Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận nguồn tài chính trong nền kinh tế hiện nay như:
- Thúc đẩy tăng cường tiếp cận với các dịch vụ tài chính; - Tiếp tục đẩy mạnh tài trợ cho đổi mới công nghệ;
- Nâng cao năng lực cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính để phục vụ doanh nghiệp khởi nghiệp;
- Xây dựng và cung cấp các chương trình đào tạo về tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
1.5.5. Nâng cao nhận thức về khởi nghiệp và thiết lập các cụm liên kết, các hiệp hội hỗ trợ liên quan
Nâng cao hiểu biết cộng đồng về giá trị của khởi nghiệp và giải quyết những thành kiến tiêu cực trong nhận thức xã hội, xây dựng môi trường bình đẳng giới trong
kinh doanh. Từ đó, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về các cơ hội khởi nghiệp, khuyến hợp tác giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Các hiệp hội cũng cần chung tay hỗ trợ các dự án khởi nghiệp dành cho đoàn viên thanh niên, bộ đội xuất ngũ, phụ nữ, người nông dân. Chính các doanh nghiệp khởi nghiệp này đang giải quyết công việc liên quan thực tiễn để phát triển địa phương.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 trình bày tổng quan một số vấn đề lý luận về pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp như: Khái niệm đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp, việc hiểu đúng và đầy đủ về doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chính sách dành cho loại hình doanh nghiệp này, tình trạng lãng phí nguồn lực do hỗ trợ không đúng đối tượng.
Bên cạnh đó, tác giả đã trình bày khái niệm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và vai trò của việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Việc xác định được khái niệm và vai trò của việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ giúp xây dựng các quy định, chính sách pháp luật nhằm hỗ trợ hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Mặt khác, tác giả đã nêu lên những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp về pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, từ đó giúp Chính phủ xây dựng các quy định, chính sách pháp luật nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự ứng dụng các khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng hiện nay.
Tác giả cũng xác định các nội dung pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp bao gồm các vấn đề hỗ trợ về vốn, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ thuế và các hỗ trợ khác như sở hữu trí tuệ, chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng vườn ươm, khu làm việc chung. Việc xác định nội dung pháp luật hỗ trợ sẽ giúp ích cho việc nhận diện thực trạng hiện có và thực tiễn thi hành pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trên cơ sở nghiên cứu trên, trong Chương 2 tiếp theo tác giả nghiên cứu thực trạng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đối chiếu so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Thực trạng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
2.1.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện được hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Luậthỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định các điều kiện để doanh nghiệp khởi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định các điều kiện để doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, nếu doanh nghiệp khởi nghiệp phải đáp ứng đồng thời 2 tiêu chí sau sẽ nhận được sự hỗ trợ theo quy định:
-Có thời hạn không quá 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
- Chưa chào bán chứng khoán ra công chúng.
2.1.2. Thực trạng pháp luật về quy định ưu đãi tín dụng
Nguyên tắc hoạt động của các tổ chức tín dụng là phải ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. Điều kiện là khách hàng vay thông thường phải có năng lực tài chính tốt, dự án vay vốn khả thi và có tài sản bảo đảm. Trong khi đó,
các doanh nghiệp khởi nghiệp thường quá trẻ, quá nhỏ và quá nhiều rủi ro để tạo niềm tin cho các tổ chức tài chính.
Trước thực trạng trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, số 34/2018/NĐ-CP. Nghị định này đã hướng dẫn chi tiết về vấn đề bảo lãnh tín dụng của quỹ bảo lãnh tín dụng đối với các khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận với các các gói tín dụng ưu đãi từ các tổ chức tài chính.[4]
2.1.3. Thực trạng pháp luật về quy định vốn
Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 quy định về hỗ trợ, đầu tư vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp như sau:
-Nhà đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo bao gồm quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc góp vốn (Điều 17, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa)
- Thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (Điều 18, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017).
Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân để đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo các nguyên tắc sau:
- Đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo không quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi nhận đầu tư;
-Nhà đầu tư tư nhân góp vốn vào quỹ phải có điều kiện tài chính và chịu trách nhiệm về vốn góp của mình.
Căn cứ vào điều kiện ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giao cho tổ chức tài chính nhà nước của địa phương thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo các nguyên tắc sau:
- Lựa chọn các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo đủ điều kiện để cùng đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;
- Khoản vốn đầu tư từ ngân sách địa phương không quá 30% tổng vốn đầu tư mà doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo huy động được từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được lựa chọn;
- Tiến hành chuyển nhượng vốn đầu tư cho nhà đầu tư tư nhân trong thời hạn 5 năm kể từ thời điểm góp vốn đầu tư. Việc chuyển nhượng vốn đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ và Nghị định này. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.[13]
- Đối với Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, theo Nghị định số 38/2018/NĐ- CP quy định:
1. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân, do tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở điều lệ quỹ. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không được phép góp vốn vào các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác.
