiệm sản phẩm,… các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp phát triển sẽ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiết kiệm nhiều chi phí về mặt bằng, máy móc, thiết bị, nhân sự quản lý và vận hành các thiết bị thường xuyên để tránh lãng phí do hao mòn tài sản. Từ đó, các doanh nghiệp chỉ chuyên tâm tập trung nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp từ thực tiễn các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Nhận diện được các vấn đề của các doanh nghiệp khởi nghiệp, Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ, can thiệp để giúp đỡ các doanh nghiệp khởi nghiệp mang tính thực thi, thực tiễn và lâu dài. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp, các biện pháp hỗ trợ mà Chính phủ đã hoặc đang thực hiện đều tập trung vào việc giúp giải quyết hoặc xử lý các vướng mắc, khó khăn, hạn chế trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp.

3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chính sách, môi trường pháp lý

Hoàn thiện xây dựng pháp luật về chính sách, môi trường pháp lý về chiến lược khởi nghiệp quốc gia tùy vào thế mạnh riêng, mỗi quốc gia và địa phương chọn

cho mình những lĩnh vực ưu tiên phù hợp, sau đó Nhà nước sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động hiệu quả.

Cải thiện môi trường kinh doanh là điều kiện vô cùng quan trọng mà cụ thể là các pháp luật về chính sách, môi trường pháp lý trong chiến lược khởi nghiệp quốc gia. Cải thiện môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp khởi nghiệp thành công trong hội nhập kinh tế trước những cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Tối ưu hóa môi trường pháp lý, cần tạo lập cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên cơ sở đảm bảo nhận thức đầy đủ, quan điểm toàn diện, coi trọng vai trò và vị trí của doanh nghiệp khởi nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, hoàn thiện xây dựng thể chế, chính sách cho doanh nghiệp khởi nghiệp cần sớm hoàn thiện, cụ thể hóa hơn một số nội dung về doanh nghiệp khởi nghiệp trong Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp một cách toàn diện, có sự tham gia góp sức của các tổ chức tài chính, ngân hàng và các cơ quan nhà nước. Bên cạnh với việc ban hành hệ thống chính sách hỗ trợ, cần sớm thiết lập hệ thống các cơ quan, tổ chức quản lý để triển khai và thực thi cơ chế chính sách. Hỗ trợ xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, nâng cao việc chỉ đạo và dịch vụ công của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Đặc biệt, cần tăng cường vị thế, vai trò của Nhà nước trong xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các doanh nghiệp lớn và quỹ đầu tư mạo hiểm. Qua thời gian, cần đánh giá, khảo sát lại toàn diện hoạt động của khu vực doanh nghiệp khởi nghiệp; tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp trên cơ sở các cam kết của Chính phủ về việc minh bạch hoá, công bằng hoá thông tin về sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, cần phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp tư nhân, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp, tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ quốc tế.

Nhà nước nên thực hiện các biện pháp giảm thuế, điều chỉnh cách tính thuế Giá trị gia tăng. Cụ thể, Nhà nước cần giảm thuế hoặc không đánh thuế trong ba năm

đầu từ khi thành lập doanh nghiệp, thuế doanh nghiệp và khu vực tư nhân được giảm thấp hơn và các ưu đãi về phí, lệ phí, thuế khác.

Đồng thời, cần quan tâm hơn về đơn giản hóa thủ tục nhà nước. Nhà nước cần tổ chức lại hệ thống hành chính, quản lý tài chính liên quan đến công quỹ, đơn giản hóa thủ tục thành lập hoặc phá sản doanh nghiệp. Khung pháp lý mới cũng cần đặt ra cho các doanh nghiệp khởi nghiệp cơ hội tái khởi động sau khi doanh nghiệp phá sản, đẩy nhanh thủ tục phá sản, đẩy mạnh hệ thống phòng ngừa phá sản. Nhà nước cũng cần đề cao yếu tố minh bạch trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp như: xoá bỏ nạn tham nhũng, số liệu được Chính phủ công bố nhanh chóng, chia sẻ thông tin chi tiết, công khai và minh bạch.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ; cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong đó, cần lưu ý:

- Đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản không còn phù hợp, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước trong sạch; nâng cao trình độ nắm vững và thi hành pháp luật của đội ngũ công chức quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp đối với doanh nghiệp khởi nghiệp; cần hướng dẫn doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, giảm sự nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm một bộ phận của công chức, viên chức đảm bảo cho các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương thực sự là chỗ dựa vững chắc, là người trợ giúp hiệu quả đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Có những tiêu chí để phân loại, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp một cách cụ thể rõ ràng, tránh đánh giá chung, phân biệt rõ thế nào là doanh nghiệp khởi nghiệp. Đồng thời, cần có chiến lược ưu tiên tháo gỡ khó khăn, xây dựng những nhân tố nòng cốt, nhằm tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến; tạo môi trường để các doanh nghiệp khởi nghiệp Thành phố tăng cường liên kết với nhau, khích lệ họ có niềm tin và sự cống hiến hết mình vì sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và là nền tảng xây dựng một đất nước Việt Nam thịnh vượng.

-Cần tăng cường xúc tiến thương mại và quản lý thị trường; nên có cơ chế đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ và đầu tư vào các nước đã ký các hiệp định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)