2. Tài sản góp vốn có thể bằng Đồng Việt Nam, vàng, giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam (Điều 5, Nghị định số 38/2018/ NĐ-CP). Nhà đầu tư không được phép sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
3. Danh mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo bao gồm:
- Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật; -Đầu tư không quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo sau khi nhận đầu tư.
4. Toàn bộ số vốn góp và tài sản của các nhà đầu tư tại quỹ phải được hạch toán độc lập với công ty thực hiện quản lý quỹ.
5. Các nhà đầu tư góp vốn thành lập quỹ tự thỏa thuận về thẩm quyền quyết định danh mục đầu tư và nội dung này phải được quy định tại điều lệ quỹ và hợp đồng với công ty thực hiện quản lý quỹ (nếu có).[5]
2.1.4. Thực trạng pháp luật về quy định thuế, phí
Do tính chất mới của doanh nghiệp khởi nghiệp nên hiện tại pháp luật về thuế vẫn chưa có những văn bản pháp lý liên quan đến việc ưu đãi thuế, phí đối với loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, doanh nghiệp khởi nghiệp được xác định là một trong ba nhóm đặc thù của doanh nghiệp nhỏ và vừa nên có thể áp dụng các ưu đãi thuế được quy định tại Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp hiện có theo Luật Doanh nghiệp 2014.
Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp quy định về vấn đề ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp, theo đó, áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm.
- Thu nhập thực tế của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế trọng điểm, khu công nghệ cao;
-Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước theo quy định của pháp luật; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường;
Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp còn quy định về vấn đề ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế cho doanh nghiệp.
2.1.5. Thực trạng pháp luật về các hình thức hỗ trợ khác
Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, các doanh nghiệp khởi nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí liên quan thì mới có thể được hưởng hỗ trợ thuộc các nhóm biện pháp sau:
- Nhóm các hỗ trợ dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp;
- Nhóm các hỗ trợ chung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có các doanh nghiệp khởi nghiệp phải đáp ứng điều kiện;
- Chính sách hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp;
-Chính sách hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế cho doanh nghiệp;
-Chính sách hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý.
Hỗ trợ pháp lý về các thủ tục đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới và thực nghiệm mô hình kinh doanh mới:
- Cung cấp thông tin miễn phí về hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;
- Hỗ trợ toàn bộ giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở;
-Hỗ trợ 50% phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng trên một lần thử và không quá 01 lần trên năm;
-Hỗ trợ toàn bộ giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tự tổ chức đo lường;
-Hỗ trợ 50% phí thử nghiệm về chất lượng hàng hoá tại hệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước nhưng không quá 10 triệu đồng trên một lần thử và không quá 01 lần trên năm.
Hỗ trợ về các ứng dụng, chuyển giao công nghệ: hỗ trợ 50% chi phí hợp đồng ứng dụng công nghệ cao, hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng không quá 100 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi năm.
Hỗ trợ về đào tạo, thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại hóa:
-Hỗ trợ 50% chi phí đào tạo chuyên sâu về các nội dung sau: Xây dựng, phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; gọi vốn đầu tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học. Chi phí hỗ
trợ không quá 20 triệu đồng trên một khoá đào tạo và không quá 01 khoá đào tạo trên năm;
- Miễn phí việc tra cứu, khai thác, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sáng chế, thông tin công nghệ, kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp;
-Hỗ trợ 100% chi phí gian hàng tại Hội trợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; được ưu tiên tham gia Chương trình xúc tiến thương mại có sử dụng ngân sách nhà nước;
-Miễn phí cung cấp thông tin, truyền thông về kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung:
- Hỗ trợ toàn bộ chi phí sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
-Hỗ trợ 50% nhưng không vượt quá 5 triệu đồng/tháng/doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo phí tham gia các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
-Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
-Học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ được miễn học phí khi tham gia khóa đào tạo về kinh tế.
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và sự tác động đến việc thi hành pháp luật vềhỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp từ thực tiễn các doanh nghiệp tại thành phố Hồ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp từ thực tiễn các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
Việt Nam có tiềm năng khởi nghiệp rộng lớn từ một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo có quyết tâm khởi nghiệp cao, làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội, kết hợp với văn hóa khởi nghiệp, tư duy dám chấp nhận thất bại để trải nghiệm và học hỏi. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang phát triển mạnh mẽ